Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

Một phần của tài liệu Thực trạng vấn đề tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 36 - 46)

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỐI VỚI TẢO HÔN VÀ KẾT HÔN CẬN HUYẾT THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MƯỜNG LA – TỈNH SƠN LA

2.1.2. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

Dựa vào đặc điểm địa lý tự nhiên, huyện Mường La phân vùng phát triển kinh tế xã hội thành 03 tiểu vùng: Vùng cao, gồm các xã: Ngọc Chiến, Chiềng Công, Chiềng Ân, Chiềng Muôn, Nậm Giôn, Chiềng Lao, Hua Trai; vùng dọc sông Đà và phụ cận gồm các xã: Chiềng Hoa, Tạ Bú, Chiềng San, Nặm Păm, Pi Toong, Mường ú, Mường Chùm, Mường Trai; Trung tâm xã, cụm xã và thị trấn Ít Ong - là vùng kinh tế trọng điểm của huyện Mường La.

Do huyện Mường La địa hình chủ yếu có độ dốc lớn, chia cắt bởi nhiều ngọn núi và sông suối nên đại bộ phận đồng ruộng rất nhỏ hẹp, chủ yếu là ruộng bậc thang với khoảng 1.651,5 ha ruộng lúa nước, chiếm 1,15% diện tích toàn huyện. Khí hậu và thổ nhƣỡng của huyện thích hợp trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, khoanh nuôi và bảo vệ rừng. Theo thống kê năm 2017, diện tích đất sản xuất nông nghiệp là: 20,85 nghìn ha; đất lâm nghiệp: 56,01 nghìn ha; đất

chuyên dùng 6,73 nghìn ha; đất ở: 0,66 nghìn ha. Bên cạnh đó, phát huy thế mạnh và tiềm năng thủy điện của địa phương, trên địa bàn huyện đã xây dựng nhiều công trình thủy điện đi vào hoạt động nhƣ: Thủy điện Nậm Chiến 1, Nậm Chiến 2, Nậm Bú, Nậm Pia… Đặc biệt, Nhà máy thủy điện Sơn La tại thị trấn Ít Ong có công suất 2.400MW, là công trình thủy điện lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

ảng 1: Thống kê dân số chia theo cấp xã tại huyện Mường La, năm 2017 TT

Tổng dân

số

Chia theo dân tộc

Kinh Thái H'Mông Kháng La

Ha Khác 1 Nậm

Giôn 3.360 0 17 1.546 723 1074 0

2 Chiềng

Lao 6.021 0 4.127 1.387 507 0 0

3 Mường

Bú 11.838 1.288 9.308 1.129 71 42

4 Pi Tong 7.599 66 6.838 218 477 0 0

5 Chiềng

Hoa 7.232 0 6.340 892 0 0 0

6 Ít Ong 11.078 3.981 7.048 7 5 37 -

7 Ngọc

Chiến 10.472 54 6.955 3.264 199 0 0

8 Nặm

Păm 4.402 - 2.850 1.223 181 148 0

9 Chiềng

San 3.766 49 3.200 517 0 0 0

10 Hua Trai 5.124 8 3.391 1.339 386 0 0

11 Tạ ú 4.939 107 3.894 843 75 0 20

12 Chiềng

Công 5.259 0 0 4.499 760 0 0

13 Mường

Chùm 6.958 80 5.873 1.005 0 0 -

14 Chiềng

Ân 2.794 0 0 2.655 139 0 0

65.17 5.95

22.97

5.91

Tỷ lệ dân số chia theo dân tộc

Dân tộc Thái Dân tộc Kinh Dân tộc H'Mông Dân tộc Khác

TT

Tổng dân

số

Chia theo dân tộc

Kinh Thái H'Mông Kháng La

Ha Khác 15 Mường

Trai 2.073 - 1.886 0 187 0 0

16 Chiềng

Muôn 1.798 0 0 1.228 570 0 0

Tổng số 94.713 5.633 61.727 21.752 4.280 1.259 62 (Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mường La, tỉnh Sơn La).

Tỷ lệ dân số chia theo dân tộc trên địa bàn huyện Mường La được thể hiện trong biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 1: Tỷ lệ dân số chia theo dân tộc trên địa bàn huyện Mường La trong năm 2017.

