CHƯƠNG 2: QUYỀN ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT
2.2. Thủ tục thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
Trong QHLĐ vị thế của NSDLĐ và NLĐ là không bình đẳng, NSDLĐ luôn là người có quyền chủ động và có vị thế cao hơn. Vì vậy pháp luật lao động quy định thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ chặt chẽ hơn so với thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ. Các thủ tục NSDLĐ phải tuân theo khi thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ tùy theo từng trường hợp cụ thể, sẽ bao gồm: Thủ tục báo trước cho NLĐ; thủ tục trao đổi với tổ chức đại diện cho tập thể lao động tại cơ sở; thủ tục thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh…
2.2.1. Thủ tục báo trước cho người lao động.
Theo quy định của khoản 2 Điều 38 BLLĐ 2012 thì thời hạn báo trước được quy định khá linh hoạt, tùy thuộc vào từng loại HĐLĐ và căn cứ đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà thời hạn báo trước được quy định khác nhau, cụ thể: “Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:a) Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;b) Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn;c) Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.”
Theo quy định trên thì trước khi NSDLĐ thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ, họ phải báo trước với NLĐ trong một thời gian hợp lý để nhằm mục đích giúp NLĐ chủ động hơn trước khi bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ như chuẩn bị trước về tâm lý, tránh bị hẫng hụt khi mất việc làm; chuẩn bị tìm việc làm mới cũng như chuẩn bị các phương án bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình…Đối với các trường hợp chấm dứt HĐLĐ do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế hoặc do sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp thì NSDLĐ không phải thực hiện thủ tục báo trước, bởi nguyên nhân dẫn đến việc NSDLĐ phải thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ là do những yếu tố mang tính khách quan, chính NSDLĐ cũng bị động nên nếu quy định buộc họ phải thực hiện thời gian báo trước là không hợp lý. Mặt khác tuy trong những trường hợp này NSDLĐ không thực hiện việc báo trước nhưng để đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ, NSDLĐ phải
thực hiện rất nhiều thủ tục như: Việc xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động; việc trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh. Việc thực hiện các thủ tục nêu trên nhiều khi còn kéo dài hơn cả thời hạn báo trước. Trong một số trường hợp cụ thể khi NLĐ bị chấm dứt HĐLĐ mặc dù không được báo trước nhưng họ cũng đã biết trước với thời gian dài hơn cả thời gian báo trước theo quy định của pháp luật.
2.2.2. Thủ tục tham khảo ý kiến của công đoàn cơ sở.
Theo quy định của khoản 2 Điều 38 BLLĐ 2002 thì thủ tục trao đổi với Công đoàn cơ sở khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ là cần thiết và bắt buộc. Vì xuất phát từ vai trò của công đoàn là tổ chức do NLĐ tự nguyện lập ra, đại diện cho tập thể NLĐ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ. Tuy nhiên đến quy định của BLLĐ 2012 nội dung này đã có một số thay đổi lớn. Theo quy định của BLLĐ 2012 thì việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ là quyền của NSDLĐ, việc NSDLĐ thực hiện quyền này khi có đủ các căn cứ theo quy định của pháp luật thuộc về ý chí chủ quan của họ, không phụ thuộc vào ý kiến của đại diện công đoàn cơ sở.
Nghĩa vụ tham khảo ý kiến của công đoàn khi NSDLĐ thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ được quy định tại khoản 3 Điều 44 và khoản 7 Điều 192 BLLĐ 2012. Tại khoản 3 Điều 44 quy định “Việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động theo quy định tại Điều này chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh”. Còn tại khoản 7 Điều 192 quy định “Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở”. Nhƣ vậy việc tham khảo ý kiến của công đoàn cơ sở không còn là bắt buộc đối với mọi trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ nữa. Thủ tục này chỉ còn đƣợc quy định khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với nhiều người hoặc người bị đơn phương chấn dứt HĐLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách.
