Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TẢO HÔN VÀ KẾT HÔN CẬN HUYẾT THỐNG
1.3. Hệ quả tiêu cực của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống
1.3.2. Hệ quả tiêu cực đối với xã hội
Thứ nhất, ảnh hưởng đến chất lượng dân số, suy giảm sức khoẻ giống nòi.
Trẻ em do cặp vợ chồng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống sinh ra đều có nguy cơ cao mắc các bệnh di truyền, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, tử vong sơ sinh cao hơn so với các trẻ thông thường. Bên cạnh đó, trẻ mang thai ở tuổi vị thành niên cũng gặp phải nhiều nguy cơ biến chứng trong thời kỳ thai sản, ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe cũng như khả năng lao động trong tương lai.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá nhân mà còn tác động tiêu cực đến chất lƣợng dân số.
Tảo hôn, kết hôn cận huyết thống có nguy cơ ảnh hưởng đến dân số cả về số lƣợng và chất lƣợng. Ở những vùng có tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, tuổi thọ trung bình thường thấp hơn so với những vùng khác. Trẻ em do cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống sinh ra có nguy cơ cao mắc các bệnh di truyền, dị tật bẩm sinh, chậm phát triển, thậm chí tử vong sơ sinh cao hơn so với các trẻ thông thường. Bên cạnh đó, trẻ mang thai ở tuổi vị thành niên cũng gặp
phải nhiều nguy cơ biến chứng trong thời kỳ thai sản, ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe cũng như khả năng lao động trong tương lai.
Thứ hai, kéo theo gánh nặng giảm thiểu các thiệt hại do tảo hôn và kết hôn cận huyết thống gây ra cho xã hội
Tảo hôn và kết hôn cận huyết tác động đến các vấn đề kinh tế xã hội, gây nên một vòng luẩn quẩn khó giải quyết, đó là: Nghèo đói - Tảo hôn, kết hôn cận huyết - Bỏ học - Không có cơ hội tìm kiếm việc làm - Sinh con ra sức khỏe kém, dễ ốm đau bệnh tật - Nghèo đói. Vấn nạn này là rào cản đối với hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà Việt Nam đã cam kết.
Những ảnh hưởng đến sức khỏe của bà mẹ và trẻ em đòi hỏi phải được sự chăm sóc sức khỏe phù hợp. Tuy nhiên, những đối tượng này thường là những người yếu thế trong xã hội, có những ảnh hưởng nặng nề, cần đến sự giúp đỡ, hỗ trợ của các trung tâm y tế, tổ chức phúc lợi xã hội. Xã hội sẽ phải chăm lo nhiều hơn về mặt y tế, điều kiện học hành đặc biệt là trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế... đòi hỏi mỗi con người phải có trí tuệ phát triển, sức khỏe tốt... để đáp ứng đƣợc yêu cầu xây dựng xã hội trong thời đại mới.
Thứ ba, khiến cho các cơ quan chính quyền gặp khó khăn trong công tác thực thi pháp luật, quản lý dân số - hộ tịch, phát triển các chính sách kinh tế - xã hội ở địa phương, đất nước.
Các trường hợp tảo hôn, kết hôn cận huyết thống không đăng ký kết hôn, trẻ em tảo hôn sinh ra không đƣợc đăng ký khai sinh, dẫn đến nhiều khó khăn trong việc quản lý dân số tại địa phương, không thể kịp thời có các biện pháp chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.
Những tác động đến chất lƣợng dân số do tảo hôn, kết hôn cận huyết thống gây ra làm cũng ảnh hưởng đến chất lượng lao động, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế. Thực tế cho thấy, tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống ở vùng nông thôn, điều kiện kinh tế khó khăn, vùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ cao hơn so với vùng thành thị, nơi có điều kiện kinh tế phát triển. Điều này
phần nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng lao động nói chung của đất nước, đặc biệt trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay, lao động Việt Nam đang phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày một khốc liệt với các lao động khác trong khu vực và trên thế giới.
Trẻ em sinh sống tại những khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn thường bỏ học sớm, không được trang bị đầy đủ kiến thức, cơ hội tham gia việc làm được trả lương là rất thấp, gia tăng áp lực về sinh kế cho gia đình.
Kết luận Chương 1
Tảo hôn và kết hôn cận huyết thống xảy ra bắt nguồn từ những hủ tục lạc hậu và những quan niệm sai lầm về hôn nhân, gia đình đã ăn sâu, bám rễ trong xã hội dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với cá nhân, gia đình, xã hội, kéo dài đến nhiều thế hệ.
Pháp luật hôn nhân gia đình về tảo hôn và kết hôn cận huyết thống đã đƣợc điều chỉnh qua nhiều thời kỳ, tiếp thu những tiến bộ trong pháp luật Trung Quốc, pháp luật phương Tây đồng thời có sự điều chỉnh, bổ sung phù hợp với truyền thống cũng như đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của nước ta. Cho đến nay, pháp luật Việt Nam trên cơ bản đã phù hợp với nội dung pháp luật quốc tế mà nước ta là thành viên, đồng thời giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc.
Mặc dù đã có nhiều phát triển tích cực, tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống vẫn đang diễn ra và có nhiều nguy cơ gia tăng, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, trong đó có địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La.