Huyện Mường La là địa bàn cư trú chủ yếu của các dân tộc Kinh, Thái, H’Mông, Kháng, La Ha và một số dân tộc ít người khác, tuy vậy, dân số chủ yếu là dân tộc Thái (chiếm 65,17%) và dân tộc H’Mông (chiếm 22,97%), hai dân tộc cƣ trú hầu khắp các xã, thị trấn; dân tộc Kinh và các dân tộc khác chỉ chiếm khoảng 12% tổng dân số toàn huyện.

ảng 2: Thống kê dân số chia theo hộ nghèo, hộ cận nghèo trong từng dân tộc tại huyện Mường La, năm 2017.

TT Dân tộc Hộ Khẩu Số hộ nghèo, hộ cận nghèo Hộ Tỷ lệ (%)

1 Dân tộc Kinh 1.725 5.633 36 2,09

2 Dân tộc Thái 14.664 61.727 7.898 53,86

3 Dân tộc H'Mông 3.873 21.752 3.117 80,48

4 Dân tộc La Ha 939 4.280 753 80,19

5 Dân tộc Kháng 293 1.259 166 56,66

6 Dân tộc khác 18 62 4 22,22

Tổng số 21.512 94.713 11.974 55,66 (Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Mường La, tỉnh Sơn La).

Từ bảng thống kê trên, có thể thấy, trong năm 2017, huyện Mường La có số lƣợng hộ nghèo và hộ cận nghèo khá cao, trên 50%, đặc biệt trong các nhóm dân tộc H’Mông, La Ha, tỷ lệ hộ nghèo đều cao đến 80%. Mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi và định hướng phát triển kinh tế theo từng tiểu vùng, những tiềm năng của huyện vẫn chưa được phát triển đầy đủ, điều kiện kinh tế của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Đặc điểm về văn hóa, xã hội

Theo số liệu thống kê năm 2017 tại bảng 1, tổng số nhân khẩu trong toàn huyện là 94.713 khẩu; trong đó số khẩu dân tộc thiểu số là 89.080 người, chiếm 94,05% tổng dân số toàn huyện, chủ yếu gồm các dân tộc: Thái, H’Mông, La Ha, Kháng…

Dân tộc Thái là dân tộc đông đảo nhất trên địa bàn huyện Mường La với tổng số 61.727 người (bảng 01) cư trú ở hầu khắp các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Người Thái đã định cư tại huyện Mường La từ lâu đời, có sự phát triển khá tiến bộ, điều này đƣợc ghi chép lại qua nhiều văn thơ, truyện cổ và các tục lệ được ghi chép còn lưu trữ lại đến ngày nay, trong đó còn nhiều văn bản luật tục mường được văn bản hóa trong các luật bản mường quy định về cơ cấu tổ

chức xã hội, phân phối đất đai, các nguồn tài nguyên môi trường và một số luật lệ khác cho thấy trình độ phát triển của người Thái cổ tương ứng với một thể chế tiền nhà nước: “Luật mường Mai Châu” do ông Hà Công Tường ghi chép từ trước khi Pháp xâm lược; “Luật lệ bản mường ở Mai Sơn” do cụ Cầm Văn Oai (1870 - 1933) chép lại bằng chữ Thái cổ. Trong đời sống hôn nhân gia đình, luật lệ của người Thái cho phép trai gái tự do yêu đương, quy định vợ chồng phải chung thủy, yêu thương nhau suốt đời, đồng thời thừa nhận bỏ vợ, bỏ chồng là tự do, hợp với lẽ tự nhiên.

Việc tự do yêu đương của nam nữ dân tộc Thái cũng phải tuân thủ các phong tục tập quán của dân tộc. Luật lệ bản mường quy định nhiều trường hợp ngăn cấm trong hôn nhân và gia đình nhƣ: hủ hóa với gái khác họ, hủ hóa với vợ góa tạo, loạn luân với gái góa người trong họ, loạn luân với người trong họ còn con gái chưa có mang, loạn luân với người trong họ còn con gái đã có mang… Về tuổi kết hôn, luật tục người Thái quy định nam nữ đến tuổi trưởng thành cũng là lúc đủ tuổi để kết hôn, theo đó, độ tuổi trưởng thành thường được quy định vào khoảng 15 - 16 tuổi đối với cả nam và nữ. Ngày nay, những quy định về hôn nhân gia đình của dân tộc Thái đã có nhiều sự thay đổi, giảm bớt nhiều hủ tục, sính lễ nhƣng vẫn còn nhiều thủ tục vẫn đƣợc duy trì và thực hiện.

