Hoà giải tranh chấp thương mại – phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tranh chấp thương mại

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về phương thức hòa giải các tranh chấp thương mại ở Việt Nam (Trang 23 - 26)

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀ GIẢI NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀ GIẢI

1.2. Hoà giải tranh chấp thương mại – phương thức giải quyết tranh chấp thương mại tranh chấp thương mại

1.2.1. Khái niệm hoà giải tranh chấp thương mại

Khái niệm hoà giải được định nghĩa tại nhiều tài liệu khác nhau. Theo Từ điển tiếng Việt thì “Hoà giải là thuyết phục các bên đồng ý chấm dứt xung đột hoặc xích mích một cách ổn thoả”.2

Theo Từ điển Luật học của Black (Black’s Law Dictionary) thì “Hoà giải là một quá trình giải quyết tranh chấp riêng tư, không chính thức, trong đó một bên trung lập thứ ba, được gọi là hoà giải viên, giúp các bên có tranh chấp đạt được một thoả thuận chung”.

Theo Khoản 1 Điều 3 của Luật mẫu của Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) về Hoà giải thương mại quốc tế năm 2002 thì “Hoà giải là quá trình, gọi là hoà giải, trung gian hoà giải hay cách thức tương tự khác mà các bên đề nghị (các) bên thứ ba (“hoà giải viên”) hỗ trợ họ trong quá trình đạt được một dàn xếp hoà bình đối với tranh chấp phát sinh trong hợp đồng hay quan hệ pháp lý khác. Hoà giải viên không có thẩm quyền áp đặt các bên giải pháp giải quyết tranh chấp.

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hoà giải thương mại thì “Hòa giải thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do các bên thỏa thuận và được hòa giải viên thương mại làm trung gian hòa giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp theo quy định của Nghị định này”.

2 Hoàng Phê (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng

Từ khái niệm tranh chấp thương mại như đã nêu tại Mục 1.1.1 và khái niệm về hoà giải, có thể định nghĩa về hoà giải tranh chấp thương mại như sau: Hoà giải tranh chấp thương mại là một trong các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại do một bên làm trung gian hoà giải hỗ trợ giải quyết tranh chấp giữa các bên.

1.2.2. Vai trò của việc hoà giải tranh chấp thương mại

Thứ nhất, hòa giải đề cao và đảm bảo yếu tố tự quyết. Trong hòa giải, các bên tranh chấp có thể nói chuyện, trao đổi, đàm phán và thảo luận về các giải pháp trong toàn bộ quá trình. Các bên có quyền tự do bày tỏ, thể hiện và bảo vệ cho quan điểm của mình. Đây là một vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp của hòa giải. Hòa giải đem lại cơ hội cho các bên trình bày, giải thích và đưa ra lời xin lỗi với nhau. Các bên trực tiếp tham gia vào giải quyết chính tranh chấp của mình, có quyền quyết định với toàn bộ nội dung, kết quả hoà giải, điều này cũng khiến tinh thần trách nhiệm của các bên đối với các lựa chọn của mình được nâng cao so với việc kết quả được hoàn toàn quyết định bởi một bên thứ ba như thẩm phán hay trọng tài viên, như vậy, các bên sẽ có được những quyết định có lợi hơn cho mình so với việc một bên thứ ba ra quyết định.

Thứ hai, giải quyết tranh chấp bằng hòa giải có thể duy trì hoặc cải thiện mối quan hệ giữa các bên nhờ việc xem xét đến lợi ích và quan tâm thực tế của các bên. Hoà giải ít phụ thuộc vào các quy tắc, nguyên tắc, mà chủ yếu dựa vào con người. Trong khi giải quyết tranh chấp tại tố tụng được căn cứ trên hành vi, sự kiện và các quy định pháp luật, thì trong hòa giải, trọng tâm là con người chứ không phải tình tiết vụ việc. Hòa giải viên phải xét đến nhu cầu hiện tại cũng như mối quan tâm của các bên. Hòa giải cho phép giải quyết vụ việc dựa trên lợi ích mong muốn của các bên. Hòa

giải viên thường không yêu cầu các bên phải thuyết phục hay làm cho họ tin về những tình tiết thực tế, hơn nữa, họ cũng thiếu những cơ chế hỗ trợ điều tra hoặc kiểm nghiệm sự thật. Mặt khác, các bên cũng không có điều kiện để chất vấn hay kiểm chứng những lời nói hay tuyên bố của nhau theo những cách thức giống như tại cơ quan tố tụng. Hoà giải có thủ tục linh hoạt và dựa trên nguyên tắc các bên cùng tham gia, xây dựng, đàm phán phương hướng giải quyết vấn đề khiến cho hòa giải trở thành một phương thức giải quyết tranh chấp mềm dẻo chứ không cứng nhắc như tố tụng.

Hoạt động tố tụng có thể dẫn đến sự thiệt hại không thể sửa chữa được trong các mối quan hệ vì tính tài phán và cứng nhắc của nó.

Thứ ba, hòa giải ngoài tố tụng là phương thức hữu dụng khi các bên không lựa chọn hoà giải tại Trọng tài hay Tòa án, bởi thủ tục linh hoạt, không cứng nhắc, có thể được thỏa thuận và điều chỉnh cho thích nghi.

Thứ tư, hòa giải có ý nghĩa lớn, nó giúp giải quyết ổn thoả hay giảm thiểu những tranh chấp, bất đồng, mâu thuẫn, xích mích theo một cách tối ưu nhất bởi những ưu điểm của nó. Mặt khác, còn giúp các bên hiểu, thông cảm nhau hơn, giữ gìn, duy trì và tiếp tục phát triển mối quan hệ, môi trường làm ăn kinh doanh. Với thủ tục đơn giản, linh hoạt, nhanh gọn, tiết kiệm được thời gian, chi phí, hòa giải thương mại mang lại lợi thế cho các bên khi có cơ hội lựa chọn một trình tự, thủ tục phù hợp nhất với mình, tránh những thủ tục pháp lý phức tạp. Các bên là người quyết định kết quả và phương án hòa giải mà không phụ thuộc vào bên nào khác, đây cũng là điểm khác biệt quan trọng giữa hoà giải với tố tụng.

Thứ năm, hòa giải được biết đến là một biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế, trong bối cảnh Toà án đang bị quá tải với các vụ tranh chấp cần được giải quyết, hoà giải còn có ý nghĩa giảm tải khối lượng công việc lên Tòa án,

tiết kiệm chi phí, vật chất, thời gian, nguồn lực cho nhà nước, xã hội, cho các tổ chức kinh tế.

Thứ sáu, hòa giải giúp tạo ra một môi trường tốt hơn cho hoạt động kinh doanh. Hoà giải luôn là biện pháp phổ biến được các bên tranh chấp lựa chọn làm phương thức giải quyết đầu tiên bởi nó làm giảm chi phí trực tiếp và gián tiếp mà các bên phải chịu trong việc thực thi các hợp đồng và giải quyết các tranh chấp.

Một phần của tài liệu Thực trạng pháp luật về phương thức hòa giải các tranh chấp thương mại ở Việt Nam (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)