CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUY T VẤN ĐỀ: “ GIÚP HS HỌC TỐT QUY LUẬT DI TRUYỀN SINH HỌC 12”

Một phần của tài liệu 1 Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT” (Trang 164 - 167)

PHẦN VII KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN

PHẦN 2. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUY T VẤN ĐỀ: “ GIÚP HS HỌC TỐT QUY LUẬT DI TRUYỀN SINH HỌC 12”

1. Giúp học sinh nắm vững một số khái niệm:

– Tính trạng hay dấu hiệu (bên ngoài hoặc bên trong) giúp phân biệt cá thể này với cá thể khác.

– Tính trạng tương ứng: các trạng thái khác nhau của cùng 1 tính trạng.

– Tính trạng tương phản: 2 tính trạng tương ứng trái ngược nhau.

– Tính trạng trội: do gen trội (trội hoàn toàn) chi phối, luôn biểu hiện ra kiểu hình dù đồng hợp hay dị hợp.

– Tính trạng lặn: do gen lặn chi phối, chỉ biểu hiện ở trạng thái đồng hợp lặn.

– Lôcut: vị trí của gen trên NST.

– Alen: các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen (cùng lôcut).

– Gen alen: các alen thuộc cùng lôcut.

– Gen không alen: các gen thuộc các lôcut khác nhau.

– Thể đồng hợp: cá thể mang cặp gen gồm 2 alen giống nhau.

– Thể dị hợp: cá thể mang cặp gen gồm 2 alen khác nhau.

– Dòng thuần: dòng đồng hợp về kiểu gen và đồng nhất về kiểu hình.

– Lai phân tích: phép lai giữa cơ thể có kiểu hình trội cần kiểm tra kiểu gen với cá thể đồng hợp lặn.

2. Giúp học sinh nắm vững và phân biệt rõ từng qui luật di truyền cụ thể, đồng thời phát huy tính chủ động tích cực của HS(VD về nội dung qui luật; dấu hiệu nhận biết, ý nghĩa;....)

Ví dụ :

2.1. QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP 2.1.1. Khái niệm

Sự di truyền của cặp gen quy định tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp gen quy định tính trạng khác.

2.1.2. Nội dung quy luật

Các cặp nhân tố di truyền (các cặp alen) quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.

2.1.3. Dấu hiệu nhận biết

– Thể dị hợp n cặp gen → 2n loại giao tử với tỉ lệ bằng nhau.

– Kết quả phép lai có tỉ lệ phân tính chung là tích các tỉ lệ phân tính của từng tính trạng (tuân theo quy tắc nhân).

2.1.4. Ý nghĩa

– Giải thích sự đa dạng của sinh vật.

– Dự đoán kết quả lai 2.2. LIÊN K T GEN

Các cặp gen quy định các cặp tính trạng khác nhau cùng nằm trên một cặp NST.

2.2.1. Liên kết gen hoàn toàn a. Khái niệm

Các gen quy định các tính trạng nằm trên cùng 1 NST luôn phân li và tổ hợp cùng nhau trong giảm phân và thụ tinh  các tính trạng di truyền cùng nhau.

b. Dấu hiệu nhận biết

– Lai 2 hay nhiều tính trạng cho kết quả phân tính ở đời con giống nhƣ lai 1 tính do 1 cặp gen quy định.

+ Số kiểu gen: (1: 2: 1)

+ Số kiểu hình: 2 (tỉ lệ 3: 1) hoặc 3 (tỉ lệ 1: 2: 1); Fa có tỉ lệ 1:1 + Thể dị hợp về các cặp gen chỉ tạo 2 loại giao tử.

– Nhóm gen liên kết: nhóm gen cùng nằm trên 1 NST và di truyền cùng nhau.

+ Số nhóm gen liên kết thường = số NST đơn bội của loài (n) + Số nhóm tính trạng di truyền liên kết = số nhóm gen liên kết.

c. Ý nghĩa

– Hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp  giúp duy trì sự ổn định của loài, chọn những gen quý, tính trạng tốt luôn đi cùng nhau.

– Dùng đột biến chuyển đoạn  chuyển những gen có lợi vào cùng 1 NST.

2.2.2 Liên kết không hoàn toàn (hoán vị gen) a. Khái niệm

Các gen quy định các tính trạng nằm trên cùng 1 NST. Trong giảm phân, 2 gen tương ứng trên cặp NST tương đồng có thể đổi chỗ cho nhau nhờ hiện tượng trao đổi chéo và làm xuất hiện tổ hợp mới.

b. Dấu hiệu nhận biết

Số loại giao tử, kết quả phân tính KH tương tự lai 2 (nhiều) tính, nhưng khác tỉ lệ của di truyền độc lập và khác với kết quả lai 1 cặp gen (phụ thuộc tần số hoán vị gen).

– Số kiểu gen tối đa trong quần thể =    

2 1 . .y x y

x (với x là số alen của gen 1, y là số alen của gen 2)

c. Ý nghĩa

– Làm tăng biến dị tổ hợp.

– Lập bản đồ di truyền.

* Bản đồ di truyền: Là sơ đồ sắp xếp vị trí tương đối của gen trong nhóm liên kết.

– Đơn vị bản đồ là 1% hoán vị gen.

– 1% đơn vị bản đồ = 1cM (centimoocgan).

* Ý nghĩa của bản đồ di truyền

– Dự đoán tính chất di truyền của các tính trạng.

– Trong chọn giống, rút ngắn thời gian chọn đôi giao phối.

* Cách tính tần số hoán vị gen (f)

f = (Σ giao tử sinh ra do hoỏn vị gen / Σ giao tử đƣợc sinh ra) x 100% = ẵ (tỉ lệ % các tế bào sinh dục có xảy ra hoán vị gen)

f = (Σ cá thể có kiểu hình hoán vị/ Σ cá thể tạo ra) x 100% (trong lai phân tích) – Giao tử hoán vị = f/2, Giao tử liên kết = (50% – f)/2

– Tần số hoán vị gen  50%

* Lưu ý: Hoán vị gen có thể xảy ra ở 1 giới hoặc cả 2 giới (tùy loài). Ở ruồi giấm, hoán vị gen chỉ xảy ra ở ruồi cái.

2.3. DI TRUYỀN LIÊN K T VỚI GIỚI T NH 2.3.1. Gen trên NST X không có alen tương ứng trên Y

* Dấu hiệu nhận biết

– Lai thuận nghịch cho kết quả khác nhau và có sự di truyền chéo.

– Gen lặn dễ biểu hiện ở thể dị giao tử hơn thể đồng giao tử.

– Với n là số alen, số kiểu gen = 2

1) n(n

(ở thể đồng giao) + n (ở thể dị giao) 2.3.2. Gen trên NST Y

* Dấu hiệu nhận biết

Tính trạng chỉ biểu hiện ở thể dị giao.

– Tính trạng di truyền thẳng (liên tục qua các thế hệ ở thể dị giao tử).

2.3.3. Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính

Giúp phân biệt sớm giới tính ở vật nuôi  chọn giới tính có giá trị kinh tế cao.

3. Cô đọng kiến thức - Hệ thống hóa kiến thức - Lập bảng so sánh theo chủ đề (Nội dung bảng)

Một phần của tài liệu 1 Hội nghị chuyên đề “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng môn Sinh học cấp THPT” (Trang 164 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)