Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng công chức của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức từ thực tiễn của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 51 - 58)

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC TỪ THỰC TIỄN CỦA VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về tuyển dụng công chức ở Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (từ năm 2013 – 2017)

2.3.6. Xác định người trúng tuyển trong kỳ thi tuyển dụng công chức của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

Người trúng tuyển là người phải có đầy đủ các điều kiện theo quy định của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cũng như Quy chế tuyển dụng năm 2016 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trước tiên, người đó phải có đủ các bài thi của các môn thi, trong đó, điểm của mỗi bài thi khi chưa nhân hệ số phải đạt từ 50 điểm trở lên, lấy theo thứ tự những người có kết quả thi tuyển từ cao xuống thấp trong phạm vi chỉ tiêu tuyển dụng của từng vị trí việc làm cần tuyển. Trường hợp có từ 02 người trở lên có kết quả thi tuyển bằng nhau ở vị trí cần tuyển dụng, người có điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển. Nếu điểm bài thi viết môn nghiệp vụ chuyên ngành bằng nhau thì người có điểm bài thi trắc nghiệm môn nghiệp vụ chuyên ngành cao hơn là người trúng tuyển. Nếu vẫn không xác định được người trúng tuyển thì Hội đồng tuyển dụng công chức xem xét, quyết định người trúng tuyển. Đặc biệt là, người không trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức lần này không được bảo lưu kết quả thi tuyển của bất kỳ môn nào cho các kỳ thi tuyển lần sau. Nhìn chung, kết quả trúng tuyển qua các kỳ thi công chức

của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội hầu như không có trường hợp khiếu nại hay tố cáo. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trúng tuyển nhưng vì lý lịch tư pháp không đủ điều kiện nên không đến làm việc, ví dụ như, năm 2014 có 01 trường hợp thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển nhưng qua xác minh lý lịch phát hiện bố thí sinh là người có tiền án (án treo, đã xoá án tích) nên thí sinh đó không đủ điều kiện làm việc trong ngành kiểm sát nhân dân. Đây cũng là một trong những bất cập và cần được thay đổi thể chế chính sách về vấn đề này.

2.4. Kết quả đạt đƣợc của công tác tuyển dụng công chức ở Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

Chú trọng công tác đầu tư nguồn nhân lực đảm bảo trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức từ công tác tuyển dụng là một trong những mục tiêu trọng điểm mà Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội luôn đặt ra. Trong giai đoạn từ năm 2013 – 2017, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội luôn thực hiện tốt các quy định pháp luật về tuyển dụng công chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 13/2010/TT-BNV của Bộ Nội vụ, Quy định về tuyển dụng công chức trong ngành kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 136/QĐ-VKSTC-V9 ngày 05/4/2013, Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân ban hành theo Quyết định số 494/QĐ-VKSTC. Thông qua thực hiện những quy định trên, công tác tuyển dụng công chức của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã có những chuyển biến tích cực, đóng góp chung vào nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể của toàn Ngành, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Nhằm bảo đảm thực hiện tốt công tác tuyển dụng và sử dụng biên chế tại đơn vị, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội thường xuyên quán triệt, triển khai và chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc nghiêm túc thực hiện tốt công tác tuyển dụng công chức làm nghiệp vụ kiểm sát, công chức kế toán cũng như công chức công nghệ thông tin. Việc tổ chức thi tuyển công chức được công khai, minh bạch, thực hiện đúng theo thẩm quyền quy định. Ngoài ra, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cũng đã ban hành các công văn hướng dẫn nội bộ, tổ chức tập huấn cho các cán bộ tham gia vào quá trình tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn thông tin cho các thí sinh ứng tuyển.

Những năm qua, công tác tuyển dụng công chức tại Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng kể, tuyển dụng đủ biên chế được

giao, đáp ứng được các tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học theo tiêu chuẩn ngạch cần tuyển, cụ thể như sau:

Thứ nhất, về công tác thông báo tuyển dụng

Công tác tuyên truyền thông báo tuyển dụng công chức của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội cũng được đẩy mạnh. Các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử của Viện kiểm sát các cấp cũng như các website tuyển dụng đã quan tâm truyền tải thông tin về tuyển dụng công chức cho Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội. Do đó, thí sinh có nhu cầu ứng tuyển có thể tiếp cận thông tin một cách dễ dàng. Số liệu về hồ sơ tiếp nhận được thể hiện quả bảng dưới đây:

Đơn vị: Hồ sơ Năm Hồ sơ dự tuyển Hồ sơ hợp lệ Hồ sơ không hợp lệ

2013 168 163 5

2014 239 236 3

2015 264 264 0

2016 298 297 1

2017 223 223 0

Qua số liệu trên, có thể thấy rằng số lượng hồ sơ dự tuyển công chức ngành kiểm sát có xu hướng gia tăng trong giai đoạn từ năm 2013 cho đến năm 2016.

Riêng năm 2017, số lượng người nộp hồ sơ dự tuyển ít hơn 75 người so với cùng kỳ năm ngoái. Hơn nữa, số lượng hồ sơ dự tuyển hầu hết là các hồ sơ hợp lệ bởi vì nhờ vào công tác tuyên truyên rõ ràng và triệt đêt nên các thí sinh đều nắm rõ yêu cầu về vị trí tuyển dụng cũng như các giấy tờ thiết yếu cần có trong bộ hồ sơ dự tuyển.Thứ hai, về công tác tổ chức thi tuyển

Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã thành lập Hội đồng tuyển dụng theo đúng trình tự quy định, có sự sàng lọc hồ sơ kỹ lưỡng để xác định những thí sinh có đủ điều kiện dự thi. Hội đồng tuyển sinh gồm có Chủ tịch hội đồng tuyển sinh, cụ thể là đồng chí Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, 02 phó chủ tịch trong đó có 01 đồng chí phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, 01 đồng chí là trưởng phòng tổ chức Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, 02 đồng chí uỷ viên trong đó 01 đồng chí thuộc phòng thanh tra và 01 đồng chí thuộc văn phòng tổng hợp. Ngân hàng đề thi do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra đề và hoạt động chấm thi do Đại học Kiểm sát chấm bài. Cơ chế này tạo ra sự công bằng và khách quan cho các thí sinh.Bên cạnh đó, Viện Kiểm sát nhân dân

thành phố Hà Nội cũng có thông báo rõ ràng về thời gian và địa điểm nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển của các thí sinh. Phòng Tổ chức cán bộ trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm tiếp nhận và hướng dẫn thí sinh hoàn thiện hồ sơ đúng theo quy định. Đặc biệt, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức sơ tuyển, ôn tập và thi tuyển đúng với thời gian dự kiến, tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh có thể chủ động sắp xếp thời gian tham gia theo đúng kế hoạch. Trong suốt thời gian tổ chức thi tuyển công chức, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội luôn sát sao chỉ đạo tổ Hội đồng tuyển dụng thực hiện tốt vai trò của mình, đảm bảo thực hiện đúng và đầy đủ các nguyên tắc tuyển dụng công chức mà Chính phủ, Bộ Nội vụ cũng như Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề ra.

Thứ ba, về công tác tổ chức ôn tập cho thí sinh trước thi

Nhằm hỗ trợ tối đa cho các thí sinh ứng tuyển công chức ngành kiểm sát, qua các năm, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đều có kế hoạch tổ chức lớp ôn tập kiến thức công khai và rộng rãi cho các thí sinh. Các thí sinh tham gia sẽ phải học phí ôn tập cho các môn và Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội có hỗ trợ một phần kinh phí.Việc tổ chức ôn thi được thực hiện bởi Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Nghiệp vụ Công của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội với đội ngũ giảng viên chuyên ngành được mời từ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đại học Luật Hà Nội, khoa Luật Đại học Quốc gia, Đại học Ngoại Thương. Thí sinh sẽ học tập trung tại địa điểm thông báo sẵn và được phát các tài liệu ôn tập. Các nội dung ôn tập kiến thức đều sát với nội dung sẽ kiểm tra, tạo điều kiện cho các thí sinh có thể yên tâm với đợt thi tuyển. Hơn nữa, bộ phận phụ trách ôn tập cũng đã hướng dẫn các thí sinh cách thức làm bài hợp lệ, thực hiện nghiêm túc quy định của phòng thi và ban giám thị, giải đáp thắc mắc về các nội dung cập nhật hoặc chưa rõ.

Thứ tư, về công tác thông báo kết quả trúng tuyển

Công tác thi tuyển dụng công chức nghiệp vụ kiểm sát, công chức kế toán và công chức công nghệ thông tin của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đều được thực hiện theo kế hoạch chi tiết. Sau khi các có kết quả trúng tuyển, Hội đồng tuyển dụng công chức Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đã gửi thông báo điểm thi đến địa chỉ của các thí sinh theo thông tin có trong hồ sơ dự tuyển công chức. Kết quả thi tuyển đều được dán niêm yết công khai tại trụ sở và trang web của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, đảm bảo được nguyên tắc dân chủ, công khai và mọi người giám sát.

