Tiền đề văn hóa, tư tưởng

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của khổng tử và ý nghĩa lịch sử của nó (Trang 40 - 58)

CHƯƠNG 1: ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ

1.2. TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC VÀ THÂN THẾ, SỰ NGHIỆP CỦA KHỔNG TỬ

1.2.1. Tiền đề văn hóa, tư tưởng

Tiền đề thứ nhất, sự kế thừ và phát huy tư tưởng tiến bộ và tốt đẹp của các tiên vương, những người mà Khổng Tử hết sức mến mộ và đánh giá cao, đó là các vị vua chúa nhiều công đức đời trước như: vua Nghiêu, vua Thuấn, Văn vương, Vũ vương. Khổng Tử nói: “Chẳng phải ta sanh ra là tự nhiên hiểu biết đạo lý. Thật ta là người hâm mộ kinh thơ của thánh hiền đời xưa, cho nên ta cố gắng mà tầm học đạo lý” (Khổng Tử, 1950a, tr.108-109). Nhờ ngưỡng mộ các bậc hiền vương mà Khổng Tử có động lực tiếp cận, truy tầm các kinh sách cổ viết về các điển cố điển tích kể về đời trước. Trong thời Xuân Thu được tiếp cận với sách vở, tài liệu, kinh kệ quả thật không dễ dàng, phải có ý chí ham học đủ lớn mới có thể tiếp cận được một cách có hệ thống và có chiều sâu học thuật.

Khổng Tử khiêm tốn khi nhận rằng chỉ thuật lại đạo thánh hiền đời trước, ông nói rằng “chỉ thuật lại đạo thánh hiền mà không sáng tác, thật lòng tin tưởng mà ta chuộng chuyện cổ, ta trộm mình ví như lão Bành của chúng ta” (Chu Hy, 1998, tr.343). Khi gặp cơn nguy khốn ở đất Khuông, Khổng Tử đặt niềm tin lớn

về việc mình đang làm, đó là công việc cao cả lưu truyền văn hóa của các tiên vương, Khổng Tử nói rằng:

“Văn Vương đã mất rồi, nhưng nền văn hóa của ngài không còn lại hay sao?

Nếu trời định làm mất nền văn hóa đó, thì kẻ đời sau này chẳng được tham dự vào nền văn hóa đó. Trời chưa làm mất nền văn hóa đó đâu, nên người đất Khuông không làm gì được ta” (Chu Hy, 1998, tr.398).

Khi học trò hỏi về Lễ, Khổng Tử đã giảng và tiết lộ về nguồn gốc tri thức mà ông học được.

“Ngôn Yểm lại hỏi: Con nghe thầy rất thích nói về Lễ, con xin nghe được chăng?” Khổng Tử đáp: Ta muốn tìm hiểu đạo đời nhà Hạ, nhưng các điển chương của nước kỷ không đủ chứng minh, may mà còn lấy được sách “Hạ Thời”. Ta lại muốn tìm hiểu đạo đời Ân, nhưng các điển chương của nước Tống không đủ chứng minh, may còn lấy được sách “Khôn Càn”, nghĩa lý của “Hạ Thời” và “Khôn Càn” đã giúp ta quan sát và tìm hiểu được. Xưa các tiên vương chưa biết xây dựng cung thất, mùa đông phải đào hang động mà ở, mùa hạ phải kết tổ trên cây mà ở. Lúc ấy cũng chưa biết nấu nướng qua lửa, phải ăn cây cỏ, thịt thú rừng, uống sương móc đọng trên lá cây, cũng chưa biết dệt vải mặc, phải lấy vỏ cây, da thú làm quần áo” (Khổng Tử, 1999, tr.118-119).

Khi Công Tôn Triều nước Vệ hỏi Tử Cống: “Ông Trọng Ni học ở đâu vậy?”. Tử Cống nói rằng:

“Đạo của Văn vương, Vũ vương chưa rơi xuống đất, mà còn lưu truyền trong chốn nhân gian. Người hiền còn ghi nhớ được phần trọng đại, kẻ tầm thường ghi nhớ được phần nhỏ nhít. Ai lại chả có phần đạo của Văn vương? Thầy tôi sao lại không có chỗ học hỏi? Nhưng cũng cần gì phải có thầy thường xuyên chỉ bảo?” (Chu Hy, 1998, tr.674).

