Thực trạng hành vi gian lận trong thi cử ở học sinh THCS

Một phần của tài liệu HÀNH VI GIAN LẬN TRONG THI CỬ CỦA HỌC SINH THCS (Trang 58 - 77)

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ HÀNH VI GIAN LẬN TRONG THI CỬ

2.3. Kết quả nghiên cứu thực trạng hành vi gian lận trong thi cử

2.3.1. Thực trạng hành vi gian lận trong thi cử ở học sinh THCS

2.3.1.1. Nhận thức của học sinh một số trường THCS tại TP.HCM về hành vi gian lận trong thi cử

a. Nhận thức của học sinh về khái niệm hành vi gian lận trong thi cử

59

Bảng 2.4: Nhận thức của học sinh về khái niệm hành vi gian lận trong thi cử

Nội dung TS %

a. Là những hành vi mang tính lừa lọc, bất minh được thực hiện

một cách cố ý trong phòng thi nhằm làm sai lệch kết quả thi 97 25,5 b. Là những hành vi mang tính lừa lọc, bất minh do người thi vô ý

thực hiện trong phòng thi 19 5

c. Là những hành vi mang tính lừa lọc, bất minh mà người thi thực

hiện một cách trực tiếp trong phòng thi 67 17,5

d. Là những hành vi mang tính lừa lọc, bất minh mà người thi thực

hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong phòng thi. 152 40 e. Là những hành vi mang tính lừa lọc, bất minh do người thi thực

hiện với mục đích không rõ ràng. 46 12

Số liệu thống kê ở bảng 2.4 cho thấy có đến 40% các em cho rằng hành vi gian lận là những hành vi mang tính lừa lọc, bất minh mà người thi thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong phòng thi. Tiếp đến có 25,5% các em chọn đáp án hành vi gian lận là những hành vi mang tính lừa lọc, bất minh được thực hiện một cách cố ý trong phòng thi nhằm làm sai lệch kết quả thi; 17,5% chọn khái niệm gian lận trong thi cử là những hành vi mang tính lừa lọc, bất minh mà người thi thực hiện một cách trực tiếp trong phòng thi;

12% cho rằng gian lận trong thi cử là những hành vi mang tính lừa lọc, bất minh do người thi thực hiện với mục đích không rõ ràng và chỉ có 5% chọn khái niệm gian lận trong thi cử là những hành vi mang tính lừa lọc, bất minh do người thi vô ý thực hiện trong phòng thi. Như vậy có thể thấy đa phần các em đã nhận thức được khái niệm nào là đúng và khái niệm nào chưa chính xác (khái niệm b). Trong đó đáp án chính xác nhất là đáp án d được các em lựa chọn nhiều nhất, gian lận trong thi cử là những hành vi mang tính lừa lọc, bất minh mà người thi thực hiện một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong phòng thi. Khái niệm này cho thấy cái nhìn đầy đủ nhất về hành vi gian lận trong thi cử bao gồm cả những hành vi gián tiếp như thi hộ, mua điểm, hối lộ, v.v… Việc lựa chọn chính xác khái niệm là một dấu hiệu tích cực cho thấy các em đã có khả năng nhận thức được hành vi gian lận trong thi cử là gì.

b. Nhận thức của học sinh về một số vấn đề liên quan đến hành vi gian lận trong thi cử

60

Bảng 2.5: Nhận thức của học sinh về một số vấn đề liên quan đến hành vi gian lận trong thi cử

Stt Nội dung Đúng Sai

TS % TS %

1 Dù vô tình hay cố ý, gian lận trong thi cử vẫn là

sai quy tắc. 346 90,8 35 9,2

2 Gian lận trong thi cử là chuyện bình thường đối

với học sinh 133 34,9 248 65,1

3 Dò bài với bạn thì không gọi là gian lận được 147 38,6 234 61,4 4 Bạn A ép em phải cho bạn quay cóp trong kì thi

thì bạn A mới chính là người gian lận. 182 48 198 52 5 Giúp đỡ bạn bè bằng cách chỉ bài cho bạn trong

