Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan MCQ để dạy học bài “Cấu trúc di truyền của quần thể” - chương trình Sinh học 12

Một phần của tài liệu 1 Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT” (Trang 147 - 150)

Phần II Cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối

DẠNG 8: Cho quần thể cân bằng di truyền, biềt tỉ lệ kiểu hình lặn. Xác định tỉ lệ kiểu hình sau khi cho các cá thể có kiểu hình trội giao phối ngẫu nhiên với nhau

2. Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan MCQ để dạy học bài “Cấu trúc di truyền của quần thể” - chương trình Sinh học 12

Để dạy một tiết học trên lớp hoàn toàn bằng câu hỏi trắc nghiệm thì không thể khả thi cho mọi nội dung bài học nên GV vẫn cứ tiến hành dạy học bằng những phương pháp mà GV đã chuẩn bị. Trên cơ sở đó, GV nghiên cứu xem những nội dung nào của bài học có thể kết hợp với việc sử dụng trắc nghiệm MCQ để dạy có hiệu quả thì tiến hành. Để đạt đƣợc hiệu quả cao thì GV cần có sự kết hợp linh hoạt việc dùng trắc nghiệm MCQ với các phương pháp dạy học tích cực khác vào dạy nội dung bài mới cho phù hợp với từng đối tƣợng học sinh.

Ở trường THPT Đoàn Văn Tố, vào đầu mỗi năm học, tôi có photo cho mỗi học sinh 12 một cuốn tài liệu hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 12 theo từng bài thuộc chương trình sách giáo khoa Sinh học 12 cơ bản. Khi dạy tới nội dung bài nào, tôi cần gì thì yêu cầu học sinh tìm ngay những câu trắc nghiệm tương ứng với các mục của bài và thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Để dạy nội dung bài “Cấu trúc di truyền của quần thể” theo quy trình nêu trên, tôi đã sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm và tổ chức hoạt động tương ứng với các mục của bài nhƣ sau:

a. Các đặc trƣng di truyền của quần thể

Để dạy khái niệm về tần số alen và tần số kiểu gen của quần thể, GV sử dụng 2 câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1: Tần số alen của một gen là

A. tần số đột biến phát sinh alen đó trong quần thể.

B. tỉ lệ của alen đó trong tổng số alen của cơ thể.

C. tỉ lệ số lƣợng alen đó trong tổng số alen của cùng gen trong quần thể.

D. tỉ lệ giữa tần số các alen của một gen trong quần thể.

Câu 2: Tần số kiểu gen là

A. tổng tần số các alen trong một kiểu gen.

B. tỉ lệ của kiểu gen đó trong quần thể.

C. tỉ lệ các kiểu gen trong quần thể.

D. là tổng vốn gen trong quần thể.

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK để trả lời, GV định hướng HS chọn đáp án đúng và sử dụng câu trắc nghiệm thứ 3 để làm ví dụ minh họa cho 2 khái niệm vừa nêu ra:

Câu 3: Trong quần thể đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đổ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng. Giả sử quần thể có 1000 cá thể với 500 cây có kiểu gen AA, 200 cây có kiểu gen Aa, 300 cây có kiểu gen aa.

1. Tần số alen A và a của quần thể là

A. pA = 0,7 và qa = 0,3. B. pA = 0,3 và qa = 0,7.

C. pA = 0,6 và qa = 0,4 D. pA = 0,4 và qa = 0,6.

2. Tần số các kiểu gen của quần thể là

A. AA=0,5; Aa=0,2; aa=0,3 B. AA=0,5; Aa=0,3; aa=0,2 C. AA=0,2; Aa=0,5; aa=0,3 D. AA=0,3; Aa=0,2; aa=0,5

Để trả lời được câu hỏi này, GV hướng dẫn HS các tính tần số alen và tần số kiểu gen, yêu cầu HS tính và chọn đáp án đúng. GV có thể đƣa thêm bài tập thêm cho HS áp dụng:

Câu 4: Ở một đàn bò có 4169 con lông hung đỏ (AA), 3780 con lông khoang (Aa), 756 con lông trắng (aa). Tần số các alen là

A. pA = 0,7 và qa = 0,3. B. pA = 0,3 và qa = 0,7.

C. pA = 0,91 và qa = 0,09 D. pA = 0,52 và qa = 0,48.

b. Cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và giao phối gần

Trước khi dạy cho HS “Sự biến đổi về thành phần kiểu gen của quần thể tự thụ phấn qua các thế hệ”, GV yêu cầu HS nghiên cứu câu hỏi sau:

Câu 5: Với 2 alen A và a, bắt đầu bằng một cá thể có kiểu gen Aa, ở thể hệ tự thụ thứ n cho kết quả về thành phần các kiểu gen nhƣ thế nào?

A. AA = aa = (1-(1/16)n/2, Aa = (1/16)n B. AA = aa = (1-(1/8)n/2, Aa = (1/8)n C. AA = aa = (1-(1/4)n/2, Aa = (1/4)n D. AA = aa = (1-(1/2)n/2, Aa = (1/2)n

GV vấn đáp HS và hình thành công thức chung để tính thành phần các kiểu gen của quần thể tự thụ phấn qua n thế hệ và cho bài tập áp dụng:

Câu 6: Một quần thể tự phối có 100% Aa. Đến thế hệ F5, thành phần kiểu gen là:

A. 100% Aa. C. 48,4375%AA: 3,125%Aa: 48,4375%aa.

B. 25%AA: 50%Aa: 25%aa. D. 46,875%AA: 6,25%Aa: 46,875%aa.

Câu 7: Quần thể khởi đầu có kiểu gen dị hợp tử Aa là 0.4, sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp trong quần thể là bao nhiêu?

A. 0.10 B. 0.20 C. 0.30 0.40

Sau khi dạy xong cấu trúc di truyền của quần thể giao phối gần, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

Câu 8: Theo dõi một quần thể trải qua một số thế hệ, thấy tỉ lệ thể dị hợp ngày càng giảm và tỉ lệ thể đồng hợp ngày càng tăng, là do

A. tần số đột biến lặn tăng. B. tự thụ phấn, giao phối gần.

C. tác động chọn lọc tự nhiên. D. ngẫu phối.

Sau khi dạy xong nội dung bài, GV có thể củng cố bài học bằng các câu hỏi trắc nghiệm khác mà GV đã chuẩn bị sẵn, yêu cầu HS tìm ngay đến những câu hỏi đó để trả lời, GV nhận xét và kết luận.

III. K T LUẬN

Trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học cũng như đổi mói hình thức kiểm tra - đánh giá thì việc kết hợp sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ trong khâu dạy bài mới nói là rất cần thiết. Nó vừa giúp cho GV đạt đƣợc mục tiêu bài học, đồng thời qua đó cũng vừa có thể giúp học sinh tiếp cận dần việc đổi mới hình thức kiểm tra - đánh giá ngay từ trong giờ học. Việc dạy học theo phương pháp này có một vai trò hết sức quan trọng, nó rèn luyện cho HS các kỹ năng tƣ duy nhƣ: Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá... Đặc biệt đây là phương pháp có tác dụng giúp HS

rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu tài liệu – một đặc tính quan trọng để học tập suốt đời./.

PHẦN VII

Một phần của tài liệu 1 Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT” (Trang 147 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)