Có thể nhận thấy, các ưu điểm trên đây, tuy mới chỉ là bước đầu, nhưng cũng chính là kết quả của một quá trình kiện toàn bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Kiểm sát viên từng bước. Thẩm quyền tuyển dụng đã có sự phân cấp cụ thể, hình thức tuyển dụng phù hợp với đặc điểm của Ngành kiểm sát cũng như từng vị trí việc làm.Việc tuyển dụng đã kết hợp giữa chỉ tiêu biên chế và yêu cầu công việc, vị trí việc làm, chú trọng đến năng lực, phẩm chất đạo đức của công chức.

2.5. Những bất cập và hạn chế của công tác tuyển dụng công chức ở Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội

2.5.1. Còn tồn tại sự phân biệt về giới trong tuyển dụng

Có thể thấy rằng, biên chế đối với nữ giới có chỉ tiêu ít hơn so với nam giới.Các chỉ tiêu tuyển dụng công chức đối với nữ giới lần lượt qua các năm không quá 25% (năm 2014), 20% (năm 2015), 40% (năm 2016) và 40% (năm 2017). Nội dung này không phù hợp với khoản 1 Điều 36 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 vì đã có sự phân biệt nam nữ trong quá trình tuyển dụng. Hơn nữa, năm 2014, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội còn yêu cầu thêm điều kiện dự tuyển đối với nữ, đó là phải có Hộ khẩu thường trú tại Hà Nội ít nhất từ đủ 01 năm trở lên kể từ ngày ra thông báo thi tuyển. Chính vì lẽ đó, quy định này đã là dấy lên những ý kiến trái chiều, nhiều chuyên gia cho rằng, điều kiện này là rào cản đối với hoạt động chiêu mộ nhân tài. Về nguyên tắc, các điều kiện đăng ký dự tuyển công chức không được tạo ra sự phân biệt đối xử vì lý do dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo.Sự bình đẳng giới và bình đẳng thực hiện quyền lợi và tiếp cận cơ hội là những quyền cơ bản của công dân, được thừa nhận trong Hiến pháp cũng như pháp luật về tuyển dụng công chức.Như vậy, nội dung nêu trên đã không phù hợp với Hiến pháp năm 2013 (Điều 26), các quy định của Luật Bình đẳng giới năm 2013 và Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (khoản 1 Điều 36).

2.5.2. Hạn chế đối với loại hình đào tạo khi tuyển dụng

Trong các kế hoạch và thông báo tuyển dụng công chức ngành kiểm sát nhân dân của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đều yêu cầu các thí sinh tham dự thi tuyển phải có bằng tốt nghiệp đại học cử nhân luật hệ chính quy công lập, “nói không” với những người tốt nghiệp đại học hệ tại chức, liên thông, đào tạo từ xa (e- learning). Chính điều này đã gây nhiều hoài nghi và thắc mắc trong công tác đào tạo nguồn nhân lực trong xã hội. Trước đây, Thông tư số 05/2012/TT-BNV của Bộ Nội

vụ đã khẳng định rõ quan điểm khẳng định sự bình đẳng của các loại hình đào tạo trong việc tham gia thi tuyển vào nền công vụ, cụ thể như sau: “Khi quy định và thông báo các điều kiện đăng k dự tuyển công chức, cơ quan quản lý công chức không phân biệt loại hình đào tạo và văn bằng, chứng chỉ (chính quy, tại chức, liên thông, chuyên tu, từ xa, theo niên hạn hoặc theo tín chỉ), không phân biệt trường công lập và trường ngoài công lập”.

Không chỉ riêng Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, ngay cả nhiều đơn vị khác cũng có sự phân biệt bằng cấp này. Ví dụ như Thông báo tuyển dụng công chức năm 2016 của Tổng cục Thuế quy định rất cụ thể về điều kiện văn bằng, chứng chỉ là “phải có bằng tốt nghiệp từ bậc đại học, hệ chính quy đối với thí sinh dự thi vào ngạch chuyên viên làm công tác văn thư lưu trữ trong Bộ Tài chính”

“phải có bằng tốt nghiệp từ bậc đại học, hệ chính quy loại khá trở lên đối với thí sinh đăng k dự tuyển ngạch chuyên viên và kiểm tra viên thuế”. Quy định “các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí dự tuyển” được nêu tại điểm g khoản 1 Điều 36 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008 là một quy định rất tùy nghi và dễ bị áp đặt theo ý chí chủ quan của cơ quan tuyên dụng công chức.

