Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀ GIẢI NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀ GIẢI
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về phương thức hoà giải tranh chấp thương mại
2.2.1. Kết quả đạt được
Hoà giải là một phương thức giải quyết tranh chấp thay thế rất phổ biến trên thế giới và cũng đã xuất hiện từ rất lâu, tuy nhiên tại Việt Nam hoạt động này chưa được điều chỉnh bởi bất kỳ thiết chế pháp luật nào. Trong bối cảnh ngày càng nhiều doanh nghiệp Việt Nam lựa chọn phương thức trọng tài để giải quyết tranh chấp trước khi lựa chọn tòa án, điển hình là theo Báo cáo Đánh giá năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016, có đến 47% doanh nghiệp Việt Nam sử dụng trọng tài để giải quyết tranh chấp thay cho phương thức tòa án truyền thống, đồng thời việc lựa chọn phương thức dùng tòa án để giải quyết tranh chấp của doanh nghiệp hiện nay đang giảm dần từ 60% (năm 2013) xuống 36% (năm 2016)7, thì sự ra đời của Nghị định 22/2017/NĐ-CP hứa hẹn sẽ là xu hướng giải quyết tranh chấp mới được ưa chuộng và dần thay thế cho Trọng tài và Toà án.
Bên cạnh đó, theo số liệu điều tra qua phiếu hỏi của của nhóm thư ký Dự án điều tra cơ bản về “Thực trạng tranh chấp và giải quyết tranh chấp
7 Doanh nghiệp Việt dần ưa chuộng trọng tài giải quyết tranh chấp (2018),
http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/kinh-doanh/2018-05-29/doanh-nghiep-viet-dan-ua-chuong- trong-tai-giai-quyet-tranh-chap-58041.aspx
thương mại quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam và vai trò của các thiết chế tư pháp, bổ trợ tư pháp”, trong số 367 doanh nghiệp Việt Nam được khảo sát (tại Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang) đã gặp tranh chấp thương mại quốc tế có 100 doanh nghiệp từng giải quyết tranh chấp bằng hòa giải (tỷ lệ 26,9%)8 – tỷ lệ nhỏ so với số doanh nghiệp chọn phương thức giải quyết tại Trọng tài và Tòa án.
Do hoà giải khác với thương lượng ở chỗ có sự xuất hiện của bên thứ ba và cũng khác với tố tụng trọng tài và Toà án ở đặc điểm hoà giải viên không có quyền xét xử, quyết định và đưa ra phán quyết. Vai trò của hoà giải viên chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ, giúp đỡ các bên tìm ra phương án giải quyết tối ưu nhất, nên hoà giải là phương thức được các bên tranh chấp ưu tiên và ưa chuộng nhất mỗi khi có bất hoà xảy ra.
Một khảo sát doanh nghiệp về vấn đề hòa giải thương mại và giải quyết tranh chấp tại Việt Nam do VIAC và Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group), cho thấy nhu cầu của doanh nghiệp Việt Nam đối với phương pháp giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải là rất cao. 78% doanh nghiệp được khảo sát cho biết họ sẵn sàng thử phương thức hòa giải. Có 64 doanh nghiệp có kinh nghiệm hòa giải (đa số - 41 doanh nghiệp - thuộc lĩnh vực sản xuất, sau đó là lĩnh vực thương mại). Trong số này, 77% doanh nghiệp hài lòng với kết quả hòa giải, 79% sẽ tiếp tục sử dụng phương thức hòa giải, 78% doanh nghiệp sẽ giới thiệu với doanh nghiệp khác và chỉ có 2% tuyên bố sẽ không sử dụng dịch vụ hòa giải nữa.9
8 Giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng: “Chuyên nghiệp hóa” hoạt động hòa giải (2010), http://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=1445
9 Châu Việt Bắc (2017), Bước tiến hòa giải thương mại,
https://www.thesaigontimes.vn/160435/Buoc-tien-hoa-giai-thuong-mai.html
Trước sự ra đời của Nghị định 22/2017/NĐ-CP, các hoạt động hoà giải chỉ là tự phát và không có quy định pháp luật nào điểu chỉnh hoạt động này, do vậy mà không có con số thống kê chính xác và cũng khó có thể thống kê chính xác khi không có cơ chế. Trước đó, chỉ có duy nhất một tổ chức đứng ra hoà giải ngoài tố tụng, đó là Trung tâm hoà giải Việt Nam (VMC) trực thuộc Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC). Từ 10/09/2007, VIAC đã ban hành riêng Quy tắc hoà giải của mình và cũng đã giải quyết một số vụ tranh chấp theo thủ tục hòa giải.
