Biện pháp xử lý tình trạng tảo hôn

Một phần của tài liệu Thực trạng vấn đề tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 55 - 59)

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỐI VỚI TẢO HÔN VÀ KẾT HÔN CẬN HUYẾT THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA – TỈNH SƠN LA

2.2. Thực trạng và biện pháp xử lý các trường hợp tảo hôn tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La

2.2.3. Biện pháp xử lý tình trạng tảo hôn

Các trường hợp tảo hôn có đăng ký kết hôn

Khoản 6 - Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 giải thích: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này.” Theo quy định tại điểm a - khoản 1 - Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo điều kiện: “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.” Nhƣ vậy, khi một trong hai bên nam, nữ hoặc cả nam và nữ chƣa đủ độ tuổi này mà đã kết hôn, Tòa án có thể hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT- TANDTC-VKSNDTC ngày 06/01/2016 của Toà án Nhân dân tối cao - Viện

Kiểm sát nhân dân tối cao - Bộ Tư pháp về Hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN&GĐ cần lưu ý:

- Nếu tại thời điểm kết hôn, hai bên kết hôn không có đủ điều kiện kết hôn nhƣng sau đó có đủ điều kiện kết hôn quy định thì sẽ xử lý nhƣ sau: Nếu hai bên kết hôn cùng yêu cầu Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn; Nếu một hoặc hai bên yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc có một bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia không có yêu cầu thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật; Nếu hai bên cùng yêu cầu Tòa án cho ly hôn hoặc có một bên yêu cầu ly hôn còn bên kia yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

- Nếu tại thời điểm Tòa án giải quyết hai bên kết hôn vẫn không có đủ các điều kiện kết hôn quy định thì sẽ xử lý nhƣ sau: Nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật; Nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Thông qua các quy định của pháp luật quy định về điều kiện kết hôn về độ tuổi, xử lý kết hôn trái pháp luật; khi giải quyết các trường hợp yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật do tảo hôn, Tòa án phải xem xét dựa trên các yếu tố sau:

Thứ nhất, độ tuổi của các bên vào thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu của các đương sự. Nếu các bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định thì dù có yêu cầu ly hôn hay yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân, Tòa án đều bác yêu cầu đó và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Thứ hai, quan hệ tình cảm giữa các bên kể từ khi họ kết hôn cho đến thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu của họ. Nếu đến thời điểm Tòa án giải quyết, các bên đã đủ tuổi kết hôn theo quy định thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận quan hệ hôn nhân đó kể từ thời điểm các bên kết hôn có đủ điều kiện kết hôn;

hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc giải quyết cho ly hôn tùy theo yêu cầu của các bên đương sự.

Các trường hợp tảo hôn không có đăng ký kết hôn

Về nguyên tắc, nhà nước không thừa nhận giá trị pháp lý của các trường hợp kết hôn không đƣợc đăng ký theo quy định của pháp luật, “Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch” (Khoản 1 - Điều 9 Luật HN&GĐ năm 2014). Khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, căn cứ theo quy định của Luật HN&GĐ và các quy định khác của pháp luật về tố tụng dân sự, Tòa án thụ lý, giải quyết và áp dụng Điều 9 và Điều 14 của Luật HN&GĐ năm 2014 tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ.

Đây là trường hợp xảy ra phổ biến, tuy nhiên không bị xử lý nhiều do chỉ đến khi xảy ra mâu thuẫn, các bên muốn chấm dứt quan hệ “vợ chồng” và có đơn đến Tòa án thì những trường hợp tảo hôn này mới bị phát hiện. Trong trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn thì theo hướng dẫn tại khoản 4 - Điều 3 Thông tƣ liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC, Tòa án thụ lý, giải quyết và áp dụng Điều 9 và Điều 14 của Luật HN&GĐ năm 2014 tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ. Nếu có yêu cầu Tòa án giải quyết về quyền, nghĩa vụ của cha, mẹ, con; quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật HN&GĐ năm 2014.

2.2.3.2. Xử lý về hành chính

Bên cạnh quy định về hủy việc kết hôn trái pháp luật, không công nhận quan hệ hôn nhân, để nâng cao tính răn đe, thể hiện thái độ dứt khoát của Nhà nước đối với các trường hợp tảo hôn, pháp luật còn quy định hình thức xử phạt hành chính đối với các hành vi tổ chức, cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn. Về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành

chính, xử phạt vi phạm hành chính Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định nhƣ sau: Điều 65 quy định, công chức Tƣ pháp - Hộ tịch cấp xã, công chức Phòng Tƣ pháp cấp huyện, công chức TAND các cấp có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 47 Nghị định này. Theo quy định tại Điều 66, Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 3.000.000 đồng; Chủ tịch UBND cấp huyện có thẩm quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 15.000.000 đồng và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật. Theo quy định tại Điều 70 về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của TAND, Chánh án TAND cấp huyện có quyền phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 7.500.000 đồng.

Cụ thể, Điều 47 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 quy định mức xử phạt đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn nhƣ sau: “Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 00.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.”

Nhƣ vậy, công chức Tƣ pháp - Hộ tịch, Chủ tịch cấp xã, công chức Phòng Tƣ pháp huyện, Chủ tịch cấp huyện, TAND, Chánh án cấp huyện có thẩm quyền xử phạt hành chính đối với hai đối tƣợng:

Thứ nhất, người tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn - hành vi tổ chức tảo hôn.

Thứ hai, người cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chƣa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.

2.2.3.3. Xử lý về hình sự

Nhằm kiên quyết đấu tranh chống những trường hợp kết hôn khi chưa đến tuổi theo luật định, xử lý các cá nhân, tổ chức có hành vi tổ chức tảo hôn, cố ý duy trì quan hệ hôn nhân trái pháp luật với người chưa đến tuổi kết hôn, Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có những quy định cụ thể về xử lý hình sự với hai tội danh cụ thể tại Điều 181 - Tội cƣỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản trở ly hôn tự nguyện và Điều 183 - Tội tổ chức tảo hôn.

Theo quy định tại Điều 181 BLHS, hành vi tảo hôn đƣợc coi là tội phạm khi người có hành vi đó cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Hình phạt áp dụng đối với hành vi này có thể lên tới 03 năm tù giam.

Theo quy định tại Điều 183 BLHS, hành vi tổ chức tảo hôn đƣợc coi là tội phạm khi tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm. Người tổ chức tảo hôn có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Bên cạnh đó, đối với những trường hợp cố ý duy trì quan hệ vợ chồng với trẻ em có thể bị truy tố về tội hiếp dâm đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (khoản 4 - Điều 141 LHS năm 2015); tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (Điều 142 LHS năm 2015); tội cưỡng dâm người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi (khoản 4 - Điều 143 LHS năm 2015); tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 144 LHS năm 2015); tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (Điều 145 LHS năm 2015); tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi (Điều 146 LHS năm 2015).

Một phần của tài liệu Thực trạng vấn đề tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)