Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀ GIẢI NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOÀ GIẢI
3.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về phương thức hòa giải tranh chấp thương mại ở Việt Nam
a) Hoàn thiện quy định pháp luật về tiêu chuẩn hòa giải viên Hoà giải thương mại đã là phương thức giải quyết tranh chấp rất phố biến ở nhiều quốc gia phát triển trên thế giới và ngày càng phát triển hơn, ơhá luật cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Với thực tế chúng ta bắt đầu luật hoá phương thức này và bắt đầu áp dụng những thực tiễn đầu tiên, có thể tham khảo quy định của các quốc gia này, từ đó điều chỉnh cho phù hợp với pháp luật, điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam. Theo pháp luật của một số nước trên thế giới, tiêu chuẩn của hòa giải viên thương mại căn cứ vào các khía cạnh như: (i) Các yêu cầu tối thiểu để trở thành hòa giải viên thương mại; (ii) Tiêu chuẩn chứng nhận ví dụ: chương trình/khóa đào tạo; (iii) Các yêu cầu duy trì tiêu chuẩn 12.
Khoản 1 Điều 7 Nghị định 22/2017/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn của hoà giải viên thương mại bao gồm: (i) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự; có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, độc lập, vô tư, khách quan; (ii) có trình độ đại học trở lên và đã qua thời gian công tác trong lĩnh vực được đào tạo từ 02 năm trở lên; (iii) có kỹ năng hòa giải, hiểu biết pháp luật, tập quán kinh doanh, thương mại và các lĩnh vực liên quan.
12 Tham khảo Báo cáo tổng thuật pháp luật một số nước về hòa giải thương mại của Bộ Tư pháp – Tổ biên tập Dự thảo Nghị định hòa giải thương mại ngày 29 tháng 5 năm 2015, Mục B.II.2
Như vậy, pháp luật Việt Nam đã quy định yêu cầu tối thiểu của hoà giải viên thương mại là trình độ học vấn, kinh nghiệm và tư cách đạo đức. Tuy nhiên, đối với quy định về kỹ năng của hoà giải viên, tôi kiến nghị nên đặt ra yêu cầu về tiêu chuẩn chứng nhận bởi kiến thức và kỹ năng trong các lĩnh vực luật, kinh doanh, tâm lý, công việc xã hội, quản lý và tư vấn xung đột được xem là cần thiết hay ít nhất cần có. Kỹ năng hòa giải cụ thể bao gồm giao tiếp, điều chỉnh, kiểm tra thực tế, kỹ thuật đặt câu hỏi ví dụ mang tính giả thuyết, tổng hợp, phân tích, soạn thảo, hỗ trợ, kiểm soát cảm xúc, quản lý quá trình.
Các yêu cầu này có thể được đào tạo, đánh giá kỹ năng hoặc tham gia hòa giải có giám sát hoặc cùng hòa giải với hòa giải viên thương mại khác. Nội dung của khóa đào tạo phải được xây dựng quanh các chủ đề và kỹ năng trong các lĩnh vực nói trên. Hơn nữa, hòa giải viên thương mại phải chứng minh các kỹ năng và kiến thức theo yêu cầu trước khi được phê duyệt và cấp chứng chỉ hòa giải viên thương mại.
Đối với các khoá đào tạo hòa giải viên thương mại, có thể là đào tạo chung tổng thể hoặc cụ thể theo một chủ đề nhất định. Có thể cân nhắc về quy định theo hướng hòa giải viên thương mại được cấp chứng chỉ hoạt động chuyên ngành có nghĩa vụ và trách nhiệm giải trình lớn hơn so với hòa giải viên thương mại cấp chứng chỉ hoạt động chung. Hòa giải viên thương mại chuyên về một lĩnh vực quan trọng có thể chịu trách nhiệm nặng hơn đối với các bên so với các hòa giải viên thương mại nói chung. Theo đó, phí hoà giải khi các bên tranh chấp lựa chọn cho mình hòa giải viên thương mại được cấp chứng chỉ hoạt động chung có thể thấp hơn so với việc lựa chọn hoà giải viên thương mại được cấp chứng chỉ hoạt động chuyên ngành về lĩnh vực tranh chấp, tuy nhiên nếu các bên xét thấy tính chất của vụ tranh chấp có thể không cần đến hoà giải viên thương mại có kinh nghiệm, kiến thức chuyên ngành chuyên sâu, việc lựa chọn hoà giải viên chứng chỉ hoạt động chung sẽ là lựa
chọn tối ưu. Việc đào tạo và cấp chứng chỉ có thể được thực hiện linh hoạt như thực tiễn thực hiện tại các lĩnh vực khác, ví dụ như cơ quan nhà nước có thể trực tiếp xây dựng, tổ chức các khoá đào tạo hoà giải viên theo các chứng chỉ, trình độ khác nhau và trực tiếp cấp chứng chỉ. Tuy nhiên cũng có thể uỷ quyền hay quy định điều kiện thành lập và cấp phép cho một tổ chức đủ năng lực để thực hiện chức năng đào tạo hoà giải viên thương mại và cấp chứng chỉ, tổ chức này sẽ đương nhiên phải được thẩm định và cấp phép bởi cơ quan nhà nước.
