Những yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật tuyển dụng công chức

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức từ thực tiễn của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 30 - 33)

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC

1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến pháp luật tuyển dụng công chức

Xây dựng và thực hiện chính sách nhân tài trong hệ thống chính trị là một nhiệm vụ quan trọng, luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm. Nghị quyết số 26- NQ/TW nhấn mạnh hoàn thiện khung cơ chế, chính sách ưu đãi để phát hiện, thu hút, trọng dụng nhân tài có trọng tâm, trọng điểm, nhất là các ngành, lĩnh vực mũi nhọn phục vụ cho phát triển nhanh, bền vững. Xây dựng Chiến lược quốc gia về thu hút và trọng dụng nhân tài theo hướng không phân biệt đảng viên hay người ngoài Đảng, người Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngoài.

Cụ thể hóa đường lối của Đảng, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã thảo luận và ban hành Nghị quyết về “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Yếu tố cán bộ là trung tâm, xuyên qua mọi đổi mới trên các lĩnh vực, có vai trò quan trọng nhất, quyết định thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng của Đảng

1.4.2. Yếu tố pháp lý

Chính sách, pháp luật là những công cụ hữu hiệu để Đảng và Nhà nước định hướng, điều chỉnh và quản lý các quan hệ liên quan đến vấn đề tuyển dụng công chức.Trong đó, pháp luật là phương tiện, là cầu nối để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng. Chính sách, pháp luật là những nhân tố đảm bảo và bảo vệ sự ổn định trong hoạt động tuyển dụng công chức. Một mặt, pháp luật ghi nhận và thể chế hóa quy định về tuyển dụng công chức và bảo đảm về mặt pháp lý cho các quy định đó được thực hiện. Mặt khác, bằng sự ghi nhận một cách chính thức các nội dung liên quan tới hoạt động tuyển dụng công chức sẽ là cơ sở bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các ứng cử viên tham gia thi tuyển, cơ quan tuyển dụng cũng như lợi ích của Nhà nước.

1.4.3. Trình độ dân trí

Thông thường, các vị trí công việc mở ra nhiều cơ hộ thăng tiến, đem lại mức thu nhập ổn định sẽ thu hút nhiều ứng viên tham gia nộp đơn thi tuyển. Ngược lại, những công việc bị đánh giá là nhàm chán, ít có cơ hội thăng tiến, nguy hiểm, vị trí xã hội thấp sẽ khó thu hút được nhiều ứng cử viên. Ví dụ như nghề kiểm sát viên, điều tra viên, công chức kiểm lâm được coi là những nghề nguy hiểm nên sẽ có tỷ lệ thí sinh dự tuyển thấp hơn so với các ngành khác, bởi lẽ, kiểm sát viên và điều tra

viên thường xuyên tiếp xúc với các thành phần tội phạm nguy hiểm còn công chức kiểm lâm thường xuyên đối phó với các hoạt động buôn lậu, chặt phá rừng, vượt biên và chống người thi hành công vụ.

Theo một vài học giả nghiên cứu, đối với tuyển dụng công chức, tâm lý người tuyển có tính chất đặc thù hơn. Nữ giới thường có xu hướng muốn thi tuyển công chức ở các vị trí công việc liên quan đến các hoạt động kế toán, văn thư, tư vấn nhiều hơn với mong muốn có một công việc ổn định và các chế độ phúc lợi đối với thai sản sau này. Ngoài ra, những người tâm lý ưa thích tự do và phóng khoáng, không thích bị ràng buộc và gò bó thì có xu hướng ứng tuyển vào các doanh nghiệp hơn là vào cơ quan nhà nước.

1.4.4. Sự cạnh tranh của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức không phải chỉ cạnh tranh về sản phẩm, hàng hoá dịch vụ mà còn cạnh tranh về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực.Điều này cũng đúng với cả các cơ quan tuyển dụng công chức. Nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất mà các cơ quan, tổ chức phải lo gìn giữ, duy trì và phát triển.