Tiền đề thứ hai, ngoài nghiên cứu lịch sử các triều đại trước đó, Khổng Tử còn tiếp cận và ngưỡng mộ tư tưởng tốt đẹp của các hiền nhân đời trước, ví dụ

các ông Y Doãn, Chu Công Đán, ông Tỷ Can, ông Cao Dao, Vi Tử… trong sách Luận Ngữ có viết:

“Cảnh Công nước tề có ngàn cỗ xe ngựa, ngày mất đi dân chúng chẳng chịu ơn để ca tụng. Bá Di, Thúc Tề chịu chết đói ở dưới núi Thủ Dương, đến nay dân còn ca tụng. Câu Kinh Thi: “Thật tình chẳng phải vì giàu có, chỉ vì (đức hạnh) khác đời đấy thôi” có phải nói tới chuyện này chăng?”

(Chu Hy, 1998, tr.608).

Khổng Tử hết sức ngưỡng mộ và mong muốn khuếch trương điều tốt đẹp mà các hiền nhân đời trước để lại. Đây là lời khuyên dạy ông Cao Dao nói với vua Đại Vũ:

“Ai thường ngày rõ rệt đủ ba đức tốt, có thể làm được chức đại phu giỏi giang, ai thường nghiêm kính đủ sáu đức tốt ấy, có thể làm được vua giỏi ở nước chư hầu. Làm vua biết thu dùng nhân tài, thì người có chín đức tính tốt có thể làm được việc. Bậc tuấn nghệ đều tại chức, trăm quan đều bắt chước nhau, công việc thuận theo bốn mùa, đúng với ngũ hành, mọi chính sự đều thành tựu” (Khổng Tử, 1965, tr.75).

Sau đây là lời ông Y Doãn huấn thị vua Thái Giáp:

“Than ôi nhà Chu nên kính cẩn, nhớ đến đừng quên, mưu mô của đấng Thang tổ rất rộng, lời nói rất hay. Lòng đấng thượng đế không thường định; ai làm việc thiện thì ban cho trăm điều tốt lành; ai làm điều bất thiện, thì gieo cho trăm sự tai vạ, nhà vua chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm, có khi tông giống vì đó mà sa sút” (Khổng Tử, 1965, tr.138).

Khổng Tử truyền dạy lại các tư tưởng của tiền nhân cho học trò, coi những tư tưởng này như lời vàng ý ngọc cần học tập và khắc cốt ghi tâm. Đây là một đoạn Kinh Thư do ông Thiệu Công khuyên dạy vua Vũ Vương:

“Không làm những việc vô ích để hại đến việc có ích được thành công, không quý vật lạ, khinh những việc thường dùng, dân sẽ no đủ. Loại chó mèo không phải thổ sản không nuôi, loài cầm thú kỳ dị không nuôi ở trong

nước, không quý báu sản vật ở phương xa thời người ở phương xa cảm phục mà đến, chỉ nên quý trọng bậc hiền triết, thời người ở gần sẽ được yên vui” (Khổng Tử, 1965, tr.245).

Những lời dạy của các bậc tiền nhân có giá trị giáo dục văn hóa và truyền thống rất hữu ích, cũng vì yêu quý chúng nên ông đã sang định sách của tiền nhân lại cho hậu thế được tiếp cận dễ dàng.

Tiền đề thứ ba, Khổng Tử rất quan tâm và yêu thích học lễ nghi nhà Chu.

Sử liệu kể rằng từ nhỏ ông đã có hứng thú với việc cúng bái lễ nghi. Năm ba mươi ba tuổi, Khổng Tử đã lên đường qua nước Chu để khảo cứu và học về lễ nghi trong cung đình. “Khổng Tử vào nhà thái miếu, thấy việc gì cũng hỏi. Có người cười rằng: “Ai bảo cậu con trai của người ấp Trâu đó là người biết lễ?