phòng thi thì không phải là gian lận. 67 17,8 313 82,2 6 Chỉ hướng dẫn, gợi ý cách làm, không đọc đáp số,

kết quả thì không thể gọi là gian lận được 242 63,5 138 36,5 7 Chỉ bài sai cho bạn thì không phải là gian lận 88 23,1 293 76,9 Với câu hỏi yêu cầu đánh giá một số nội dung liên quan đến hành vi gian lận trong thi cử, đa phần các em có nhận thức tốt, nhận biết được bản chất của vấn đề như: 90,8% các em đều đồng ý rằng dù vô tình hay cố ý, gian lận trong thi cử vẫn là sai quy tắc; 82,2%

không đồng ý với nhận định rằng giúp đỡ bạn bè bằng cách chỉ bài cho bạn trong phòng thi thì không phải là gian lận. Tuy nhiên cũng có một vài nhận định mà các em còn mơ hồ, chưa phân biệt được đúng sai rõ ràng, cụ thể như có đến 63,5 % các em cho rằng “Chỉ hướng dẫn, gợi ý cách làm, không đọc đáp số, kết quả thì không thể gọi là gian lận được”

là đúng, nghĩa là các em cho rằng việc chỉ trao đổi với nhau cách làm bài trong phòng thi không phải là gian lận. Ngoài ra, 48% các em cho rằng “bạn A ép em phải cho bạn quay cóp trong kì thi thì bạn A mới chính là người gian lận” là đúng, tức các em nghĩ rằng việc cho bạn quay cóp bài mình trong trạng thái bị ép buộc thì mình không gian lận. Một số nhận định khác như “Dò bài với bạn thì không gọi là gian lận được”, “Gian lận trong thi cử là chuyện bình thường đối với học sinh” cũng có hơn 1/3 các em học sinh cho là đúng, tuy không cao nhưng cũng đáng e ngại do việc nhận thức sai lệch vấn đề có thể là nguyên

61

nhân dẫn đến những hành vi sai lệch. Kết quả phỏng vấn học sinh T.H.P (THCS An Nhơn Tây) cho biết: “Trong phòng thi thường em chỉ dò bài thôi, câu nào không biết có thể bạn sẽ chỉ em sơ sơ cách làm để em tự làm lấy, em nghĩ như vậy thì không phải gian lận vì nó khác hoàn toàn việc em chép nguyên si bài của bạn.”

c. Hình thức gian lận trong thi cử mà học sinh từng chứng kiến Bảng 2.6: Các hình thức gian lận mà học sinh từng chứng kiến

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Rất thường xuyên

ĐLC ĐTB a. Sử dụng tài liệu

trong phòng thi

TS 65 60 109 87 60

1,3 3,04

% 17,1 15,7 28,6 22,8 15,7

b. Trao đổi/quay cóp bài làm của người ngồi cạnh

TS 39 49 109 109 75

1,22 3,35

% 10,2 12,9 28,6 28,6 19,7

c. Xin điểm, mua điểm

TS 268 79 25 3 6

0,78 1,43

% 70,3 20,7 6,6 0,8 1,6

d. Nhờ thi hộ, thi kèm

TS 301 50 21 7 2

0,71 1,32

% 79 13,1 5,5 1,8 0,5

e. Nhờ người khác làm bài kiểm tra tại nhà giúp

TS 233 73 48 19 8

1,01 1,68

% 61,2 19,2 12,6 5 2,1

f. Xem sách tham khảo

TS 90 75 104 63 49

1,32 2,75

% 23,6 19,7 27,3 16,5 12,9

g. Đổi đề, đổi bài thi TS 190 77 64 33 17

1,19 1,98

% 4,5 8,7 16,8 20,2 49,9

Khi được hỏi về những hành vi gian lận trong thi cử mà em từng chứng kiến, thì hành vi trao đổi bài, quay cóp bài làm của người khác (ĐTB 3,35), sử dụng tài liệu trong phòng thi (ĐTB 3,04), xem sách tham khảo (ĐTB 2,75) là những hành vi được các em chứng kiến nhiều nhất, tuy điểm trung bình nằm ở mức thỉnh thoảng nhưng cũng có một số hành vi gần đạt đến mức độ thường xuyên. Những hành vi gian lận còn lại như xin điểm, mua điểm, nhờ người thi hộ, đổi đề, đổi bài thi thì các em hầu như chưa từng chứng kiến hoặc rất hiếm. Tuy nhiên chưa thể đánh giá là những hành vi trên hiếm xảy ra ở môi trường