Để thực hiện được điều đó, các cơ quan, tổ chức tuyển dụng công chức phải có chính sách nhân sự hợp lý, chế độ đãi ngộ tốt thì mới thu hút được nhân tài, tuyển chọn được công chức cống hiến lâu dài. Điều quan ngại lớn nhất đối với các cơ quan, tổ chức tuyển dụng công chức đó là sự cạnh tranh khốc liệt từ phía các doanh nghiệp.Ví trí làm việc ở doanh nghiệp có nhiều ưu điểm hấp dẫn, có sức hút đáng kể đối với các đối tượng dự tuyển.Vì thế, nhu cầu làm việc ở các doanh nghiệp thường cao hơn so với ở các cơ quan tuyển dụng công chức.

1.4.5. Cung cầu lao động trên thị trường

Cung cầu lao động trên thị trường là dòng chảy khách quan, tác động đến vấn đề công ăn việc làm, không phân biệt là việc làm đó tồn tại ở đâu. Cùng với sự phát triển của kinh tế thì giáo dục và đào tạo cũng thay đổi, một số ngành nghề có nhiều cung ứng tăng vọt, ngược lại thì một số ngành nghề do thái độ của xã hội lại giảm đáng kể. Có nhiều trường hợp biên chế công chức nhiều nhưng tuyển dụng được ít, và ngược lại.

1.4.6. Ảnh hưởng bởi nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, sự phát triển khoa học công nghệ

Có thể thấy rằng, tuyển dụng công chức cũng chịu ảnh hưởng bởi các tác động của nền kinh tế thị trường, quá trình hội nhập quốc tế, và đặc biệt là sự phát triển khoa học công nghệ. Toàn cầu hóa đã làm cho các nền kinh tế phát triển nhanh chóng hơn và trở thành một thị trường toàn cầu, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau.Toàn cầu hóa đã tác động đến việc việc tuyển dụng công chức theo nhiều cách khác nhau. So với trước đây, bản thân các thí sinh ứng dự tuyển thi công chức cũng phải hoàn thiện và trau dồi bản thân để thích ứng với các cơ hội và thách thức do toàn cầu hóa và sự thay đổi công nghệ tạo ra. Thái độ, kiến thức và các kỹ năng của các đối tượng dư thị sẽ quyết định đến chất lượng đầu vào cũng như kết quả đầu ra của công tác tuyển dụng. Bởi vậy, hoạt động tuyển dụng công chức cũng không thể không bị ảnh hưởng bởi xu hướng phát triển này. Thực tế cho thấy công tác tuyển dụng công chức tại các cơ quan và tại các địa phương đã không ngừng được cải tiến, hoàn thiện và ngày càng chuyên nghiệp hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Đặt trước bối cảnh cách mạng khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão, toàn cầu hóa trở thành xu thế tất yếu, kinh tế tri thức trở thành một đặc trưng của nền kinh tế, chúng ta không thể phủ nhận rằng, trong toàn bộ các yếu tố cần thiết cho sự phát triển kinh tế và xã hội của quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng thì nhân tố con người luôn được xác định là yếu tố cơ bản, quan trọng, có tính chất quyết định và giữ vai trò chi phối đối với các yếu tố khác[21]. Điều này không chỉ đúng đối với hoạt động quản lý doanh nghiệp mà còn đúng với hoạt động quản lý nhà nước, nhất là trong công tác tuyển dụng công chức làm việc trong cơ quan Nhà nước, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội và đơn vị sự nghiệp. Ở chương 1 này, tác giả đã trình bày được những cơ sở lý luận liên quan đến khái niệm, đặc điểm của công chức và tuyển dụng công chức, đánh giá vai trò của công chức trong quản lý bộ máy nhà nước. Bên cạnh đó, luận văn cũng trình bày được những nguyên tắc và nội dung thi tuyển công chức cũng như chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng công chức; đồng thời nêu được các nội dung cơ bản của quá trình hình thành và phát triển pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam qua các thời kỳ.

[21] Nguyễn Thị Ngọc Thương, “Công chức - nhân tố có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - hội của địa phương”, tại địa chỉ:

http://truongchinhtribentre.edu.vn/, truy cập ngày 20/06/2018.

Chương 2

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức từ thực tiễn của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)