Những hạn chế, bất cập

Một phần của tài liệu Pháp luật hợp đồng lao động và thực tiễn thi hành tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN TRUNG ƢƠNG

2.6. Đánh giá việc thi hành pháp luật hợp đồng lao động tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương

2.6.1. Những hạn chế, bất cập

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà bên cạnh những kết quả đạt được thì trong việc giao kết và thực hiện hợp đồng tại Bệnh viện còn tồn tại những hạn chế nhất định.

Thứ nhất, hạn chế trong giao kết hợp đồng

* Sự bình đẳng và tự do thỏa thuận trong giao kết hợp đồng giữa các bên chưa cao

Trong giao kết HĐLĐ tại Bệnh viện YHCT Trung ương, Giám đốc Bệnh viện mặc dù được trao quyền chủ động trong tuyển dụng NLĐ nhưng việc tự chủ này chỉ được thực hiện trong phạm vi chỉ tiêu Bộ Y tế duyệt hàng năm và sau khi có kết quả thi tuyển, xét tuyển viên chức. Chỉ khi có quyết định tuyển dụng, Giám đốc Bệnh viện mới được phép ký kết HĐLĐ với NLĐ. Đồng thời trong một năm, Giám đốc Bệnh viện cũng chỉ được phép tuyển dụng một số lượng nhất định NLĐ theo chỉ tiêu đã được Bộ Y tế duyệt. Trong trường hợp có những người có thể đáp ứng các điều kiện, có đủ năng lực làm việc tại Bệnh viện nhưng không có quyết định tuyển dụng hoặc số lượng NLĐ được tuyển dụng đã vượt chỉ tiêu Bộ Y tế đặt ra thì Giám đốc Bệnh viện cũng không được phép ký kết HĐLĐ với những người đó.

Thực tế trên xuất phát từ quy định tại Khoản 2 Điều 24 Luật Viên chức

“Căn cứ vào kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng làm việc với người trúng tuyển vào viên chức.” Có nghĩa là, hợp đồng làm việc nói riêng, hợp đồng lao động kí với các đối tượng NLĐ đặc biệt (viên chức) được đặt trong phạm vi khái niệm “tuyển dụng viên chức” (thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển), việc giao kết hợp đồng giữa các bên trong hợp đồng sẽ dựa theo kết quả tuyển dụng chứ không dựa theo ý muốn chủ quan của NSDLĐ như trong các HĐLĐ bình thường khác.

Bên cạnh đó, khi hai bên k kết hợp đồng, NLĐ, nhân viên Bệnh viện ngoài việc phải tuân thủ các quy định của BLLĐ còn phải tuân thủ các nghĩa vụ trong hoạt động nghề nghiệp, nghĩa vụ đối với đơn vị dịch vụ công theo như quy định tại Luật Viên chức mà không được thỏa thuận với Giám đốc Bệnh viện.

Những quy định này sẽ tạo ra các rào cản, hạn chế nhất định cho cán bộ công nhân viên Bệnh việntrong việc tự do thể hiện chí, bình đẳng, tự do giao kết, thực hiện hợp đồng như những NLĐ không là viên chức.

Như vậy, việc giao kết hợp đồng tại Bệnh viện YHCT Trung ương xuất hiện sự hạn chế trong ý chí của các bên, các bên trong hợp đồng không thể tự do thỏa thuận về việc giao kết hợp đồng mà phải dựa trên những căn cứ mà pháp luật quy định về hợp đồng lao động đối với các đối tượng là viên chức.Hay nói cách khác sự bình đẳng và tự do thỏa thuận của các bên trong giao kết HĐLĐ tại Bệnh viện không được bảo đảm nhiều như trong các HĐLĐ thông thường khác.

