Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Thực trạng vấn đề tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 22 - 25)

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẢO HÔN VÀ KẾT HÔN CẬN HUYẾT THỐNG

1.2. Nguyên nhân dẫn đến tảo hôn, kết hôn cận huyết thống

1.2.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, do ảnh hưởng của phong tục, tập quán.

Tảo hôn và kết hôn cận huyết thống là tình trạng diễn ra từ lâu đời, từ thế hệ này qua thế hệ khác, đƣợc nhiều cộng đồng dân cƣ duy trì. Trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là trong thời kỳ phong kiến, kết hôn là một vấn đề hệ trọng không

10 Denise Grady (2002), “No Genetic Reason to Discourage Cousin Marriage, Study Finds” tại địa chỉ https://www.nytimes.com/2002/04/03/health/no-genetic-reason-to-discourage-cousin-marriage-study-finds.html truy cập ngày 05/8/2018;

chỉ đối với cặp vợ chồng mà còn đối với cả gia đình, dòng tộc. Việc hôn nhân hầu hết đều xuất phát từ ý chí của cha mẹ, thân tộc, vì lợi ích chung của dòng họ.

Tư tưởng này phần nào được thể hiện và cụ thể hóa trong các quy phạm pháp luật của thời kỳ phong kiến. Điều 94 Luật Gia Long quy định: “Trong việc hôn nhân của con trai và con gái, người chủ hôn bao giờ cũng là ông bà, cha mẹ. Nếu không có ông bà, cha mẹ, người thân thuộc khác đứng chủ hôn. Nếu chồng chết, mẹ đã tái giá và đem con gái mình ở với chồng sau, việc hôn nhân của con gái sẽ do người mẹ đứng chủ hôn.” Giải thích rõ hơn cho quy định này Luật Gia Long phân tích: “Mỗi khi trai gái kết hôn, thế nào cũng cần có một người điều khiển và định đoạt mọi việc đứng ra làm chủ hôn… là những bậc tôn trưởng rất được tôn trọng, các bậc ấy có uy quyền để điều khiển và định đoạt với tư cách chủ hôn và các người ty ấn không thể nào trái lệnh”.11

Đứng trên góc độ của gia tộc, việc kết hôn không chỉ là sự gắn kết giữa người nam và người nữ mà còn nhằm duy trì, phát triển nòi giống, tăng mối quan hệ gắn kết giữa hai gia đình. ên cạnh đó, cũng có quan niệm cho rằng việc kết hôn giữa anh em họ có thể giúp cuộc hôn nhân trở nên bền vững hơn, làm gắn bó hơn mối quan hệ trong dòng tộc, tiếp tục duy trì khối tài sản của dòng tộc mà không bị phân tán ra nhiều chi thứ khác khi truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Thứ hai, do quy định của pháp luật về xử lý đối với các hành vi tảo hôn và kết hôn cận huyết thống còn chưa nghiêm khắc, chưa đảm bảo tính răn đe, phòng ngừa.

Nhƣ vậy, hành vi tảo hôn có thể bị xử phạt hành chính đến 3.000.000 đồng hoặc bị xử lý hình sự đến 03 năm tù nếu tiếp tục vi phạm cƣỡng ép kết hôn; hành vi tổ chức tảo hôn có thể bị xử phạt hành chính đến 1.000.000 đồng, nếu tiếp tục vi phạm có thể bị xử lý hình sự cải tạo không giam giữ đến 02 năm;

11 Vũ Văn Mẫu, tlđd chú thích 4, tr.20;

hành vi vi phạm về kết hôn cận huyết thống có thể bị xử phạt hành chính đến 30.000.000 đồng hoặc bị xử lý hình sự đến 05 năm tù. Nhìn chung, mức xử phạt đối với hành vi tảo hôn khá thấp, chỉ từ 500.000 đến 1.000.000 đồng, luật chỉ dự liệu khung tăng nặng đối với những trường hợp tiếp tục duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật. Nhà làm luật chủ yếu dự liệu mức phạt mang tính răn đe cao đối với các trường hợp vi phạm kết hôn với người có cùng dòng máu về trực hệ, tội loạn luân.

Ngoài những nguyên nhân trên, còn một số nguyên nhân khách quan khác tác động đến tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.

Cho đến trước thế kỷ 19, các gia đình, dòng tộc ít có sự biến động lớn về địa bàn cư trú, nhiều trường hợp vẫn ở tại một địa phương hàng thế kỷ và những người đàn ông trong các gia đình đó chỉ rời nhà trong phạm vi không quá 5 dặm - khoảng cách họ có thể đi bộ từ nhà đến nơi làm việc trong ngày12. Có thể thấy, ở những cộng đồng dân cư nhỏ, biệt lập, vùng sâu, vùng xa thường có tỷ lệ tảo hôn và kết hôn cận huyết thống cao hơn so với vùng thành thị, nơi có tần suất dân số lưu động cao hơn.

Sự khác biệt về vị trí địa lý, giữa vùng nông thôn và thành thị đã tạo ra những khác biệt lớn về điều kiện kinh tế, trình độ dân trí giữa người dân, phần nào tác động đến tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.

Patrick Bateson, nhà Sinh vật học, Giáo sƣ chuyên ngành tập tính học tại trường Đại học Cambridge nghiên cứu và chỉ ra rằng, khi những đứa trẻ cùng lớn lên với nhau, chúng sẽ không còn hấp dẫn giới tính với nhau nữa; đồng thời, chúng lại tiếp tục tìm kiếm những người bạn đời tương tự - những người không phải anh chị em nhưng lại tương tự như anh chị em của mình. Ngược lại, nếu những người anh em, họ hàng này gặp gỡ nhau khi đã trưởng thành, rất có khả

12 Richard Conniff (2003), “Go ahead, kiss your cousin”, tlđd 12;

năng hai bên sẽ bị hấp dẫn, nảy sinh tình cảm. Hiện tƣợng này đƣợc gọi là “giao phối chọn lựa”13.

Một phần của tài liệu Thực trạng vấn đề tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)