Vào nhà thái miếu thầy việc gì cũng hỏi”. Khổng Tử nghe vậy bảo rằng: “ Chính là vì lễ vậy!” (Chu Hy, 1998, tr.252). Yêu mến Chu Lễ là một động lực khiến Khổng Khâu ham mê tìm hiểu kiến thức sử liệu cũng như học tập về Chu Lễ, từ đó hình thành nên nét đặc trưng về kiến thức có phần thiên về sách vở của ông.

Khi dạy cho các học trò về lễ nhà Chu, Khổng Tử nói rằng:

“Lễ của nhà Hạ ta có thể nói được, nhưng lễ của nước Kỷ không đủ làm bằng chứng. Lễ của nhà Ân, ta có thể nói được, nhưng lễ của nước Tống không đủ làm bằng chứng bền vững. Nền văn hiến (của hai nước ấy) không đủ bền vững. Nếu đủ ta có thể lấy đó làm bằng chứng vậy” (Chu Hy, 1998, tr.246).

Khi ở nước Vệ, Vệ Linh Công hỏi Khổng Tử về chiến trận, Khổng Tử nói

“Việc cúng tế tôi thường được nghe, việc quân đội tôi chưa học qua” (Chu Hy, 1998, tr.563). Qua đây có thể thấy Khổng Tử không quan tâm tới việc quân sự.

Khổng Tử đề cao vai trò của lễ, và tin lễ có tác dụng giáo dục xã hội rất nhiều. “Lễ, vốn là đạo do tiên vương thuận theo ý trời lấy tình mà trị dân, cho nên mất cái tình ấy thì chết mà được thì sống. Kinh Thi viết:

“Chuột nhỏ kia còn biết lễ với nhau, lẽ nào người không có lễ, người không có lễ sao không chết đi?” Cho nên lễ lấy gốc ở trời mà hiệu quả hiện ra ở đất, bày ra với quỷ thần, lễ diễn ra ở các nơi nghi thức tang, tế, xạ (bắn), hôn (hôn lễ), triều (triều bái), sính (quà biếu). Cho nên thánh nhân dùng lễ để biểu thị, nên thiên hạ quốc gia có thể dùng nó để làm ngay chính mọi đều” (Khổng Tử, 1999, tr.117).

Về sau, khi đã 53 tuổi, Khổng Tử chán nản thế sự nước Lỗ, ông đã cùng các đệ tử đi du thuyết qua nhiều nước lân bang. Trong quá trình đi du thuyết này, cũng là một phần quan trọng giúp Khổng Khâu tiếp cận được các văn hóa ở những nơi khác, làm dày nên nhận thức và nhân sinh quan của ông, có thể nói tinh hoa tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đã được xây dựng có chiều sâu và được trải nghiệm bởi thực tế. Khi dạy cho các học trò về lễ nhà Chu, Khổng Tử nói: “Ta thích lễ của nhà Hạ, nhưng nước Kỷ không đủ minh chứng. Ta học lễ triều nhà Ân thì nước Tống vẫn còn. Ta học lễ của triều Chu, nay có chỗ làm được (thì) ta theo lễ của Chu” (Khổng Tử, 1999, tr.280).

Khổng Tử không những nêu gương các bậc minh quân hiền đức, mà ông còn nêu gương xấu của các hôn quân gây hại cho dân, hại đức tổ tiên, còn hại chính bản thân mình như vua Trụ, vua Kiệt:

“Nay vua nhà thương là vua Trụ chỉ nghe nời nói của đàn bà (Nàng Đát Kỷ). U mê bỏ cả việc tế tự, không biết báo đáp lại tổ tiên. Bỏ rơi các tước vương về họ cha, họ mẹ và các hàng em, tiếp đãi không hết đạo, chỉ những kẻ có nhiều tội trốn tránh từ bốn phương đến, thì tôn lên mà tin dùng, cho làm chức đại phu hay khanh sĩ. Để tàn bạo với chăm họ và gian những ở kinh đô nhà Thương”(Khổng Tử, 1965, tr.215).