62

THCS do những hành vi gian lận này khá tinh vi và cần tính toán đầu tư từ trước nên thường diễn ra âm thầm mà các em không hay biết nên không chứng kiến được. Phỏng vấn học sinh T.L.T.V (THCS Quang Trung – Nguyễn Huệ) cho biết: “Trong phòng thi con chứng kiến các bạn gian lận nhiều lắm, hầu như kì thi nào cũng có, nhiều nhất là các bạn hỏi bài nhau, nhìn bài, chép bài của người khác, chuyền giấy, dò đáp án.”

2.3.1.2. Chuẩn mực xã hội về hành vi gian lận trong thi cử a. Quan điểm của học sinh về một số chuẩn mực xã hội

Bảng 2.7: Đánh giá mức độ đồng ý của học sinh về những chuẩn mực xã hội.

Kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các em đều hoàn toàn đồng ý với những chuẩn mực xã hội như: Năm điều Bác Hồ dạy (ĐTB 1,47), Luật pháp (ĐTB 1,5), Luật giáo dục (ĐTB 1,52), Nội quy nhà trường (ĐTB 1,59), Lời ba, mẹ, thầy cô dặn (ĐTB 1,75). Một số nội

Hoàn toàn đồng ý

Đồng ý Phân vân

Không đồng ý

Hoàn toàn không đồng ý

ĐLC ĐTB

a. Nội quy nhà trường TS 208 131 34 6 2

0,76 1,59

% 54,6 34,4 8,9 1,6 0,5

b. Quy định trong lớp học

TS 127 187 52 14 1

0,79 1,88

% 33,3 49,1 13,6 3,7 0,3

c. Luật giáo dục TS 217 134 27 3 0

0,66 1,52

% 57 35,2 7,1 0,8 0

d. Luật pháp TS 231 116 28 5 1

0,71 1,5

% 60,6 30,4 7,3 1,3 0,3

e. Năm điều Bác Hồ dạy

TS 237 114 26 1 2

0,68 1,47

% 62,2 29,9 7,1 0,3 0,5

f. Lời ba, mẹ, thầy cô dặn

TS 170 155 38 16 2

0,84 1,75

% 44,6 40,7 10 4,2 0,5

g. Những điều bản thân cho rằng đúng

TS 40 84 173 70 14

0,97 2,83

% 10,5 22 45,4 18,4 3,7

h. Những điều đã thống nhất trong nhóm bạn

TS 34 111 150 74 12

0,96 2,79

% 8,9 29,1 39,4 19,4 3,1

ĐTB CHUNG 1,92

63

dung các em lại cảm thấy phân vân, không thể hiện rõ thái độ đồng ý hay không đồng ý như “Những điều bản thân cho rằng đúng” (ĐTB 2,83), “Những điều đã thống nhất trong nhóm bạn” (ĐTB 2,79). Điểm trung bình chung là 1,92 cho thấy mức độ đồng ý khá cao của các em học sinh về những chuẩn mực xã hội.

b. Mức độ quan trọng của những chuẩn mực xã hội trong đời sống của học sinh Bảng 2.8: Xếp hạng mức độ quan trọng của những chuẩn mực xã hội của học sinh