* Giao kết hợp đồng với NLĐ đã nghỉ hưu:

Theo quy định tại Điều 187 BLLĐ năm 2012 về tuổi nghỉ hưu và Điều 167 BLLĐ năm 2012 về việc sử dụng người lao động cao tuổi, Điều 6 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của BLLĐ “Khi NSDLĐ có nhu cầu và NLĐ cao tuổi có đủ sức khỏe theo kết luận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật thì hai bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn HĐLĐ hoặc giao kết HĐLĐ mới”. Như vậy pháp luật lao động cho phép NSDLĐ được quyền giao kết hợp đồng với NLĐ là những đối tượng đã nghỉ hưu (nam từ 60 tuổi trở lên, nữ từ 55 tuổi trở lên) và không giới hạn loại hợp đồng. Tuy nhiêntheo quy định tại Khoản 3 Điều 46 Luật Viên chức,

NSDLĐ chỉ có thể kí kết HĐLĐ vụ, việc với người hưởng chế độ hưu trí. Những NLĐ về hưu là những NLĐ có kinh nghiệm làm việc, đặc biệt đối với những NLĐ về hưu có trình độ cao như Giáo sư, Tiến sĩ… là những nguồn lao động Bệnh viện cần để thực hiện các ca phẫu thuật, điều trị đòi hỏi kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Tuy nhiên, sự mâu thuẫn của các quy định hiện hành, lại đều là các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp l tương đương nhau nên đã gây những khó khăn nhất định cho Bệnh viện YHCT Trung ương nói riêng và các cơ sở khám chữa bệnh nói chung. Hiện nay, khi giao kết hợp đồng với các đối tượng NLĐ về hưu, Bệnh viện thực hiện quy định của Luật Viên chức, k những hợp đồng theo vụ, việc, điều này dẫn đến những bất cấp như là phải k kết nhiều lần, không đảm bảo được tính ổn định, yên tâm công tác, tính chính thức của công việc cho đối tượng NLĐ này.

Thứ hai, hạn chế trong thực hiện hợp đồng

* Thiếu phương án giải quyết cho NLĐ thực hiện chế độ thử việc (tập sự) không hoàn thành nhiệm vụ

Đối với NLĐ là viên chức làm việc tại Bệnh viện YHCT Trung ương sẽ được k kết một trong hai loại hợp đồng là hợp đồng làm việc xác định thời hạn và hợp đồng làm việc không xác định thời hạn. Theo quy định của Luật Viên chức hiện hành thì để được làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập như Bệnh viện YHCT Trung ương thì người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự (từ 03 tháng đến 12 tháng) và k kết hợp đồng làm việc xác định định thời hạn (từ đủ 12 tháng đến 36 tháng). Thời gian tập sự này phải được quy định trong hợp đồng làm việc xác định thời hạn.

Tuy nhiên, hiện nay luật chưa có quy định về cách giải quyết đối với các viên chức trúng tuyển nhưng không hoàn thành tập sự. Bên cạnh đó, trong quy định về các trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng tại Điều 29 Luật Viên chức cũng không có quy định trường hợp nào áp dụng cho người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ. Từ đó, dẫn đến đối với những trường hợp này Bệnh viện cũng khá lúng túng trong cách xử l . Vì không thuộc trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng nên Bệnh viện vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng có thời hạn 12 tháng với người trúng tuyển viên chức, và chờ cho hết thời hạn hợp đồng mới có thể chấm dứt hợp đồng được; trong khi mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ

đặt ra đối với người trúng tuyển viên chức đang trong thời gian tập sự không đạt được.

* Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi

Từ thực tiễn thực hiện HĐLĐ tại Bệnh viện YHCT Trung ương cho thấy:

hầu hết thời gian làm việc của cán bộnhân viên tại Bệnh viện không đảm bảo 8 tiếng một ngày, không quá 48 giờ một tuần theo quy định tại Điều 104 BLLĐ năm 2012. Xuất phát từ đặc thù công việc nên cán bộ nhân viên Bệnh viện thường phải làm theo ca, kíp đặc biệt là việc trực ca 24/24 giờ một ngày xảy ra thường xuyên. Như vậy, một ngày trực 24/24 giờ trên 2 ngày một tuần thì đã làm việc 48 giờ trong một tuần. Nếu theo quy định của pháp luật lao động thì những nhân viên này đã làm đủ thời gian và không phải làm thêm nữa. Tuy nhiên, nguồn nhân lực của Bệnh viện chưa nhiều nên cán bộ nhân viên trong Bệnh viện vẫn phải thực hiện làm việc ngày 8 tiếng theo như quy định tại BLLĐ và trực thêm các ca trực theo sự bố trí của cấp trên. Thời giờ làm việc nhiều thì sẽ kéo theo thời giờ nghỉ ngơi của cán bộ nhân viên sẽ giảm đi.

