Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẢO HÔN VÀ KẾT HÔN CẬN HUYẾT THỐNG
1.2. Nguyên nhân dẫn đến tảo hôn, kết hôn cận huyết thống
1.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, xuất phát từ những khó khăn về kinh tế dẫn đến tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Không phải là điều khó hiểu khi mà tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống chủ yếu xảy ra tại các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, nơi có hoàn cảnh khó khăn. Thống kê trên thế giới, hơn một nửa số trẻ em gái trong các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn ở các nước đang phát triển kết hôn từ dưới 18 tuổi14.
Ở Việt Nam, khoảng 11% trẻ em gái kết hôn trước khi đủ 18 tuổi, trong đó vùng dân tộc thiểu số, những vùng đặc biệt khó khăn chiếm tỷ lệ cao hơn cả.
Trong năm 2014, tổng số người kết hôn ở dân tộc La Hủ là 182 cặp, tảo hôn có đến 83 cặp, chiếm 45,6%; ở dân tộc La Ha có 127 cặp kết hôn, tảo hôn chiếm 67 cặp, chiếm 52,8%; ở dân tộc Lự có 64 cặp kết hôn, tảo hôn chiếm 31 cặp, chiếm 48,4%15,16 . Tỷ lệ kết hôn cận huyết thống ở các dân tộc thiểu số trung bình khoảng 6,1%, trong đó có những dân tộc trên 20% nhƣ: dân tộc Mạ (44,1%), M’nông (40,2%); dân tộc Mảng (43,6%). Đây đều là những dân tộc thiểu số đặc biệt ít người, cư trú chủ yếu ở những vùng miền núi đặc biệt khó khăn nhƣ tỉnh Lai Châu, tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đồng Nai…17.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn khiến nhiều cha mẹ lựa chọn cho con mình, đặc biệt là những bé gái kết hôn nhằm giảm thiểu chi phí sinh hoạt, “bán” con để duy trì sinh kế gia đình. Tại nhiều nơi, kết hôn thậm chí còn đƣợc coi là một cách để đƣa các bé gái và bản thân gia đình đó thoát khỏi cảnh nghèo khổ.
13 Richard Conniff (2003), “Go ahead, kiss your cousin”, tại địa chỉ http://discovermagazine.com/2003/aug/featkiss truy cập ngày 05/8/2018;
14 Girls not brides, “Why does child marriage happen” tại địa chỉ: https://www.girlsnotbrides.org/why- does-it-happen truy cập ngày 05/8/2018;
15 Ủy ban Dân tộc (2016), Kết quả điều tra thực trạng KT-XH 53 dân tộc thiểu số năm 2015 tại địa chỉ http://cema.gov.vn/ket-qua-dieu-tra-thuc-trang-kt-xh-53-dan-toc-thieu-so-nam-2015.htm truy cập ngày 05/8/2018;
16 Girls not rides, “Child marriage around the world - Vietnam” tại địa chỉ:
https://www.girlsnotbrides.org/child-marriage/vietnam/ truy cập ngày: 05/8/2018;
17 Ủy ban Dân tộc (2016), tlđd 15;
Thứ hai, trình độ dân trí chưa cao, ý thức pháp luật của người dân còn hạn chế, không chấp hành các quy định của pháp luật về điều kiện độ tuổi kết hôn, cố tình vi phạm quy định về kết hôn.
Việc đƣợc học tập, giáo dục sẽ phần nào làm giảm tỷ lệ tảo hôn ở trẻ, ngƣợc lại, trẻ em bỏ học sớm sẽ có nguy cơ tảo hôn cao hơn những trẻ em thông thường. Thống kê cho thấy, trẻ em gái không được học tập có nguy cơ kết hôn trước tuổi 13 cao gấp 03 lần so với những trẻ em được học tập (cấp trung học cơ sở hoặc cao hơn). Trên 60% phụ nữ (từ 20 - 24 tuổi) không đƣợc học tập kết hôn trước khi đủ 18 tuổi18.
Trên thế giới, tỷ lệ trẻ em sinh ra mắc các chứng bệnh bẩm sinh nhƣ bệnh xơ nang ở trẻ em, tật nứt đốt sống là khoảng 3 - 4%, trường hợp cha mẹ là anh, chị em họ trong phạm vi đời thứ ba, con sinh ra có nguy cơ mắc chứng bệnh này tăng khoảng 1,7 - 2,8%. Hiện nay khoa học tiên tiến đã có nhiều biện pháp xét nghiệm gen giúp phát hiện các gen lặn của cha mẹ, sàng lọc bệnh di truyền có thể xảy ra đối với trẻ. Đây là một biện pháp có ý nghĩa lớn, làm thay đổi góc nhìn của giới nghiên cứu về tác hại lớn nhất mà kết hôn cận huyết thống gây ra.