Chuẩn mực ĐLC ĐTB Xếp hạng

a. Lễ phép 1,266 2,04 1

b. Trung thực trong học tập 1,322 6,53 9

c. Biết giúp đỡ bạn bè 1,345 4,85 6

d. Kỷ luật 1,332 4,01 5

e. Chăm học 1,438 3,59 3

f. Biết giúp đỡ ba mẹ 1,714 3,67 4

g. Hiếu thảo 1,617 2,84 2

h. Chấp hành pháp luật 1,477 5,98 8

i. Yêu nước 1,521 7,24 10

j. Có lý tưởng sống 1,324 8,55 11

k. Lòng trung thành 1,788 5,01 7

Khi được yêu cầu xếp hạng một số chuẩn mực xã hội theo mức độ quan trọng đối với bản thân các em từ cao xuống thấp, kết quả thống kê cho thấy chuẩn mực quan trọng nhất đối với các em là lễ phép, tiếp đến theo thứ tự là hiểu thảo, chăm học, biết giúp đỡ ba mẹ, kỷ luật, biết giúp đỡ bạn bè, lòng trung thành, chấp hành pháp luật, trung thực trong học tập, yêu nước và có lý tưởng sống. Như vậy, có thể thấy các em thường quan tâm nhiều đến những chuẩn mực liên quan đến gia đình, xem việc trở thành một người con hiếu thảo và biết chăm lo học hành là quan trọng hơn cả. Kế đến là những chuẩn mực xoay quanh mối quan hệ bạn bè của các em, dù không được xếp hạng cao nhưng có thể thấy những yếu tố liên quan đến mối quan hệ bạn bè có mức độ ảnh hưởng nhất định đối với các em chỉ sau yếu tố gia đình. Một điều đáng lưu ý tiếp theo là yếu tố trung thực trong học tập được các em xếp ở vị trí thứ 9, gần cuối bảng xếp hạng, nghĩa là so với những chuẩn mực

64

khác, trung thực trong học tập dường như ít quan trọng hơn đối với các em. Việc xem nhẹ vai trò của tính trung thực trong học tập có thể là nguyên nhân dẫn đến những hành vi gian lận trong thi cử ở học sinh THCS.

2.3.1.3. Quan điểm của học sinh THCS về động cơ dẫn đến hành vi gian lận trong thi cử

Bảng 2.9: Quan điểm của học sinh THCS về các động cơ dẫn đến hành vi gian lận trong thi cử

Stt Yếu tố Không

phù hợp Phân vân Phù

hợp ĐLC ĐTB

1 Giúp đỡ người khác TS 124 128 129

0,816 2,01

% 32,5 33,6 33,9

2 Làm vui lòng người khác

TS 157 137 87

0,78 1,82

% 41,2 36 22,8

3 Để được nhận lợi ích nào đó

TS 246 95 40

0,678 1,46

% 64,6 24,9 10,5

4 Để được nhận ân huệ TS 252 93 36

0,66 1,43

% 66,1 24,4 9,4

5 Tránh bị ức hiếp, bốc lột TS 183 109 89

0,809 1,75

% 48 28,6 23,4

6 Thể hiện khả năng của bản thân

TS 158 115 108

0,826 1,87

% 41,5 30,2 28,3

7 Gây chú ý với người khác

TS 219 114 48

0,708 1,55

% 57,5 29,9 12,6

8 Giữ gìn mối quan hệ hòa nhã

TS 97 117 167

0,813 2,18

% 25,5 30,7 43,8

9 Để bạn bè chấp nhận mình

TS 156 144 81

0,765 1,80

% 40,9 37,8 21,3

10 Không làm tổn thương người khác

TS 134 104 143

0,853 2,02

% 35,2 27,3 37,5

Kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy một vài số liệu đáng chú ý như: các em nhận thức được rằng gian lận để nhận được lợi ích (ĐTB 1,46), ân huệ (ĐTB 1,43) hay để gây

65

chú ý với người khác (ĐTB 1,55) là không phù hợp. Những động cơ còn lại các em cảm thấy khá phân vân và chưa rõ ràng liệu có phù hợp với chuẩn mực xã hội hay không: điển hình như gian lận để giúp đỡ người khác (ĐTB 2,01) trong đó có đến 33,9% tức hơn 1/3 các em cho rằng điều này là phù hợp; gian lận để làm vui lòng người khác (ĐTB 1,82); để bạn bè chấp nhận mình (ĐTB 1,8); đặc điệt có đến 43,8% các em cho rằng gian lận để giữ gìn mối quan hệ hòa nhã là phù hợp; 37,5% các em cảm thấy phù hợp với những chuẩn mực xã hội khi gian lận để không làm tổn thương người khác. Như vậy, dù những đánh giá về động cơ gian lận thường nằm ở mức độ phân vân nhưng một bộ phận không nhỏ các em cho rằng là phù hợp. Đặc biệt là những động cơ liên quan đến mối quan hệ bạn bè xung quanh, mong muốn được chấp nhận và thể hiện bản thân.

