Nguyên nhân xảy ra tình trạng tảo hôn

Một phần của tài liệu Thực trạng vấn đề tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 52 - 55)

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỐI VỚI TẢO HÔN VÀ KẾT HÔN CẬN HUYẾT THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA – TỈNH SƠN LA

2.2. Thực trạng và biện pháp xử lý các trường hợp tảo hôn tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La

2.2.2. Nguyên nhân xảy ra tình trạng tảo hôn

Qua xem xét và đánh giá thực trạng của tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện Mường La kết hợp với các đặc điểm điều kiện về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện, ta có thể xác định đƣợc phần nào nguyên nhân của tình

trạng tảo hôn diễn ra một cách phổ biến không nằm ngoài những nguyên nhân dẫn đến tảo hôn trên cả nước nói chung và khu vực Tây Bắc nói riêng.

2.2.2.1. Xuất phát từ phong tục tập quán

Các dân tộc trên địa bàn huyện Mường La đều là những dân tộc theo chế độ phụ hệ, trong đó đề cao vai trò của người đàn ông trong đời sống gia đình, người phụ nữ sau khi về nhà chồng sẽ bị phụ thuộc vào gia đình nhà chồng cả về tâm sinh lý. Những phong tục cho phép trai gái tự do yêu nhau, kết hôn sớm nếu không được hướng dẫn một cách đúng đắn có thể dẫn đến những ảnh hưởng tiêu cực, làm tăng tỷ lệ tảo hôn ở đồng bào dân tộc thiểu số.

Đặc biệt, người dân nơi đây chủ yếu kết hôn thông qua các các nghi lễ cổ truyền, quyết định tính hợp pháp của hôn nhân thông qua ý chí của hai bên gia đình, người dân không có nhận thức về việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhiều trường hợp tảo hôn xảy ra mà chính quyền địa phương không nắm được. Theo phong tục của đồng bào dân tộc thiểu số, chỉ khi có sự chứng kiến của “ma” nhà, tức linh hồn của ông bà tổ tiên, linh hồn của những sự vật nhƣ núi, rừng… việc kết hôn của nam - nữ mới chính thức có hiệu lực. Mối quan hệ này sẽ kéo dài mãi mãi cho đến “thế giới bên kia”. Theo quan niệm của dân tộc Thái, La Ha, Kháng nếu bố mẹ đã chết mà chƣa làm đƣợc lễ cưới theo đúng nghi lễ thì con cái phải làm lại lễ cưới đấy để bố mẹ có thể được sống với nhau ở thế giới bên kia. Do vậy, với nhiều địa phương, việc có hay không đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người dân chỉ mang tính “hình thức”, không có ý nghĩa về “tâm linh” đối với người dân.

Với những cô gái người dân tộc H’Mông bị “bắt vợ” từ khi còn nhỏ tuổi, quan niệm cho rằng một khi bị “bắt” về tức là đã trở thành “ma” nhà người ta, không thể trở về nhà bố mẹ đẻ đƣợc nữa. Do những quan niệm lạc hậu, những định kiến của xã hội, những trẻ em này trở thành nạn nhân của tảo hôn, buộc phải chấp nhận việc chung sống như vợ chồng với người đã “bắt” mình.

Điều này cũng đƣợc thể hiện phần nào qua số liệu tại Bảng 7 - Số cặp kết hôn (có đăng ký và chƣa có đăng ký kết hôn) và cặp tảo hôn trên địa bàn huyện Mường La năm 2017. Nhiều trường hợp tảo hôn xảy ra nhưng khó có thể thống kê do các cặp vợ chồng không đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2.2.2.2. Do những khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế

Huyện Mường La có những điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ, đường thủy, tuy nhiên giao thông dễ bị gián đoạn bởi các điều kiện tự, thời tiết mƣa lũ kéo dài, sông ngòi ngắn dốc dễ gặp phải lũ quét, sạt lở đất.

Khí hậu huyện Mường La thích hợp trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, tuy nhiên người dân vẫn duy trì nông nghiệp trồng lúa nước, trồng các loại cây ngắn ngày, năng suất và chất lƣợng thấp, điều này dẫn đến tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn khá cao. Như số liệu đã thống kê ở bảng 2, huyện Mường La có số hộ nghèo chiếm 55,66% dân số toàn huyện, tỷ lệ hộ nghèo tập trung ở những vùng có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, các xã ở vùng cao, giao thông đi lại không thuận tiện.

Sự đói nghèo và khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp đến trình độ dân trí của người dân. Trẻ em sinh ra không được học tập đầy đủ, nhiều gia đình buộc phải cho trẻ nghỉ học, tham gia lao động sản xuất để phụ giúp gia đình, trẻ em dễ kết hôn sớm, nạn tảo hôn gia tăng. Nhiều gia đình không hiểu đƣợc các quy định của pháp luật về ngăn cấm tảo hôn và những tác hại do tảo hôn gây ra đến sức khỏe của bà mẹ, trẻ em và những thế hệ tiếp theo.

2.2.2.3. Việc xử lý vi phạm chƣa đủ tính răn đe, hiệu quả chƣa cao, ý thức chấp hành của người dân còn thấp

Trong môi trường làng, xã, người dân gắn bó với nhau không chỉ bằng tình làng, nghĩa xóm mà còn gắn bó về quan hệ họ hàng, thân thích, chính quyền địa phương chủ yếu áp dụng những hình thức xử phạt cảnh cáo, nhắc nhở đối với người vi phạm mà chưa có những biện pháp triệt để ngăn chặn tình trạng tảo hôn trên địa bàn.

Điều này còn xuất phát từ việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chưa đạt hiệu quả cao. Một bộ phận người dân nhận thức được pháp luật HN&GĐ cấm tảo hôn lại lựa chọn che giấu, thực hiện các nghi lễ kết hôn tại gia đình, đến khi đủ tuổi kết hôn mới tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong khi đó, nhiều người không nhận thức được tác hại của tảo hôn đến sức khỏe của bà mẹ, trẻ em tảo hôn gây ra và những hệ lụy cho các thế hệ về sau.

Ở nhiều vùng, đời sống nhân dân thường khép kín trong phạm vi bản, làng, khó làm thay đổi quan niệm truyền thống lạc hậu của người dân, đặc biệt là khi những cán bộ tuyên truyền, phổ biến pháp luật không phải là người địa phương, cùng dân tộc, cùng nguồn gốc, khiến người dân không chấp nhận và không tin tưởng. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến việc thống kê, xác định các cặp tảo hôn trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn, chƣa chính xác, dẫn đến nhiều biến động lớn và chênh lệch nhất định trong quá trình thống kê.

Một phần của tài liệu Thực trạng vấn đề tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)