Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀ GIẢI NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀ GIẢI
1.3. Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thương mại của một số nước trên thế giới
2.1.2. Nguyên tắc hoà giải tranh chấp thương mại
Khi giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải, các chủ thể có liên quan phải tuân theo các nguyên tắc quy định tại Điều 4 Nghị định 22/2017/NĐ-CP, cụ thể là các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, các bên tranh chấp tham gia hòa giải hoàn toàn tự nguyện và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Khi tham gia vào bất kỳ quan hệ dân sự nào, yếu tố tự nguyện luôn được đề cao và tôn trọng. Việc lựa chọn sẽ giải quyết tranh chấp bằng hoà giải mà không phải là một phương thức khác phải hoàn toàn xuất phát từ sự tự nguyện của các bên, không được phép tồn tại bất kỳ sự ép buộc nào để đi đến thoả thuận đó, bởi nếu ép buộc sẽ làm mất đi bản chất của việc hoà giải mà tính chất là đề cao sự tự nguyện của các bên. Hoà giải tại Toà án với tư cách là một thủ tục bắt buộc cũng phải tuân theo nguyên tắc này, cụ thể là việc hoà giải phải tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình (Điều 205 BLTTDS 2015).
Ngoài ra, quyền và nghĩa vụ của các bên cũng là như nhau, không bên nào được ưu tiên hay có lợi thế hơn bên nào.
Thứ hai, các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác
Thông tin liên quan đến vụ việc hoà giải sẽ được giữ bí mật, mọi chủ thể liên quan phải tuân thủ nguyên tắc này. Mặc dù vậy, pháp luật vẫn tôn trọng sự thoả thuận giữa các bên, nên nếu như các bên có thoả thuận khác, ví dụ các thông tin liên quan đến vụ việc hoà giải có thể được công khai cho một bên thứ ba khác do các bên chỉ định, thì việc bên thứ ba biết các thông tin này là không trái với nguyên tắc của hoà giải thương mại. Đồng thời, trong trường hợp pháp luật có yêu cầu, ví dụ nhằm mục đích phục vụ cho các yêu cầu cấp thiết hay liên quan đến an ninh, các thông tin đó vẫn có thể được yêu cầu tiết lộ và phải tiết lộ.
Quy định này có một số bất cập như sau:
Các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật, đồng thời, hoà giải viên có nghĩa vụ bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật. Quy định này nhằm giúp các bên giữ uy tín thương trường, bí mật kinh doanh, công nghệ. Mặc dù vậy, trong trường hợp hoà giải không thành, theo đó các bên có quyền đưa vụ tranh chấp đến giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án, khi đó, luật chưa có quy định về việc các thông tin các bên đã thu được trong quá trình hoà giải sẽ được đảm bảo như thế nào. Các thông tin này không phải thông tin công khai hay thông tin có thể thu thập được nếu như các bên không tham gia hoà giải bởi hoà giải viên, do vậy, nếu các thông tin này được sử dụng làm chứng cứ trong việc tố tụng sẽ là bất lợi và không công bằng cho bên bị sử dụng thông tin.
Thứ ba, nội dung thỏa thuận hòa giải không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền của bên thứ ba
Nguyên tắc này phù hợp với nguyên tắc của pháp luật dân sự, mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng và cũng tương tự với một trong các nguyên tắc hoà giải tại Toà án, đó là nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội (Điều 205 BLTTDS 2015).
Mặc dù pháp luật cho phép các bên được tự do thoả thuận hoà giải, nhưng việc tự do đó vẫn phải nằm trong khuôn khổ của pháp luật. Đây cũng là cách quản lý của nhà nước, hướng đến tự do hoá các quan hệ dân sự, nhưng không được trái với nguyên tắc quản lý nhà nước, bởi nếu các bên được tự do thoả thuận về mọi vấn đề mà không có bất kỳ giới hạn nào, các quy định nhà
nước ban hành để quản lý, thiết lập trật tự xã hội sẽ trở nên vô nghĩa, do vậy mà các bên có thể tự do thoả thuận, nhưng không được thoả thuận về các điều pháp luật cấm hay trái với đạo đức xã hội, đồng thời cũng không được thoả thuận nhằm cố ý trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của mình với bên thứ ba, làm xâm phạm đến quyền của bên thứ ba.