Như đã đề cập, trước khi hoạt động hoà giải thương mại được luật hoá, VIAC đã có Quy tắc hoà giải và tổ chức hoà giải theo quy tắc này, tuy vậy, các hoạt động theo quy tắc hoà giải không mang tính bắt buộc. Theo số liệu thống kê của VIAC, các tranh chấp thương mại lựa chọn giải quyết tại VIAC ngày càng gia tăng, trong năm 2013 số vụ tranh chấp được tiếp nhận và giải quyết là 99 vụ, con số này tăng lên thành 124 vào năm 2014 và tiếp tục phát triển lên thành 146 vụ vào năm 2015, đến năm 2016, con số này đã tăng lên thành 155 và năm 2017 là 151 vụ, đến ngày 22/8/2018 là 97 vụ.10 Tính đến thời điểm hiện tại, có 19 vụ đã hoà giải thành, trong đó giai đoạn từ 2007- 2010, VIAC mới thụ lý và giải quyết 05 vụ việc hòa giải. Mặc dù đây là con số chưa cao so với các vụ tranh chấp diễn ra, nhưng đã cho thấy dấu hiệu tích cực về việc sử dụng hoà giải như một biện pháp giải quyết tranh chấp thay thế. Tỷ lệ này vẫn cao hơn ở Toà án sở dĩ là vì đối với các bên tranh chấp, mặc dù cùng là cơ quan tố tụng, nhưng ở Trọng tài vẫn mềm dẻo và linh hoạt hơn so với Toà án, các thông tin nhạy cảm, bí mật của các bên cũng được giữ kín, đảm bảo bí mật, do vậy mà các bên có thể thoải mái đàm phán với nhau hơn và dễ dàng đi đến thoả thuận hơn. Mặt khác, hoà giải ở Trọng tài không
10 Xem: Số liệu thống kê VIAC theo từng năm
phải là một thủ tục bắt buộc, hoà giải chỉ được thực hiện khi các bên có yêu cầu hay các bên tự thoả thuận với nhau và đề nghị đình chỉ giải quyết vụ việc.
Tâm lý chung là mặc dù sau khi khởi kiện tại Trọng tài hay trong bất kỳ thời điểm nào trong toàn bộ giai đoạn tố tụng, các bên nhận thấy một vài khả năng có thể hoà giải được và đồng ý hoà giải để thoả thuận với nhau. Việc này xuất phát hoàn toàn từ ý chí của các bên, các bên phải thấy việc hoà giải khả thi thì mới đề nghị hoà giải. Do đó mà tỷ lệ hoà giải thành các tranh chấp thương mại ở Trọng tài, nếu có, cao hơn so với Toà án. Đơn cử như dựa vào số liệu thống kê tại Báo cáo về công tác của các Tòa án năm 2017 cho biết số lượng án tăng 28.993 vụ so với cùng kỳ năm 2016 nhưng hầu hết các vụ án đều được giải quyết trong thời hạn quy định của pháp luật. Tỷ lệ hòa giải thành tăng 1% so với cùng kỳ năm 2016 (54%).
Hay căn cứ vào tình hình giải quyết tranh chấp thương mại bằng hoà giải tại Hà Nội:
Báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2017 của hai cấp Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội cho biết Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hà Nội đã thụ lý 18.010 vụ án; giải quyết 11.947 vụ, đạt tỷ lệ 66,3%. So với 6 tháng đầu năm 2016, số thụ lý tăng 1.409 vụ, chiếm 8,5%, số giải quyết tăng 389 vụ, chiếm 3,4%.