Bốn là, thế giới quan tạo nên tư tưởng giáo dục của Khổng Tử: Khổng Tử đề cao phạm trù "Trung" và "Hòa", khi Vạn Chương hỏi Mạnh Tử về học trò của Khổng Tử:

"Mạnh Tử đáp: Khổng Tử chẳng được hạng người giữ đạo trung dung để dạy dỗ, ắt phải mong được hạng người cuồng, quyến chứ sao? Cuồng giả là những người có chí tiến thủ, quyến giả có những việc không thèm làm, Khổng Tử há chẳng muốn được hạng trung dung hay sao?" (Chu Hy, 1998, tr.1376).

Về sau Phạm trù "Trung" được lâng lên thành tư tưởng Trung Dung và được cháu đích tôn của Khổng Tử là Tử Tư soạn sách "Trung Dung", được Chu Hy chép thành một phần của "Tứ Thư Tạp Chú". Phạm trù "Hòa" sau này trở thành nguyên tắc giáo dục xem trọng sự hài hòa, hòa hợp giữa thầy trò trong Nho giáo. Quan điểm của Khổng Tử về phạm trù "Trung" và "Hòa" có thể được hiểu như sau: Trung (中) - Cân đối và trung lập, Khổng Tử cho rằng con người nên duy trì sự cân bằng và trung lập trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Điều này bao gồm cân nhắc và đánh giá mọi vấn đề, hành động và quyết định một cách công bằng, không thiên vị hay cực đoan.

"Vui mừng, giận dữ, đau buồn, vui sướng lúc chưa phát ra gọi là trung.

Phát ra trúng tiết gọi là hòa. Trung là gốc lớn của thiên hạ, hòa là đạo thông xuốt của thiên hạ. Trung, hòa mà đến mức cùng tột, thì trời đất yên vị, vạn vật sinh sôi nảy nở" (Chu Hy, 1998, tr.85).

Ông coi sự cân đối là một nguyên tắc quan trọng để duy trì trật tự và ổn định trong xã hội. Con người cần biết cân nhắc các giá trị đạo đức, phẩm hạnh và hành vi, không bị mắc kẹt trong cực đoan hoặc quá mức thiên vị. Tư duy trung lập giúp con người thấu hiểu và chấp nhận sự đa dạng quan điểm và hành vi, tạo điều kiện cho sự hòa hợp và hợp tác trong xã hội.

Hòa (和) - Hòa hợp và đoàn kết: Khổng Tử coi tinh thần hòa hợp là căn bản để xây dựng một xã hội hạnh phúc và hòa bình. Ông tin rằng sự hòa hợp nảy sinh từ lòng nhân ái, lòng biết ơn và lòng thông cảm giữa con người. Ông khuyến khích con người thực hành lòng nhân ái, tức là trân trọng và giúp đỡ người khác, đồng thời đối xử với nhau với lòng biết ơn và thông cảm. Tư duy

hòa hợp khuyến khích sự đồng lòng và đồng thuận trong xã hội, giúp giải quyết mâu thuẫn và xung đột, và xây dựng một môi trường sống đoàn kết và hài hòa.

Nhà xã hội học Kytaya Yukio nhận xét về tinh thần "Hòa" đối với xã hội Nhật Bản:

"Ngay trong chữ Hòa (hòa thuận trên dưới trong xã hội), nền tảng của tinh thần truyền thống Khổng giáo để lại cho xã hội…Đa số các nhà nghiên cứu cho chữ Hòa, yếu tố chủ yếu của sự đồng tình nhất trí của toàn dân là đòn bẩy của thành công kinh tế" (Hữu Ngọc, 2014, tr.342).

Quan điểm của Khổng Tử về "Trung" và "Hòa" nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội cân bằng, công bằng và hòa hợp, trong đó con người sống trong tình thương yêu và đồng lòng với nhau.

"Khổng giáo đề cao đạo đức của người trên kẻ dưới trong quan hệ trên dưới hòa thuận (nhân, nghĩa, trung, hiếu) theo mô hình mở rộng, cho đến họ lớn, làng nước, thiên hạ, trời đất, gắn bó với nhau bằng lễ nghĩa. Cái cốt yếu là trong cộng đồng lớn nhỏ, ai ở vị trí nào phải sử sự đúng vị trí của mình để giữ được hòa khí" (Hữu Ngọc, 2014, tr.87).

