Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỐI VỚI TẢO HÔN VÀ KẾT HÔN CẬN HUYẾT THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA – TỈNH SƠN LA
2.3. Thực trạng và biện pháp xử lý các trường hợp kết hôn cận huyết thống tại huyện Mường La, tỉnh Sơn La
2.3.3. Biện pháp xử lý tình trạng kết hôn cận huyết thống
Tương tự như các trường hợp tảo hôn, việc kết hôn cận huyết thống sẽ bị Tòa án tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân hoặc ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật. Theo quy định tại điểm d - khoản 1 - Điều 8 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định điều kiện kết hôn, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm d khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ năm 2014: “Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.”
Đối với trường hợp chung sống như vợ chồng, khi có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật hoặc yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý, giải quyết và áp dụng Điều 9 và Điều 14 của Luật HN&GĐ năm 2014 tuyên bố không công nhận quan hệ hôn nhân giữa họ.
Theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT- TANDTC-VKSNDTC ngày 06/01/2016, nếu có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Tòa án quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật; nếu một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn hoặc yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì Tòa án bác yêu cầu của họ và quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Đối với việc hủy kết hôn trái pháp luật do kết hôn cận huyết thống, cần phải xem xét dựa trên các yếu tố sau:
Thứ nhất, nam và nữ kết hôn hoặc chung sống nhƣ vợ chồng có cùng dòng máu về trực hệ, tức những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau;
Thứ hai, người có họ trong phạm vi ba đời tức những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
2.3.3.2. Xử lý về hành chính
Căn cứ theo thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt vi phạm hành chính tại Điều 65, Điều 66, Điều 70 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi quy định tại Điều 48 Nghị định của công chức Tƣ pháp - Hộ tịch cấp xã, công chức Phòng Tƣ pháp cấp huyện, công chức TAND các cấp có, Chủ tịch UBND cấp xã, Chủ tịch UBND cấp huyện Chánh án TAND, việc xử lý về hành chính đối với các trường hợp vi phạm quy định liên quan đến kết hôn cận huyết thống nhƣ sau.
Khoản 38 - Điều 1 Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 sửa đổi Điều 48 đối với hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng:
“Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.”
Nhƣ vậy, việc xử phạt hành chính đƣợc áp dụng đối với hai loại đối tƣợng khác nhau:
Thứ nhất, người kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có họ trong phạm vi ba đời chỉ bị phạt tới 3.000.000 đồng;
Thứ hai, người kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ có thể bị xử phạt tới 20.000.000 đồng.
Điều này phần nào đã cho thấy thái độ của nhà làm luật đối với hành vi loạn luân đƣợc coi trọng và có chế tài xử lý nặng hơn so với các hành vi khác.
2.3.3.3. Xử lý về hình sự
Bộ luật Hình sự năm 2015 có những quy định cụ thể về xử lý hình sự đối với tội loạn luận tại Điều 184 nhƣ sau: “Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 0 năm.”
Theo quy định trên, hành vi kết hôn cận huyết thống đƣợc coi là tội phạm khi biết rõ người kia là người có cùng dòng máu về trực hệ; trường hợp kết hôn cận huyết thống giữa người có họ trong phạm vi ba đời không phải là tội loạn luân.
Bên cạnh đó, đối với những trường hợp cố ý kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có dòng máu về trực hệ còn có thể bị truy tố về tội hiếp dâm (điểm e - khoản 2 - Điều 141); tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điểm a - khoản 2 - Điều 142); tội cƣỡng dâm (điểm d - khoản 2 - Điều 143); tội cƣỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (điểm a - khoản 2 - Điều 144); tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi (điểm c - khoản 2 - Điều 145).
Kết luận Chương 2
Tảo hôn và kết hôn cận huyết thống là tình trạng vẫn còn diễn ra trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La, qua thống kê trong 5 năm, tình trạng kết hôn cận huyết thống đã có sự giảm thiểu đáng kể, đến năm 2017, không còn trường hợp nào đƣợc ghi nhận và thống kê; tuy nhiên, tình trạng tảo hôn còn diễn biến phức tạp với nhiều biến động, tần suất tăng - giảm khá lớn, chƣa có sự ổn định.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tảo hôn và kết hôn cận huyết thống, nhƣng tự chung lại, đều xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản: Do phong tục tập quán lạc hậu của người dân; do các điều kiện địa lý cô lập, điều kiện kinh tế chưa phát triển dẫn đến trình độ dân trí thấp, người dân không hiểu được tác hại của tảo hôn và kết hôn cận huyết thống; chính quyền địa phương còn chƣa có biện pháp xử lý nghiêm khắc, mang tính răn đe cao, việc áp dụng các quy định của Luật HN&GĐ vào địa phương chưa hiệu quả, chưa tuyên truyền sâu rộng đến các địa phương. Nhận thức được những nguyên nhân trên, huyện Mường La đã có nhiều giải pháp cụ thể nhằm nâng cao nhận thức của người dân, có các biện pháp hỗ trợ phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, tiến tới giảm thiểu và ngăn chặn tình trạng này.
Tuy vậy, đây là một quá trình đầy khó khăn, đòi hỏi sự cố gắng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật sâu rộng của các cơ quan chức năng; xoá bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu của người dân; nâng cao tính phòng ngừa, răn đe của pháp luật.