Đối với án kinh doanh thương mại đã thụ lý 1.671 vụ (Thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 1.591 vụ; đã giải quyết, xét xử 345 vụ. Thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 80 vụ; đã giải quyết 28 vụ) (tăng 57 vụ, chiếm 0.35%); giải quyết 373 vụ (giảm 32 vụ, chiếm 7,9 %), đạt tỷ lệ 22,3%. Số vụ án, quyết định bị hủy 10 vụ (giảm 9 vụ); sửa án 11 vụ (giảm 2 vụ). Án quá hạn 24 vụ (giảm 32 vụ);
Tạm đình chỉ 275 vụ (tăng 41 vụ). Hòa giải thành, công nhận thỏa thuận của các đương sự 135 vụ, chiếm 20.3% trên tổng số án hôn nhân gia đình đã giải
quyết. Các vụ việc kinh doanh thương mại chủ yếu là các tranh chấp về đầu tư tài chính ngân hàng.
Do hoạt động hoà giải tại Toà án là một thủ tục bắt buộc nên các bên khi đưa vụ tranh chấp ra Toà án có nghĩa vụ phải trải qua thủ tục hoà giải, trừ các trường hợp không được hoà giải và không hoà giải được theo quy định pháp luật. Theo thống kê không chính thức, các tranh chấp về hôn nhân gia đình, dân sự có tỷ lệ hoà giải thành không quá nhỏ, đặc biệt là các tranh chấp về hôn nhân gia đình, đơn cử theo số liệu của hai cấp Toà án nhân dân thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2017, án dân sự đã hoà giải thành 369 vụ (thụ lí 2879 vụ), chiếm 30% trên tổng số án dân sự đã giải quyết, án hôn nhân và gia đình đã hoà giải thành 5.015 vụ (thụ lí 8484 vụ), chiếm 74% trên tổng số án hôn nhân gia đình đã giải quyết. Các tranh chấp thương mại ngược lại có tỷ lệ hoà giải không thành không cao, bởi các bên khi không tự hoà giải ngoài tố tụng được với nhau mới phải đưa tranh chấp đến Toà án để giải quyết, đó cũng là lựa chọn cuối cùng của các bên do không bên nào muốn mất nhiều thời gian, chi phí, công sức, uy tín vào một vụ tranh chấp, bất đắc dĩ mới phải khởi kiện ra Toà, do vậy mà phần lớn các vụ tranh chấp thương mại thường không hoà giải thành công là điều dễ hiểu 11.
Sau khi Nghị định 22/2017/NĐ-CP ra đời, ngày 28/04/2018, VIAC đã thành lập Trung tâm hoà giải Việt Nam VMC, như vậy, VMC chính thức trở thành trung tâm hoà giải đầu tiên tại Việt Nam được thành lập hợp pháp theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP và có chức năng cung cấp dịch vụ hoà giải, VMC đã ban hành Quy tắc hoà giải mới bắt đầu áp dụng từ 01/07/2018. Đến thời điểm hiện tại, mới chỉ có một Trung tâm hoà giải duy
11 Xem: Báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2017 của hai cấp
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tại kỳ họp thứ IV Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội khóa XV
nhất theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP được thành lập là VMC, đồng thời cũng chưa ghi nhận vụ tranh chấp nào được đưa đến hoà giải tại Trung tâm trọng tài này theo trình tự, thủ tục của Nghị định 22/2017/NĐ-CP.
Cho đến thời điểm hiện tại, tại Thành phố Hà Nội, Sở Tư pháp đã ghi nhận 56 hoà giải viên thương mại vụ việc vào danh sách, trong đó có 2 hoà giải viên người nước ngoài, trong đó 1 hoà giải viên đến từ tổ chức hoà giải thế giới và 1 hoà giải viên mang quốc tịch Nhật Bản.
2.2.2. Một số khó khăn, vướng mắc trong thực thi pháp luật về hoà giải tranh chấp thương mại và nguyên nhân
Mặc dù hoạt động hoà giải thương mại đã được luật hoá nhưng thực tế cho đến nay, sau hơn 01 năm thi hành Nghị định 22/2017/NĐ-CP, hòa giải, với tư cách là một trong các biện pháp giải quyết tranh chấp ngoài tố tụng, chưa được cộng đồng, doanh nghiệp quan tâm sử dụng để giải quyết các tranh chấp thương mại bởi những nguyên nhân sau:
Nhận thức về vai trò của hòa giải còn hạn chế
Hoà giải đã xuất hiện từ lâu nhưng hoà giải theo quy định của Nghị định 22/2017/NĐ-CP còn khá mới. Các cá nhân, tổ chức chưa quen với phương thức mới này, tương tự như trước đây, mặc dù phương thức trọng tài đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2003 nhưng khi nhắc đến Trọng tài, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong nước vẫn coi đó là một phương thức vô cùng mới mẻ cũng như không có các hiểu biết đầy đủ và chính xác về nó, vẫn chịu ảnh hưởng to lớn của Tòa án trong suốt thời kỳ kinh tế tập trung kế hoạch hóa, không hiểu biết về hòa giải, chưa hội nhập sâu với thương mại thế giới, do vậy mà vẫn chỉ chọn Toà án làm nơi giải quyết tranh chấp đầu tiên.