Khổng Tử không chỉ nói về "Trung" và "Hòa" trong một câu nói cụ thể, mà ông thể hiện triết lý và quan điểm của mình thông qua nhiều tác phẩm và châm ngôn.

Những nguyên tắc này nhằm khuyến khích con người duy trì sự cân bằng, trung lập và tạo ra sự hòa hợp, đoàn kết trong xã hội.

1.2.2. Thân thế và sự nghiệp của Khổng Tử

Khổng Tử (551 TCN - 479 TCN), tên thật là Khâu và tự gọi là Trọng Ni, là một nhà triết học và giáo dục nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Ông sinh ra và lớn lên tại làng Xương Bình, thuộc huyện Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông ngày nay, nằm trong vùng đất của quốc gia Chu. Ông được sinh ra trong thời kỳ Trung Hoa đại cổ đại đầy loạn lạc và hỗn loạn. Trong thời điểm đó, các vị vua và quý tộc tập trung vào việc hưởng thụ và tranh giành quyền lực bằng cách giết chóc

và đấu tranh. Đạo lý và luân lý trở nên mơ hồ và không rõ ràng, khó phân định thiện ác.

Mẹ của Khổng Tử là Nhan Trưng Tại, hay còn được gọi là Nhan Thị. Cha của ông là Thúc Lương Ngột, một quan võ trong triều đình của nước Lỗ. Khi Khổng Tử mới ba tuổi, cha ông qua đời đột ngột, để lại gia đình trong cảnh nghèo khó. Mặc dù hoàn cảnh khó khăn, nhưng Nhan Thị, mẹ của Khổng Tử, quyết tâm nuôi dạy và đảm bảo ông có cơ hội học tập.

Từ khi còn nhỏ, Khổng Tử đã được biết đến là một người siêng năng, ham học và có tài năng. Ông thường được miêu tả là một học trò xuất sắc và sẵn lòng học hỏi từ các nhà giáo và nhà học giả nổi tiếng của thời đại. Năm 19 tuổi, Khổng Tử lấy vợ và có một con trai tên là Lý, tự gọi là Bá Ngư. Con trai của Khổng Tử cũng trở thành một học giả và là người tiếp nối công việc triết học của cha mình. khi trưởng thành, Khổng Tử được bổ nhiệm vào vị trí Ủy Lại, có trách nhiệm quản lý việc cân đong thóc trong kho và làm Tư Chức Lại, chịu trách nhiệm nuôi dưỡng bò dê để sử dụng trong các nghi lễ cúng tế.

Khổng Tử bắt đầu sự nghiệp dạy học khi ông 22 tuổi. Ông đã truyền đạt tri thức của mình cho các học trò và trở thành một thầy dạy học nổi tiếng. Sau đó, ông đã nghiên cứu nhạc và đạo học, năm 33 tuổi, Khổng Tử đi đến nước Chu để khảo sát các nghi lễ tại các miếu đường. Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn, ông trở về nước Lỗ. Trong thời gian này, nước Lỗ đang gặp khó khăn trong việc giữ an ninh, trật tự và Khổng Tử quyết định bỏ qua nước Tề để rồi trở về Lỗ. Ông tiếp tục công việc dạy học và nghiên cứu sách, góp phần quan trọng vào sự phát triển văn hóa và triết học của nước Lỗ. Khi ông ở tuổi 53, Khổng Tử được vua Lỗ mời vào làm quan Trung Đô Tể, có trách nhiệm quản lý ấp Trung Đô. Trong thời gian này, sự nghiệp chính trị của Khổng Tử được nhiều vùng đất khác sử làm pháp độ. Không lâu sau đó, ông được phong chức Đại Tư Khấu và sau đó là Nhiếp Tướng Bộ, chịu trách nhiệm cho việc in ấn và lập luật lệ trong nước.

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của khổng tử và ý nghĩa lịch sử của nó (Trang 40 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)