Cũng giống như các ngành nghề có điều kiện, doanh nghiệp hay cá nhân hành nghề cũng phải đáp ứng được những yêu cầu và chứng chỉ nhất định để có thể hành nghề. Họ được phép hành nghề khi nào còn thoả mãn được điều kiện và còn thời hạn cho phép. Hoà giải viên cũng vậy, chứng nhận nên có một thời hạn xác định và hoà giải viên nếu muốn hành nghề phải luôn duy trì được chứng nhận đó, nếu không duy trì được sẽ có khả năng bị khiếu nại và có thể bị loại ra khỏi danh sách hòa giải viên thương mại. Duy trì tiêu chuẩn có thể thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, bao gồm tiếp tục phát triển chuyên môn, chẳng hạn, ở Áo, có yêu cầu đảm bảo 50 giờ mỗi 5 năm hay các yêu cầu duy trì tiêu chuẩn khác bao gồm kinh nghiệm phân tích, giám sát, kiểm tra kỹ năng, tuân thủ chuẩn mực đạo đức hành nghề, mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và thanh toán phí, lệ phí.13
b) Hoàn thiện quy định pháp luật về công nhận hoà giải viên thương mại
Nghị định 22/2017/NĐ-CP hiện chỉ quy định hoà giải viên quy chế sẽ do tổ chức hoà giải xem xét tiêu chuẩn, hoà giải viên vụ việc sẽ nộp hồ sơ đăng ký đến Sở Tư pháp bao gồm giấy đề nghị, bản sao bằng cấp, giấy tờ
13 Tham khảo Báo cáo tổng thuật pháp luật một số nước về hòa giải thương mại của Bộ Tư pháp – Tổ biên tập Dự thảo Nghị định hòa giải thương mại ngày 29 tháng 5 năm 2015, Mục B.II.2.c
chứng minh kinh nghiệm công tác. Quy định này vẫn còn sơ sài và chưa chuyên nghiệp. Tôi kiến nghị hoà giải viên nên được đánh giá và chứng nhận bởi một tổ chức chuyên nghiệp một cách độc lập, khách quan. Đây cũng là một cách thức giúp tạo dựng niềm tin của các bên tranh chấp vào hiệu quả giải quyết tranh chấp bằng hoà giải thông qua năng lực của hoà giải viên thương mại. Việc công nhận này có thể được thực hiện linh hoạt bởi một cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm chứng nhận hòa giải viên và quản lý hệ thống đăng ký hoặc có thể ủy quyền cho một cơ quan khác, hay một tổ chức tư nhân có đủ năng lực và điều kiện hành nghề chứng nhận được nhà nước cấp phép. Các tiêu chuẩn đối với hoà giải viên cũng có thể được phân chia thành nhiều cấp độ để xếp hạng năng lực hoà giải viên.
c) Hoàn thiện quy định pháp luật về phạm vi bảo mật
Bảo mật được coi là nguyên tắc nền tảng và chính là điểm hấp dẫn của phương thức hòa giải. Thực tiễn phát triển của phương thức hòa giải trên thế giới cho thấy, chìa khóa thành công của phương thức này phụ thuộc rất nhiều vào sự cởi mở của các bên trong việc chia sẻ các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp. Nếu nguyên tắc bí mật trong hòa giải không được đảm bảo thì các bên khó có thể thẳng thắn trao đổi với nhau và với hòa giải viên về việc giải quyết vụ tranh chấp và quá trình hòa giải sẽ rất dễ đi đến thất bại. Nghị định 22/2017/NĐ-CP hiện chỉ có quy định tại Khoản 2 Điều 4 về nguyên tắc hoà giải là các thông tin liên quan đến vụ việc hòa giải phải được giữ bí mật và tại điểm c Khoản 2 Điều 9 về nghĩ vụ bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp mà mình tham gia hòa giải của hoà giải viên. Quy định này cần được cụ thể hoá chặt chẽ hơn theo hướng trách nhiệm bảo mật trong hoạt động hòa giải thuộc về tất cả các bên trong tranh chấp, hòa giải viên kể từ khi bắt đầu hoạt động hòa giải cho đến khi kết thúc và cả sau đó, các bên, hòa giải viên cùng cam kết (bằng lời nói hoặc bằng văn bản) về việc giữ bí mật trước khi bắt đầu
quá trình hòa giải, cam kết không tiết lộ những gì đã nói trong buổi hòa giải.
Đặc biệt, tất cả những thông tin tài liệu do các bên đưa ra trong quá trình hòa giải phải được đảm bảo bí mật và không thể trở thành chứng cứ nhằm chống lại một bên trong tố tụng tại Tòa án hay trọng tài.
Phạm vi của bảo mật cũng rất rộng, nên được quy định bao gồm cả báo cáo của các bên trong quá trình hòa giải và các tài liệu chuẩn bị cho hòa giải, có thể tham khảo Nguyên tắc 7 của Trung tâm Hòa giải Indonesia (Pusat Mediasi Nasional - PMN) quy định phạm vi bảo mật như sau: "(a) Ý kiến hoặc đề nghị được thực hiện bởi bất kỳ bên nào hoặc hòa giải viên; (b) Đề xuất, tóm tắt, và bất kỳ ghi chú khác được trình bày trong quá trình hòa giải;
(c) Bất kỳ đề nghị nào của hòa giải viên, dù là được chấp nhận hay từ chối, (d) Tất cả các tài liệu được soạn thảo và chuẩn bị cho quá trình hòa giải ".14
d) Quy định cụ thể trình tự thủ tục hòa giải
Quy định hiện tại về thủ tục hoà giải vẫn được coi là “mở”, điều này có thể là ưu điểm khi tạo nên cơ chế linh hoạt, chủ động, tiết kiệm thời gian nhưng cũng cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp và đôi khi gây ra lúng túng khi áp dụng. Để vẫn duy trì cả hai yếu tố này, vẫn linh hoạt và tạo sự chuyên nghiệp, tôi kiến nghị nên xây dụng thủ tục hoà giải theo hướng quy định rõ thủ tục bao gồm các bước nào, thời gian, thành phần, yêu cầu, điều kiện bao gồm những gì, tuy nhiên không quá khắt khe và chặt chẽ như thủ tục hoà giải tại Toà án.