Hiện nay, theo quy định thì cán bộ nhân viên tại Bệnh viện vẫn được nghỉ bù sau những ngày trực, nghỉ bù sau khi làm việc cuối tuần.Tuy nhiên, quy định trực của Bệnh viện YHCTTrung ương nói riêng và của các cơ sở y tế công lập khác nói chung vẫn rất dài và thường xuyên. Có thể là trực thường trực 24/24 giờ, trực theo ca 12/24 giờ hoặc 16/24 giờ, những ca trực này quá dài, và đặc biệt không thể tránh được thời gian làm việc vào buổi tối nên sẽ không đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho cán bộ nhân viên.

Như vậy, mặc dù quy định của HĐLĐ về thời giờ làm việc của NLĐ tại Bệnh viện YHCT Trung ương là 8 tiếng một ngày, tuy nhiên số giờ làm việc thực tế của NLĐ lại vượt quá số giờ hạn mức mà BLLĐ năm 2012 quy định. Đây không chỉ là hạn chế riêng tại Bệnh viện YHCT Trung ương mà là hạn chế chung trong chế định hợp đồng khi áp dụng vào thực tiễn tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập hiện nay.

* Quy định về chế độ phúc lợi tại Bệnh viện chưa thực sự phù hợp với công sức của NLĐ:

Nhìn chung, Bệnh viện YHCT Trung ương đã quan tâm đến phúc lợi cho NLĐ thông qua việc thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm

thất nghiệp cho NLĐ tại Bệnh viện khi đã k kết HĐLĐ chính thức. Hiện nay tại Bệnh viện 100% nhân viên được đóng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định của pháp luật lao động. Bên cạnh đó, các chế độ nghỉ lễ, tết được thực hiện đầy đủ và cán bộ nhân viên Bệnh viện vẫn được hưởng đủ 100% lương cho những ngày nghỉ đó.Tuy nhiên, vấn đề về lương cũng như các khoản phúc lợi khác vẫn chưa thực sự tương xứng với công sức của NLĐ làm việc tại đây. Khối lượng công việc tại Bệnh viện rất nhiều, nguồn nhân lực lại chưa đáp ứng đủ nên cán bộ nhân viên Bệnh viện thường xuyên phải làm việc với một thời giờ lớn. Nguồn thu của Bệnh viên bao gồm ngân sách Nhà nước cấp hàng năm, thu về thanh lý tài sản, thu về viện trợ (nếu có) và phần nhiều là thu từ viện phí và bảo hiểm y tế.Tuy nhiên, các chi phí khám chữa bệnh phải thực hiện theo các quy định của Bộ Tài chính, Bộ Y tế. Chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền nên thời gian điều trị của mỗi ca bệnh thường kéo dài, đa số bệnh nhân khám và điều trị bằng bảo hiểm y tế. Vì vậy nguồn thu của Bệnh viện không thể đảm bảo để trả lương và phụ cấp kèm theo cho cán bộ nhân viên với một mức cao hơn. Bệnh viện chỉ có thể thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành mà ít có bổ sung thêm nên chỉ những NLĐ là cán bộ lãnh đạo mới được hưởng mức phụ cấp cao còn những NLĐ còn lại thì mức phụ cấp theo các quy định về phụ cấp cho công chức, viên chức làm việc trong bệnh viện công lập như hiện nay. Ví dụ như, theo quy định hiện hành thì một ca trực thường trực 24/24 giờ sẽ được phụ cấp 15000 đồng/ca tiền ăn, mức phụ cấp như vậy là hoàn toàn không phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì các chế độ dành cho NLĐ tại bệnh viện là chưa phù hợp với công sức lao động mà các cán bộ nhân viên đã bỏ ra.

Hiện nay các quy định về chế độ phúc lợi của công chức, viên chức vẫn áp dụng các quy định từ những năm 2011, 2012. So với những năm đó thì kinh tế nước ta hiện nay đã rất nhiều thay đổi nên các khoản phụ cấp thực hiện theo các quy định này đã không phù hợp với tình hình mới.

Một phần của tài liệu Pháp luật hợp đồng lao động và thực tiễn thi hành tại bệnh viện y học cổ truyền trung ương (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)