Trên địa bàn huyện Mường La còn có hai nhóm dân tộc La Ha và Kháng có nhiều nét tương đồng với dân tộc Thái. Tính đến năm 2017, dân tộc La Ha và dân tộc Kháng trên địa bàn huyện Mường La có 5.539 người (bảng 01). Cả hai dân tộc này đều sinh sống xen lẫn cùng với cộng đồng dân tộc Thái, có nhiều nét tương đồng về ngôn ngữ, trang phục và các phong tục, tập quán với dân tộc Thái, trong đó có các phong tục về hôn nhân, cưới xin.

Đối với dân tộc La Ha, sau thời gian đôi trai gái tìm hiểu, người con trai thông báo với bố mẹ để nhờ bà mối đi dạm, nhà gái nhận trầu và đƣa áo của cô gái cho bên nhà trai xem bói. Nếu nhà gái không trả lại trầu cho nhà trai có nghĩa là nhà gái đồng ý và người con trai đến nhà gái bắt đầu ở rể làm công cho bố mẹ vợ, sau khi hết hạn ở rể mới tổ chức lễ cưới chính thức. Sau lễ cưới này,

cô dâu đƣợc đón về nhà chồng, đổi họ theo họ chồng, dù chồng chết cũng không đƣợc quay về ở với bố mẹ đẻ nữa.

Đối với dân tộc Kháng, người dân coi trọng việc tìm người mai mối cho đôi trai gái với mong muốn sẽ mang lại may mắn cho cuộc sống hôn nhân trong tương lai. Khi đôi trai gái đã ưng ý nhau, bố mẹ bên nhà trai sẽ tìm một người mối, đại diện cho nhà trai mang lễ vật sang nhà gái dạm ngõ. Sau buổi gặp mặt đầu tiên, nếu nhà gái nhận lời thì việc hôn nhân của đôi trai gái sẽ đƣợc tiến hành, nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt chuẩn bị lễ vật để chính thức đặt vấn đề, bàn bạc thống nhất về lễ cưới. Sau lễ cưới, cô dâu được đến nhà trai để ra mắt bố mẹ và họ hàng nhà chồng rồi mới quay về nhà mẹ đẻ để chú rể ở rể, làm việc để trả công cha mẹ vợ. Sau thời gian ở rể, hai vợ chồng sẽ tiến hành Lễ về nhà chồng - hay còn gọi là lễ cưới lần hai, cô dâu chính thức về sống bên nhà chồng và chú rể kết thúc hạn ở rể.

Mặc dù cả dân tộc Thái, La Ha, Kháng đều tôn trọng việc tự do tìm hiểu tiến tới hôn nhân, không ngăn cấm việc yêu đương tự do giữa nam và nữ nhưng việc hôn nhân thường mang tính chất gả bán, thể hiện rõ qua tục thách cưới. Khi kết hôn, nhà trai phải tặng cho nhà gái khoản tiền đƣợc gọi là “của đền đáp ơn cha mẹ” bao gồm: Tiền đền đáp công sinh thành của mẹ vợ; nộp cho gia đình bố mẹ vợ chi tiêu trong nội trợ; người con trai phải ở rể để làm công cho gia đình nhà gái và mỗi năm phải nộp một khoản thóc hoặc tiền tùy theo thương lƣợng của hai gia đình. Khi ở rể xong, cô dâu mới chính thức về nhà chồng.

Theo quan niệm của các dân tộc này, quan hệ hôn nhân ấy sẽ kéo dài cho đến thế giới bên kia, người vợ bị ràng buộc bởi gia đình nhà chồng và không còn mối liên hệ với gia đình mẹ đẻ, thậm chí ở nhiều nơi, người vợ còn phải đổi họ theo họ của chồng. Điều này đã kéo theo nhiều hủ tục ảnh hưởng trực tiếp đến phụ nữ, trẻ em gái người dân tộc Thái, La Ha, Kháng; tác động đến tỷ lệ tảo hôn, kết hôn cận huyết thống ở các dân tộc này.