Quy định này của BLLD 2012 đã hạn chế rất lớn đến sự tham gia của tổ chức công đoàn trong việc đại diện cho tập thể lao động tại cơ sở trong việc NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Trường hợp NSDLĐ trao đổi với tổ chức đại diện tập thể
lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với nhiều người chỉ là sự thông báo mang tính hình thức vì các căn cứ để NSDLĐ thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp này đều là các sự kiện khách quan, bất khả kháng dẫn đến NSDLĐ phải thu hẹp sản xuất. Nên kể cả trong trường hợp ý kiến của công đoàn cơ sở không nhất trí, thì NSDLĐ vẫn thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo phương án sử dụng lao động đã xây dựng. Trong trường hợp NSDLĐ thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách, thì việc Ban chấp hành công đoàn có nhất trí hay không cũng không ảnh hưởng đến việc NSDLĐ quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà chỉ kéo dài thời gian quyết định của NSDLĐ thêm 30 ngày để báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, sau thời gian này NSDLĐ vẫn có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ.
Với các quy định của pháp luật lao động nhƣ trên, rõ ràng BLLĐ năm 2012 thừa nhận việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ thuộc về ý chí của NSDLĐ, tổ chức công đoàn nếu muốn bảo vệ NLĐ thì phải có kế hoạch từ trước để đưa các nội dung cần thiết nhằm bảo vệ NLĐ vào trong nội dung của thương lượng, thỏa ước của doanh nghiệp cũng như khi xây dựng phương án sử dụng lao động của doanh nghiệp đó.
2.2.3. Thủ tục thông báo với cơ quan quản lý nhà nước về lao động.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 44 và khoản 7 Điều 192 BLLĐ 2012 thì khi NSDLĐ thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với nhiều người vì lý do thay đổi cơ cấu, công nghệ, lý do kinh tế hoặc chấm dứt HĐLĐ với NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì ngoài việc tham khảo ý kiến của công đoàn cơ sở NSDLĐ còn phải có trách nhiệm thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động biết. Cụ thể trong trường hợp chấm dứt HĐLĐ với nhiều NLĐ được quy định tại Điều 44 thì NSDLĐ chỉ đƣợc tiến hành sau khi đã trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và thông báo trước 30 ngày cho cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh. Theo Điều 7 Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chi tiết thi hành nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định cụ thể nhƣ sau: “Người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản trước 30 ngày, kể từ ngày gửi thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh biết trước khi tiến hành cho thôi việc từ 02 người lao động trở lên theo quy định tại Khoản 3 Điều 13 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP”. Như vậy pháp luật đã quy định rõ về hình thức báo trước là phải bằng văn bản và “ nhiều người” được hiểu là từ 02 ( hai) người trở lên. Cũng
trong Điều 7 của Thông tƣ này có quy định: “Cơ quan lao động cấp tỉnh có trách nhiệm tiếp nhận, theo dõi, kiểm tra việc cho thôi việc đối với nhiều người lao động của người sử dụng lao động”. Nội dung của quy định này thể hiện sau khi đƣợc thông báo thì cơ quan lao động cấp tỉnh sẽ phải theo dõi, kiểm tra việc NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Tuy nhiên cho đến nay chưa có văn bản pháp luật nào đề cập đến thẩm quyền của cơ quan lao động cấp tỉnh trong trường hợp kiểm tra thấy có sai phạm thì sẽ xử lý ra sao? Về nguyên tắc, nếu pháp luật không quy định thì cơ quan quản lý lao động không có quyền yêu cầu NSDLĐ dừng việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Nhƣng nếu trong quá trình theo dõi, kiểm tra phát hiện thấy có sai phạm mà không được xử lý thì việc thông báo trước của NSDLĐ; việc theo dõi, kiểm tra của cơ quan quản lý lao động cấp tỉnh chỉ mang ý nghĩa là thủ tục hành chính thuần túy. Nếu thủ tục báo trước chỉ mang tính chất hành chính để cơ quan quản lý lao động biết thì thời gian báo trước 30 ngày là quá dài, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Trường hợp chấm dứt HĐLĐ với NLĐ là cán bộ công đoàn không chuyên trách, NSDLĐ cũng phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và sau 30 ngày kể từ ngày báo cáo, NSDLĐ mới có quyền quyết định chấm dứt HĐLĐ và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình