Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀ GIẢI NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀ GIẢI
1.3. Kinh nghiệm giải quyết tranh chấp thương mại của một số nước trên thế giới
2.1.1. Chính sách của Nhà nước đối với hoà giải tranh chấp thương mại
Không thể phủ nhận các lợi ích mà hoà giải mang lại so với các phương thức giải quyết tranh chấp khác, nhằm nâng cao và phát huy tối đa ưu thế của phương thức này, quan điểm, chính sách của Nhà nước đối với phương thức hoà giải thương mại được thể hiện rõ ràng tại Điều 5 Nghị định 22/2017/NĐ- CP như sau:
6 General Assembly Adopts the United Nations Convention on Internationa l Settlement Agreements Resulting from Mediation, https://uncitral.un.org/en/news/general-assembly-adopts-united-nations- convention-international-settlement-agreements-resulting
Thứ nhất, Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp sử dụng hòa giải thương mại để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực thương mại và các tranh chấp khác mà pháp luật quy định được giải quyết bằng hòa giải thương mại.
Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải là một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế có nhiều ưu điểm và đã được áp dụng phổ biến từ lâu tại các nước phát triển trên thế giới.
Trước đây, hoà giải là việc tự hoà giải giữa các bên, không chịu sự điều chỉnh bởi quy định pháp luật nào, không phải tuân theo thủ tục nào, các bên tự quyết định trình tự, thủ tục, tự chọn bên trung gian hoà giải, quyền tự định đoạt với mọi vấn đề của các bên là rất lớn và tuyệt đối. Do tính chất tự phát và phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí và thoả thuận giữa các bên nên cũng không có ràng buộc nào buộc các bên phải thi hành kết quả hoà giải thành của mình. Do vậy mà các bên mặc dù đã tự đạt được thoả thuận bên ngoài với nhau, tuy nhiên vì e ngại tính khả thi thực hiện không cao nên đã phải tìm đến Trọng tài, Toà án để tham gia thủ tục hoà giải do Hội đồng trọng tài, Thẩm phán chủ trì. Các bên có thể giữ nguyên nội dung đã thoả thuận được và đưa tranh chấp ra Toà án nhưng dừng lại ở bước thủ tục hoà giải và không đưa vụ án ra xét xử. Như vậy, nội dung thoả thuận sẽ được thể hiện dưới quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự và sẽ được đảm bảo thi hành theo cơ chế thi hành án. Mặc dù vậy, thời gian từ khi nộp đơn khởi kiện đến khi Toà án tổ chức phiên hoà giải và sau đó ra quyết định công nhận sự thoả thuận là rất dài, mất thời gian cho cả đôi bên khi họ đã đạt được đồng thuận chung từ trước, hơn nữa, chi phí cũng tốn kém hơn.
Khắc phục bất tiện này và tình trạng quá tải tại Toà án, Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hoà giải thương mại ra đời đã đánh dấu một bước tiến mới trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại tại Việt Nam và giải quyết
được vấn đề nổi cộm và cũng là hạn chế lớn nhất của phương thức hoà giải trước khi được luật hoá như nêu trên, bằng việc cho phép các bên có thể tự thoả thuận hoà giải với nhau và đề nghị Toà án công nhận sự thoả thuận đó với điều kiện nội dung của thoả thuận hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba. Hệ quả là quyết định công nhận của Toà án được đảm bảo thi hành theo quy định BLTTDS 2015. Nó thể hiện quan điểm của nhà nước khi bắt đầu hướng đến sử dụng hoà giải như một phương thức độc lập bên cạnh các phương thức giải quyết tranh chấp khác.
Rộng hơn, hoà giải không chỉ được nhà nước khuyến khích với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp độc lập mà còn được quy định là một thủ tục bắt buộc tại tố tụng Toà án hay là một lựa chọn tại tố tụng Trọng tài từ trước khi có Nghị định 22/2017/NĐ-CP cụ thể, tinh thần này được thể hiện tại Khoản 2 Điều 5 BLTTDS 2015, đó là trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Cụ thể hoá tinh thần và điều luật này, hoà giải được quy định là một thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Toà án và hoà giải là thủ tục được tiến hành đầu tiên trước khi vụ án được đưa vào xét xử (Điều 205, Điều 208 BLTTDS 2015). Bên cạnh đó, hoà giải còn được khuyến khích trong suốt quá trình giải quyết vụ án, từ khi Toà án thụ lý cho đến khi Toà án ra quyết định xét xử, cụ thể là trường hợp thủ tục hoà giải tại phiên họp hoà giải không thành. Trong quá trình bắt đầu phiên toà sơ thẩm, Chủ toạ sẽ hỏi các đương sự có thoả thuận được với nhau hay không, nếu có sẽ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự (Điều 246 BLTTDS 2015). Tiếp đó, trong quá trình xét xử sơ thẩm, các đương sự có quyền đề nghị Toà án tạm ngừng phiên toà để tự thoả thuận với nhau (Điểm đ
Khoản 1 Điều 259 BLTTDS 2015). Tại phiên toà phúc thẩm, Chủ toạ lại hỏi các đương sự có thoả thuận được với nhau không và ra quyết định công nhận sự thoả thuận nếu có (Điều 300 BLTTDS 2015). Hay nhà nước cũng khuyến khích các bên có quyền tự do thương lượng, thoả thuận vào mọi thời điểm từ lúc bắt đầu tố tụng trọng tài (Điều 9 Luật Trọng tài thương mại 2010). Tuy nhiên khác với Toà án, hoà giải không phải là một thủ tục bắt buộc. Tại bất kỳ thời điểm nào các bên đều có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài hoà giải hoặc nếu các bên thoả thuận được với nhau đều có quyền đề nghị Chủ tịch Trung tâm trọng tài đình chỉ giải quyết tranh chấp (Điều 58, Điểm d Khoản 1 Điều 59 Luật Trọng tài thương mại 2010).
Thứ hai, khuyến khích huy động các nguồn lực tham gia hoạt động hòa giải thương mại, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực hòa giải viên thương mại tổ chức hòa giải thương mại.
Do đây là một phương thức tuy không còn xa lạ nhưng lại được coi là
“mới mẻ” vì mới được đưa từ thực tiễn vào quy định pháp luật, do vậy mà để phát triển phương thức này đòi hỏi huy động các nguồn lực lớn nhằm phổ biến rộng rãi đến người dân, hướng tới đưa phương thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải trở thành phương thức tối ưu, được lựa chọn nhiều nhất bởi người dân.