Bên cạnh dân tộc Thái, dân tộc H’Mông là dân tộc có số dân đứng thứ hai

tại huyện Mường La, với 21.752 người (bảng 01). Người H’Mông tại huyện Mường La chủ yếu di cư từ các huyện khác của tỉnh Sơn La hoặc các tỉnh như Yên ái, Hà Giang… sinh sống tại các xã như xã Mường Bú, xã Ngọc Chiến, xã Chiềng Công, Chiềng Ân, xã Chiềng Muôn… Người H’Mông có mối quan hệ dòng họ chặt chẽ, tất cả những người cùng họ, không phân biệt nơi cư trú đều đƣợc coi là cùng dòng máu, cùng thờ phụng một “ma” với những tục lệ kiêng kị riêng chỉ có người cùng họ biết được, chỉ những người trong cùng dòng họ mới được coi là một nguồn gốc, cùng thờ một “ma”, còn những người con gái đã kết hôn với người họ khác thì trở thành “ma” nhà khác. Trong một bản người H’Mông thường chỉ có một vài dòng họ hình thành một cộng đồng gồm ba đến bốn thế hệ, có cùng huyết thống, tổ tiên với nhau. Trước đây mỗi dòng họ người H’Mông thường cư trú trên một phạm vi nhất định do trưởng họ và các gia đình khai phá. Ngày nay, mặc dù người H’Mông cư trú xen kẽ với các dân tộc khác nhưng những người cùng dòng họ vẫn sinh sống gần nhau, tạo thành một cộng đồng người H’Mông đặc sắc.

Trong hôn nhân gia đình của người H’Mông, việc kết hôn phải được sự cho phép của cha mẹ, nếu không sẽ bị coi là bất hiếu, không đƣợc cộng đồng chấp nhận. Để tiến tới hôn nhân trước sự cản trở ấy, người H’Mông thường có tục “kéo vợ” (bắt vợ, cướp vợ), đôi trai gái hẹn nhau, bí mật chọn một ngày người con trai “kéo” người con gái về nhà mình. Cô gái dù biết trước mọi chuyện vẫn phải giả vờ kêu cứu, khóc lóc để người nhà đến cứu, bởi người H’Mông cho rằng, người con gái bị kéo về làm vợ mà không khóc lóc, kêu la thì là con gái hƣ hỏng, bị gia đình và làng xóm coi khinh. Sau khi “kéo” xong, nhà trai sẽ bắt gà làm phép, người con gái chính thức trở thành người của nhà trai, nhà gái sẽ không thể đƣa con gái về nhà đƣợc nữa. Đây là một tục lệ tốt đẹp để những đôi trai gái H’Mông bị gia đình ngăn cản có cơ hội đến đƣợc với nhau, tuy nhiên, tục lệ này đang bị biến tướng, không thể xác định liệu đôi trai gái ấy ngầm có thực sự yêu mến nhau hay không, nhiều trường hợp đã xảy ra

tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống khi các cô gái bị ép buộc, bị “kéo vợ” một cách không tự nguyện.

Dân tộc Kinh tại huyện Mường La có khoảng 5.633 người, chủ yếu thuộc nhóm người di dân theo chính sách Xây dựng các vùng kinh tế mới của chính phủ năm 1961 tiếp tục sinh sống và định cƣ tại huyện. Dân tộc Kinh sinh sống tại huyện Mường La tiếp tục gìn giữ liên hệ với họ hàng, thân tộc ở quê cũ, nhiều phong tục tập quán tiếp tục đƣợc áp dụng, trong đó có không ít những hủ tục lạc hậu với quan niệm “phép vua thua lệ làng”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”... Do trải qua sự thay đổi từ đồng bằng lên miền núi cùng với các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tại huyện Mường La, người Kinh nơi đây không tiếp tục duy trì nền nông nghiệp lúa nước mà chuyển dần sang phát triển trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, kinh doanh cá thể hộ gia đình. Trải qua nhiều thế hệ sinh sống, nhiều phong tục tập quán của dân tộc Kinh đã đƣợc hòa quyện với các dân tộc bản xứ, tạo nên nét đặc sắc văn hóa riêng của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn huyện Mường La.

Tiếp nối những văn hóa truyền thống, cộng đồng các dân tộc tại huyện Mường La đã thực sự tạo nên một cộng đồng đa dạng về văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc.

Bên cạnh những nét đẹp trong truyền thống văn hóa, do điều kiện về kinh tế, nhiều người dân trên địa bàn huyện vẫn đang phải tiếp tục sống trong đói nghèo, lạc hậu do không đƣợc tiếp cận đầy đủ với hệ thống giáo dục, nhiều trẻ phải bỏ học, thậm chí không được đến trường để ở lại phụ giúp gia đình. Ta có thể thấy đƣợc phần nào thực trạng này thông qua số lƣợng học sinh trên địa bàn huyện qua các cấp học, theo thành phần giới tính, dân tộc, và tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của các em trong năm học 2016 - 2017 thể hiện qua bảng dưới đây.

ảng 3: Số học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La năm học 2016 - 2017 (học sinh)

TT Cấp học

Tổng số

Dân tộc thiểu số Tổng số Nam Nữ

1 Tiểu học 12.147 6.270 5.877 11.548

2 THCS 7.200 3.936 3.264 6.911

3 THPT 1.676 1.038 638 1.553

TỔNG 21.023 11.244 9.779 20.012 (Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2016).

6270

3936

1038 5877

3264

638 11548

6911

1553

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000

Tiểu học THCS THPT

Nam Nữ Dân tộc thiểu số

Biểu đồ 2: Số học sinh phổ thông phân chia theo giới tính và dân tộc trên địa bàn huyện Mường La năm học 2016 - 2017 (học sinh)

ảng 4: Số học sinh thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn huyện Mường La, tỉnh Sơn La năm học 2016 - 2017.

Học sinh thi tốt nghiệp THPT Tỷ lệ tốt nghiệp (%)

Tổng số Nam Nữ Tổng số Trong đó:

Học sinh nữ

475 285 190 97,68 98,95

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2016).

Dựa theo số liệu trong bảng và biểu đồ trên, có thể thấy, cũng nhƣ thành phần dân tộc, học sinh phổ thông tại huyện Mường La chủ yếu là dân tộc thiểu số, chiếm 95,2% số lƣợng học sinh phổ thông toàn huyện. Qua ba cấp học, số lượng học sinh đều có xu hướng giảm, cụ thể, ở cấp Tiểu học, số học sinh là 12.147, chiếm 57,8% tổng số học sinh; ở cấp THCS, số học sinh là 7.200, chiếm 34,2% và đến cấp THPT, số học sinh là 1.676, chiếm 8% tổng số học sinh toàn huyện. Số học sinh nam và học sinh nữ nhìn chung không có sự chêch lệch lớn, học sinh nữ chiếm khoảng 46,5% tổng số học sinh; tuy nhiên số học sinh nữ lại có sự suy giảm và chêch lệch khá lớn qua ba cấp học, cụ thể: Cấp Tiểu học, học sinh nữ là 5.877, chiếm 48,4%; cấp THCS, số học sinh nữ giảm xuống còn 3.264, chiếm 45,3%; đến cấp THPT, số học sinh nữ chỉ còn 638, chỉ chiếm 38,1% tổng số học sinh.

Trong năm học 2016 - 2017, mặc dù có 1.676 học sinh THPT, tuy nhiên, chỉ có 475 thí sinh dự thi tốt nghiệp, chiếm 38,8% tổng số học sinh THPT.

Trong đó có 190 thí sinh nữ, chiếm 29,8% tổng số nữ học sinh THPT và chiếm 40% tổng số thí sinh dự thi.

Những đặc điểm thực trạng về kinh tế, văn hóa, xã hội trên địa bàn huyện Mường La đã tác động sâu sắc đến kinh tế và lối sống của người dân địa phương, trong đó có những hủ tục tồn tại trên địa bàn huyện như tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.

Một phần của tài liệu Thực trạng vấn đề tảo hôn và kết hôn cận huyết thống trên địa bàn huyện mường la, tỉnh sơn la (Trang 36 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)