Việc xét nghiệm gen cũng trở thành một trong những điều kiện mà pháp luật nhiều nước quy định trước khi cho phép kết hôn giữa anh, chị em họ. Tuy vậy, đối với nhiều nơi có trình độ dân trí thấp, những người kết hôn cận huyết thống hoàn toàn không thể hiểu đƣợc những hậu quả di truyền mà con cháu họ sau này có thể phải gánh chịu dẫn đến nhiều hậu quả đau lòng.
Ở nước ta, do trình độ nhận thức chưa cao dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, nhiều trường hợp không có ý thức chấp hành pháp luật, cố tình vi phạm. Do quan niệm truyền thống khiến mọi người ít cởi mở về giáo dục giới tính. Trên ghế nhà trường, trẻ chỉ được biết sơ lược về giáo dục giới tính thông qua bài học ngắn trong chương trình lớp 5 và chương trình lớp 9. Một giáo viên đã nhận xét “Nội dung giáo dục giới tính chưa được
18 Girls not rides, “Education” tại địa chỉ: https://www.girlsnotbrides.org/themes/education/ ngày truy cập: 05/8/2018;
tách bạch thành môn học hoặc chương trình chuyên biệt mà vẫn còn lồng ghép vào các bộ môn khác như “sức khỏe” hay “sinh học”. Thời điểm bắt đầu học khá trễ (đầu năm lớp 5) và không liên tục (lớp 5, lớp 8, lớp 11)… Số tiết/ bài quá ít, chỉ khoảng 8 tiết (lớp 5), 5 bài ở lớp 9, còn bậc THPT thì lồng ghép. Nội dung mang tính giới thiệu, phân tích sơ bộ hơn là giáo dục cả về mặt tâm lý lẫn kỹ năng cho học sinh”19.
Việc không được tiếp cận này đã khiến người dân không hiểu rõ được tác hại của nạn tảo hôn và kết hôn cận huyết thống, chƣa có sự chuẩn bị tâm sinh lý cần thiết, phần nào làm gia tăng tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.
Thứ ba, việc việc xử lý của chính quyền địa phương đối với các trường hợp tảo hôn, kết hôn cận huyết thống còn chưa mạnh mẽ, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật mang lại hiệu quả chưa cao.
Trên thế giới có rất nhiều tổ chức, nhóm tình nguyện không ngừng tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.
Những việc làm này đã phần nào mang đến những kết quả tích cực nhƣng vẫn chƣa thể mang lại hiệu quả sâu rộng, bền vững.
Ở nước ta, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật được thực hiện từ Trung ương đến địa phương thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, các tuyên truyền viên pháp luật, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng. Bên cạnh đó, còn được tuyên truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các đài truyền thanh - truyền hình, cơ quan báo chí… với các tin bài, phỏng vấn, phóng sự, các chuyên trang, chuyên mục. Tuy vậy, những biện pháp tuyên truyền này thường tỏ ra kém hiệu quả khi đi đến các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Việc tuyên truyền còn mang tính hình thức, ít có sự gắn kết với phong tục tập quán riêng của từng địa phương.
19 thanhnien.vn, “Giáo dục giới tính cho học sinh: Giáo viên đứng lớp còn 'đỏ mặt tía tai'!” (2017) tại địa chỉ: https://thanhnien.vn/giao-duc/giao-duc-gioi-tinh-cho-hoc-sinh-giao-vien-dung-lop-con-do-mat-tia-tai- 830681.html truy cập ngày 05/8/2018;
Bên cạnh những nguyên nhân chính trên, còn một số nguyên nhân chủ quan khác như tình trạng phận biệt giới tính, do ảnh hưởng của thiên tai, chiến tranh...
Trẻ em gái là đối tượng có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi tảo hôn cao hơn so với trẻ em nam. Nguyên nhân là do trong những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em gái thường phải bỏ học sớm, nhiều trường hợp không được học tập, phải phụ giúp gia đình; nhiều nơi, cha mẹ giảm gánh nặng cho gia đình bằng cách cho trẻ em gái lấy chồng sớm. Một khi đã kết hôn, trẻ em gái sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực của xã hội khi trở thành lao động cho gia đình chồng, buộc phải mang thai khi còn nhỏ tuổi. Đặc biệt khi kết hôn với người đàn ông lớn tuổi hơn mình, trẻ em gái sẽ gặp nhiều khó khăn để làm chủ những mong muốn, nguyện vọng của bản thân, thậm chí phải đối mặt với các nguy cơ bị bạo hành tình dục, thể chất, cũng nhƣ tinh thần.
Thiên tai, chiến tranh cũng gây ảnh hưởng phần nào dẫn đến tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống. Tình trạng thiên tai xảy ra khiến nhiều trẻ em phải bỏ học, điều này khiến các em phải lao động sớm hơn, tăng cao tỷ lệ tảo hôn ở các em. Ở nước ta, ảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh dẫn đến nhiều gia đình ly tán, có trường hợp vợ chồng sau khi kết hôn, có con mới phát hiện mình là anh em, ruột thịt với nhau20.