Qua thực tiễn chúng ta thấy rằng, việc tuyển dụng công chức ngành kiểm sát nhân dân vẫn chú trọng đến bằng cấp, chưa phù hợp với quan điểm thống nhất của Chính phủ đối với người tốt nghiệp các loại hình đào tạo khi tham gia dự thi vào nền công vụ là không có sự phân biệt và công nhận sự bình đẳng giữa các loại hình đào tạo.

2.5.3. Bất cập quy định về độ tuổi đăng ký dự tuyển

Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 13/11/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng quản lý công chức và Thông tư số 13/2010/TT-BNV ngày 30/12/2010 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết một số điều về tuyển dụng và nâng ngạch công chức và Quyết định số 494/QĐ-VKSTC về việc ban hành Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân đều quy định độ tuổi dự tuyển công chức là từ đủ 18 tuổi trở lên. Rõ ràng, các công chức làm nghiệp vụ kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội đều đòi hỏi phải có bằng cấp từ đại học trở lên. Theo hệ thống giáo dục đào tạo của Việt Nam, để hoàn thành chương trình giáo dục đại học, nếu học sớm và học nhanh thì người đó cũng phải 20 tuổi mới tốt nghiệp.

Hơn thế nữa, điểm a khoản 4 Điều 7 Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2016 quy định độ tuổi yêu cầu tuyển dụng là: “Từ đủ 18 đến 35 tuổi đối với nam và từ đủ 18 đến 30 tuổi đối với nữ”. Tuy nhiên, trong tất cả các kế hoạch và thông báo tuyển dụng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội từ năm 2013 – 2017 đều áp dụng độ tuổi chung đối với cả nam giới và nữ giới là từ đủ 18 tuổi đến 30 tuổi. Do đó, các đối tượng dự tuyển là nam giới đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn nhưng có tuổi đời từ trên 30 tuổi cho đến không quá 35 tuổi đều không đủ điều kiện tham gia dự tuyển. Quy định này đã hạn chế quyền công dân cũng như vi phạm nguyên tắc cạnh tranh trong tuyển dụng công chức mà pháp luật đề ra.

2.5.4. Hạn chế về việc quy định đối với cơ sở đào tạo cấp văn bằng của thí sinh dự tuyển

Trong thông báo tuyển dụng của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội chỉ chấp nhận các thí sinh đã tốt nghiệp chương trình Cử nhân luật hệ chính quy do các cơ sở đào tạo: (1) Đại học Luật Hà Nội, (2) Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh và (3) Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tuy nhiên, trên thực tế, còn có rất nhiều trường cũng đào tạo cử nhân luật hệ chính quy như Học viện An ninh nhân dân, Trường Đại học Công đoàn, Trường Đại học Vinh, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Trường Đại học Luật Huế,… Đặc biệt, tại khu vực phía bắc cũng có 02 trường mới đào tạo cử nhân luật hệ chính quy đó là Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, và Học viện Tòa án. Mặc dù Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội có thông báo tuyển dụng như trên, tuy nhiên, không có cơ sở nào có ý kiến về vấn đề này. Do đó, để đảm bảo công bằng cho các thí sinh ứng tuyểncần bổ sung thêm phạm vi tuyển sinh đối với các sinh viên tốt nghiệp các trường kể trên.

2.5.5. Chưa coi trọng môn ngoại ngữ trong thi tuyển

Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 13/11/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng quản lý công chức đều coi môn ngoại ngữ là điều kiện đủ và không tính điểm vào tổng số điểm bài thi của thí sinh. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn cho thấy, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nên số lượng tội phạm và phạm nhân là người có quốc tịch nước ngoài cũng như các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài ngày càng tăng và mở rộng, nhưng đội ngũ cán bộ, công chức kiểm sát viên chưa có đủ trình độ ngoại ngữ để có thể tham gia trao đổi, phối hợp,… làm việc trong môi trường quốc tế, cụ thể là ngôn ngữ Anh, để đáp

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức từ thực tiễn của viện kiểm sát nhân dân thành phố hà nội (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)