2.3.1.4. Tự đánh giá về hành vi gian lận trong thi cử của học sinh THCS a. Tự đánh giá về hành vi gian lận của học sinh THCS

Bảng 2.10: Tự đánh giá về hành vi gian lận trong thi cử của học sinh THCS

Thứ tự Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)

1 Chưa bao giờ gian lận 77 20,2

2 Đã gian lận ít nhất một lần 107 28,1

3 Thỉnh thoảng có gian lận 164 43

4 Gian lận khá thường xuyên 24 6,3

5 Gian lận rất thường xuyên 9 2,4

Tự đánh giá về hành vi gian lận của các em học sinh trong 6 tháng qua cho thấy chỉ có 20,2% các em thừa nhận mình chưa bao giờ gian lận, như vậy có đến 79,8% các em có thực hiện hành vi gian lận trong thi cử, tức gấp gần 4 lần so với phần trăm các em không gian lận. Trong đó nhiều nhất là có đến 43% các em thừa nhận thỉnh thoảng có gian lận, 28,1% đã có gian lận ít nhất một lần, tỉ lệ gian lận khá thường xuyên và rất thường xuyên ở mức khá thấp (8,7%). Phỏng vấn giáo viên T.T.T.T (THCS An Nhơn Tây) cho biết:

66

“Đó giờ làm giáo viên, chứng kiến học sinh gian lận hoài, cứ đi gác thi là gặp thôi. Nhiều em gian lận nhiều quá nhắc hoài không nghe đành lập biên bản cảnh cáo.”

Kết quả quan sát trong 1 buổi kiểm tra 15 phút môn ngữ văn tại lớp 8 trường THCS An Nhơn Tây ghi nhận được: có 30 trong sĩ số 41 học sinh có thực hiện hành vi gian lận chiếm tỉ lệ 73,2%. Trong đó có 16 học sinh thực hiện hành vi gian lận 1 – 3 lần chiếm tỉ lệ 39%, 8 học sinh thực hiện hành vi gian lận từ 4 – 6 lần (19,5%) và 6 học sinh thực hiện hành vi gian lận ít nhất 7 lần (14,7%). Như vậy, quan sát thực tế cho thấy tỉ lệ học sinh thực hiện hành vi gian lận cũng có những nét tương đồng với tỉ lệ tự đánh giá của học sinh.

Bảng 2.11: Đánh giá của giáo viên về hành vi gian lận trong thi cử của học sinh THCS

Thứ tự Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)

1 Chưa bao giờ gian lận 0 0

2 Đã gian lận ít nhất một lần 1 5

3 Thỉnh thoảng có gian lận 6 30

4 Gian lận khá thường xuyên 10 50

5 Gian lận rất thường xuyên 3 15

Khi được yêu cầu đánh giá về hành vi gian lận của học sinh trong thời gian qua, có đến 50% giáo viên cho rằng các em học sinh gian lận khá thường xuyên, 15% gian lận rất thường xuyên, ở mức thỉnh thoảng có gian lận là 30% và chỉ 5% giáo viên cho rằng học sinh mình có gian lận ít nhất một lần.

Kiểm nghiệm T test so sánh sự khác biệt ý nghĩa về tự đánh giá của học sinh và đánh giá của giáo viên về hành vi gian lận trong thi cử của học sinh tính được Sig = 0,019 < α

= 0,05 có thể kết luận có sự khác biệt ý nghĩa giữa tự đánh giá của học sinh và đánh giá của giáo viên về hành vi gian lận trong thi cử của học sinh THCS. Cụ thể so sánh điểm trung bình cho thấy giáo viên (ĐTB 3,75) đánh giá cao hơn so với tự đánh giá của học sinh (ĐTB 3,05) về hành vi gian lận trong thi cử. Điều này có thể được lý giải do giáo

67

viên là người phải bao quát nhiều học sinh trong lớp nên sẽ dễ thấy nhiều hành vi gian lận hơn. Có thể hình dung sự khác biệt trong đánh giá này ở biểu đồ 2.1 bên dưới.