Hơn nữa, việc phán quyết trọng tài có thể bị hủy bỏ bởi Tòa án dựa trên những căn cứ nhất định là vấn đề có thể gây tác động bất lợi đến hoạt động
trọng tài và ảnh hưởng đến sự tin tưởng của bên tranh chấp vào hoạt động này và xa hơn là hoạt động hoà giải.
Chính sách tuyên truyền hạn chế
Công tác phổ biến pháp luật không nhận được nhiều sự quan tâm của chính quyền, do vậy mà thực tế là sự hiểu biết của người dân về pháp luật rất hạn chế, chỉ trừ những vấn đề phải tiếp xúc hàng ngày, đặc biệt là pháp luật trong các lĩnh vực đặc thù.
Quy định pháp luật còn lỏng lẻo
Mặc dù Nghị định 22/2017/NĐ-CP là một bước tiến lớn trong hệ thống giải quyết tranh chấp, đưa Việt Nam tiếp cận gần hơn với thông lệ quốc tế, giúp các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng hơn khi lựa chọn đầu tư vào Việt Nam, tuy vậy vẫn còn một số quy định pháp luật cần được hoàn thiện hơn, chẳng hạn như quy định về tiêu chuẩn của hoà giải viên thương mại chưa thật sự chặt chẽ, cần được quy định cụ thể hơn và yêu cầu cao hơn, việc đào tạo, bồi dưỡng năng lực của hoà giải viên cũng chưa được đề cập, tổ chức công nhận hoà giải viên đủ điều kiện còn hạn chế và nên được mở rộng phạm vi.
Tiểu kết chương 2
Pháp luật về hoà giải thương mại với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp thương mại đã được luật hoá và theo Nghị định 22/2017/NĐ-CP, các bên với sự giúp đỡ của hoà giải viên, tự do thể hiện ý chí của mình nhằm tìm ra một giải pháp tối ưu nhất theo một trình tự, thủ tục do các bên lựa chọn. Nghị định cũng có những quy định thể hiện những ưu điểm nổi bật của hòa giải như bảo mật thông tin, giúp bảo vệ uy tín doanh nghiệp... làm căn cứ thúc đẩy sự phát triển của phương pháp hòa giải nhằm
phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp. Nghị định 22/2017/NĐ-CP đánh dấu bước ngoặt lớn trong công cuộc giải quyết các tranh chấp thương mại, từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã có thể sử dụng công cụ hòa giải một cách dễ dàng và hiệu quả hơn nhằm giải quyết các tranh chấp thương mại một cách nhanh chóng, tiết kiệm và hiệu quả nhất với sản phẩm nếu đạt được là kết quả hòa giải thành có giá trị bắt buộc thi hành theo quy định pháp luật.
Luận văn đã nêu những vấn đề pháp lý thực tiễn phát sinh trong quá trình áp dụng các quy định pháp luật trên thực tế, theo đó, các vấn đề nổi bật cần suy xét bao gồm trình tự, thủ tục hoà giải tại Trọng tài thương mại, hoà giải lại đối với cùng một tranh chấp, quy định về xoá tên hoà giải viên và thu hồi Giấy phép thành lập, Giấy đăng ký hoạt động Trung tâm hòa giải thương mại, Giấy đăng ký hoạt động chi nhánh của Trung tâm hòa giải thương mại, trùng lặp phạm vi xem xét khi công nhận kết quả hoà giải thành ngoài Toà án, vấn đề bảo mật thông tin chưa chặt chẽ và nội dung và thời hiệu khởi kiện khi Toà án không công nhận kết quả hoà giải thành.
Chương 3
GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ PHƯƠNG THỨC HÒA GIẢI
TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM