Chương 2. NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT SHARI'AH TRONG ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI CỦA CƢ DÂN Ả RẬP KHU VỰC
3.1. Ảnh hưởng của Shari'ah đối với các hoạt động tôn giáo
Như đã đề cập đến ở những phần trên, ảnh hưởng của luật Shari'ah bao trùm toàn bộ mọi mặt của đời sống cư dân Ả rập theo Islam giáo tại khu vực Trung Đông. Riêng về khía cạnh tôn giáo, Shari'ah quy định rõ ràng về đức tin của tín đồ như niềm tin nơi Thượng đế, và các thiên sứ, các thánh thư, các nhà tiên tri; niềm tin vào Ngày Phán quyết, vào Số phận, và vào tất cả những điều có liên quan đến những niềm tin đó, chẳng hạn như niềm tin vào những điều bí ẩn, những điều không tồn tại, sự phán xét của Thượng đế, Thiên đường và Địa ngục.
Về mặt giáo luật, Shari'ah quy định chi tiết về mối quan hệ giữa Thượng đế và những đầy tớ của Ngài, về sự thờ phụng duy nhất đối với Thượng đế. Những quy định này bao gồm các vấn đề về thanh tẩy, cầu nguyện, bố thí, thuế, ăn chay, hành hương, và tất cả các điều kiện, các bộ phận cấu thành, nghĩa vụ và những điều khuyến khích liên quan đến những vấn đề kể trên.
Thanh tẩy:
Theo Shari'ah, thanh tẩy là loại bỏ mọi tạp chất và bụi bẩn, vừa mang ý nghĩa tinh thần vừa mang ý nghĩa thể chất. Về mặt tinh thần, cần phải thanh tẩy những suy nghĩ về thuyết đa thần, về những ý nghĩ tội lỗi. Về mặt thể chất, cần phải thanh tẩy cơ thể khỏi những chất ô uế trước khi cầu nguyện.
Luật Shari'ah đề cập chi tiết đến việc con người làm thế nào để nhận thức được sự không trong sạch của mình và cách để loại bỏ, sửa chữa sự không trong sạch đó. Họ sử dụng nước để gột rửa sự không trong sạch trong mọi tình huống. Trước mỗi lần cầu nguyện, các tín đồ phải làm sạch sẽ cơ thể,
ngoài ra cũng cần phải ăn mặc sạch sẽ, lau dọn nhà cửa và những nơi cầu nguyện. Thanh tẩy là điều kiện bắt buộc nếu có ý định làm những việc như:
hành lễ, đi vòng quanh Ka'ba, sờ hay cầm kinh Qur'an.
Cầu nguyện:
Cầu nguyện là một trong năm trụ cột của Islam giáo. Các tín đồ phải cầu nguyện năm lần mỗi ngày vào các buổi sáng, trưa, chiều, tối và đêm.
Trước khi cầu nguyện, người Muslim phải thay tẩy cơ thể. Khi cầu nguyện, họ phải hướng về phía thánh địa Mecca. Luật Shari'ah quy định rất chi tiết các khía cạnh của việc cầu nguyện như đối tượng cầu nguyện, thời gian cầu nguyện, cách thức cầu nguyện, địa điểm cầu nguyện, cầu nguyện vào các dịp đặc biệt... Các tín đồ phải tuân thủ đúng những quy định này, nếu làm sai thì việc cầu nguyện sẽ bị coi là không có giá trị.
Zakat:
Zakat là một trong năm trụ cột của Islam giáo. Theo tiếng Ả rập, Zakat có nghĩa là sự thanh lọc, phát triển và sự tăng thêm. Theo thuật ngữ giáo luật, Zakat có nghĩa là phần và tài sản bắt buộc phải chi cho những dạng người nhất định khi đã đến thời điểm và định mức phải xuất dựa trên những điều kiện nhất định theo giáo luật. Nói cách khác, Zakat là bổn phận của mỗi người Muslim có của cải dư dả phải xuất ra một phần để bố thí cho người nghèo, người khó khăn và những dạng người được giáo luật quy định. Luật Shari'ah quy định chi tiết năm loại tài sản phải nộp Zakat, đó là: vàng, bạc và những gì có giá trị tương đương như các loại tiền tệ hiện hành, gia súc nuôi gồm lạc đà, bò, dê và cừu, các loại hạt và trái quả dùng làm lương thực, hàng hóa kinh doanh, quặng mỏ và kho báu. Mức nộp Zakat được định ra là 2,5% đối với vàng, bạc, tiền, còn đối với các loại tài sản khác thì Shari'ah đã quy định rất rõ ràng. Ngoài ra, Shari'ah cũng quy định rõ ràng về các đối tượng được hưởng Zakat, đó là tám loại người sau: người nghèo, người cận nghèo hay người có
những người muốn hàng gắn tình cảm của họ, nô lệ, người thiếu nợ, phục vụ chính nghĩa của Allah, người lỡ đường.
Nhịn chay trong tháng Ramadan
Nhịn chay trong tháng Ramadan là điều bắt buộc (wajib) đối với mỗi tín đồ Muslim và là trụ cột thứ tư trong năm trụ cột nền tảng của Islam giáo.
Theo giáo luâ ̣t Islam, nhịn chay là cấm đưa các thức ăn , nước uống từ vào cơ thể và k iềm chế mọi dục vọng trong thời gian từ ra ̣ng đông cho đến khi mă ̣t trời lă ̣n cùng với sự định tâm . Sự nhịn chay sẽ giúp cho bản thân tín đồ tẩy sạch hay đào thải những chất dơ bẩn trong cơ thể, sự nhịn chay là biết kính sợ Allah một cách triệt để và từ đó sẽ tránh được những thói hư tật xấu, những điều trụy lạc mà bản thân thường hay mắc phải, hoặc hạn chế sự xúi giục của quỷ dữ (Shaitan) làm cho con người chúng ta sẽ dễ bị đưa đến lầm đường lạc lối, và sự ham muốn dục vọng sẽ hạn chế mọi mặt trong việc làm thờ phụng Allah. Ngoài ra, sự nhịn chay sẽ làm cho mỗi bản thân tín đồ cảm giác được điều đói khát, từ đó liên tưởng đến tình yêu thương anh em ruột thịt nói riêng và cộng đồng Muslim nói chung. Luật Shari'ah đề cập rất chi tiết các quy định về nhịn chay, các trường hợp được miễn nhịn chay, thời gian thực hiện nhịn chay và những điều được phép hay cấm kỵ trong khi nhịn chay.
Hành hương (Hajj) về Mecca
Hajj là một trong năm trụ cột của Islam, là nhiệm vụ cuối cùng trong năm nền tảng của người Muslim, mỗi người Muslim bắt buộc phải thực hiện Hajj một lần trong đời khi đã hội đủ điều kiện theo quy định. Nếu khi đã có đủ các điều kiện mà không thi hành nhiệm vụ thì chắc chắn sẽ mang tội rất lớn đối với Allah, bởi lẽ nó là một trong những trụ cột bắt buộc của Islam.
Cuộc hành hương diễn ra từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 12 của Dhu al-Hijjah, tháng thứ 12 và là tháng cuối cùng trong lịch Islam giáo. Khi đến nhà thờ Masjid al-Haram, người hành hương phải đi bộ 7 vòng ngược chiều đồng hồ quanh Kaaba. Sau khi cầu nguyện vào buổi sáng, họ tới Mina và ở đó cả ngày
để cầu nguyện. Sáng hôm sau, họ tới đồi Arafat, cách Mecca khoảng 20 km về phía đông để cầu nguyện với những lời thỉnh cầu, ăn năn, chuộc lỗi và xin Thượng Đế xá tội. Người hành hương phải rời Arafat đến Muzdalifah sau khi mặt trời lặn. Khi đến đó, họ cầu nguyện, ngủ dưới mặt đất và thu thập đá để chuẩn bị cho ngày hôm sau. Ngày thứ ba, trở lại Mina, người hành hương thực hiện nghi lễ "ném đá quỷ dữ" bằng cách ném 7 viên đá vào cột trụ lớn nhất trong ba cột tại đây, được gọi là Jamrat al-Aqabah. Hai trụ cột còn lại, được gọi là Jamarah, không bị ném đá vào ngày này. Sau đó, động vật được hiến sinh để tưởng nhớ câu chuyện của Abraham và Ishmael. Theo truyền thống, người hành hương tự sát sinh hoặc giám sát việc giết mổ. Ngày nay có dịch vụ để làm điều đó với những lò mổ hiện đại. Thịt sẽ được làm từ thiện hoặc phân phát cho người nghèo. Sau khi hiến sinh con vật, người hành hương phải cạo đầu hoặc cắt tóc.
Cùng ngày hoặc ngày hôm sau, họ quay lại nhà thờ Hồi giáo Masjid al- Haram ở Mecca và lại đi bộ 7 vòng qua Kaaba. Ban đêm, họ trở lại Mina để ngủ. Trưa ngày thứ 4, những người hành hương một lần nữa ném đá vào cột trụ tại Mina. Lần này họ ném vào cả ba cột trụ, mỗi cột 7 viên. Ngày thứ 5 họ lặp lại nghi lễ này. Người hành hương phải rời Mina để đến Mecca trước khi mặt trời lặn vào ngày này. Nếu không kịp rời đi vào ngày thứ 5, họ phải thực hiện nghi lễ ném đá một lần nữa vào ngày hôm sau trước khi trở về thánh địa Mecca. Cuối cùng, trước khi rời khỏi Mecca để hồi hương, họ phải thực hiện
"Tawaf từ biệt", tức là lại đi vòng quanh Kaaba 7 lần ngược chiều kim đồng hồ. Luật Shari'ah quy định chi tiết về cách thức ăn mặc khi hành hương, các chuyến hành hương, các trình tự và nghi lễ hành hương.
Như vậy có thể thấy rằng luật Shari'ah có vai trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động tôn giáo của cư dân Ả rập theo Islam giáo tại Trung Đông. Những quy định trong Shari'ah về đức tin và giáo luật Islam được các