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh sự khác biệt trong đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh về hành vi gian lận trong thi cử

b. Hình thức gian lận trong thi cử của học sinh THCS Bảng 2.12: Các hình thức gian lận trong thi cử của học sinh

Không bao giờ

Hiếm khi

Thỉnh thoảng

Thường xuyên

Rất thường xuyên

ĐLC ĐTB

a. Sử dụng tài liệu trong phòng thi

TS 148 73 58 15 11

1,09 2,05

% 48,5 23,9 19 4,9 3,6

b. Trao đổi/quay cóp bài làm của người ngồi cạnh

TS 69 87 112 22 15

1,07 3,03

% 22,6 28,5 36,7 7,2 4,9

c. Xin điểm, mua điểm

TS 286 11 6 0 2

0,46 1,1

% 93,8 3,6 2 0 0,7

d. Nhờ thi hộ, thi TS 286 15 0 0 4 0,5 1,1

20.2%

28.1%

43.0%

6.3%

0.0% 2.4%

5.0%

30.0%

50.0%

15.0%

0.0%

10.0%

20.0%

30.0%

40.0%

50.0%

60.0%

Chưa bao giờ gian lận

Đã gian lận ít nhất một lần

Thỉnh thoảng có gian lận

Gian lận khá thường xuyên

Gian lận rất thường xuyên Tự đánh giá của học sinh Đánh giá của giáo viên

68

kèm % 93,8 4,9 0 0 1,3

e. Nhờ người khác làm bài kiểm tra tại nhà giúp

TS 258 31 8 5 3

0,67 1,24

% 84,6 10,2 2,6 1,6 1

f. Xem sách tham khảo

TS 148 54 67 26 10

1,16 2,0

% 48,5 17,7 22 8,5 3,3

g. Đổi đề, đổi bài thi TS 236 40 14 12 3

0,83 1,38

% 77,4 13,1 4,6 3,9 1

ĐTB CHUNG 1,98

Về hình thức gian lận, chủ yếu các em thừa nhận có gian lận bằng những hình thức như: trao đổi/quay cóp bài làm của người ngồi cạnh (ĐTB 3,03); sử dụng tài liệu trong phòng thi (ĐTB 2,05) và xem sách tham khảo (ĐTB 2,0). Đánh giá về mức độ thực hiện những hình thức trên, đa phần các em tự đánh giá ở mức thỉnh thoảng và hiếm khi. Những hình thức gian lận còn lại có tỉ lệ rất ít. Điểm trung bình chung của 7 nội dung là 1,98 rơi vào mức hiếm khi cho thấy mức độ thực hiện các hình thức gian lận trên ở mức khá thấp.

Phỏng vấn giáo viên P.T.H (THCS Bình An) cho biết: “Thường thì thấy các em hay nhắc bài nhau, quay qua quay lại hỏi bài, có em còn cả gan giấu đem tài liệu vào phòng thi chép.”

Kết quả quan sát trong một buổi kiểm tra 1 tiết môn Vật lý của lớp 9C tại trường THCS Quang Trung – Nguyễn Huệ, người nghiên cứu ghi nhận: sĩ số lớp là 15 học sinh, trong đó có 13 em trao đổi bài với bạn ít nhất 3 lần, 4 em chép bài của bạn mình, 5 em xem sách tham khảo ít nhất 4 lần, 2 em xem tài liệu trên điện thoại ít nhất 5 lần. Như vậy, kết quả quan sát cũng cho thấy nét tương đồng với khảo sát của học sinh về những hình thức gian lận trong thi cử.

c. Động cơ thực hiện hành vi gian lận trong thi cử

Một phần của tài liệu HÀNH VI GIAN LẬN TRONG THI CỬ CỦA HỌC SINH THCS (Trang 58 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)