Tư tưởng Khổng Tử về vai trò và mục tiêu của giáo dục

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của khổng tử và ý nghĩa lịch sử của nó (Trang 58 - 69)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ

2.1. TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ

2.1.1. Tư tưởng Khổng Tử về vai trò và mục tiêu của giáo dục

Khổng Tử quan niệm về vai trò của giáo dục: Để xây dựng nền giáo dục hiện đại như ngày nay, nhân loại đã không ngừng kế thừa và phát triển những tri thức và tư tưởng giáo dục từ các thế hệ đi trước một cách liên tục, tự nhiên và liền mạch. Ban đầu, giáo dục chỉ đơn thuần là việc truyền đạt và bắt chước kinh nghiệm giữa các thế hệ, giữa những người giàu kinh nghiệm và những người trẻ chưa có hoặc ít kinh nghiệm trong xã hội. Khi đó, việc này chỉ được coi là một hoạt động xã hội có tính giáo dục.

Trong thời kỳ chiếm hữu nô lệ, do nhiều lý do khác nhau, đã có những người tách ra khỏi quy trình sản xuất vật chất để tập trung vào việc thu nhặt kiến thức và kinh nghiệm, từ đó tổng kết thành lý luận. Sự xuất hiện này có ý nghĩa rất lớn đối với loài người và đánh dấu sự phát triển ban đầu của các ngành khoa học nói chung. Trong giai đoạn này, những nhà giáo dục đã đóng góp quan trọng vào việc xây dựng các nền tảng đầu tiên cho hệ thống giáo dục. Trong số đó, Khổng Tử là một nhà triết học đã có công lớn.

Tuy tư tưởng giáo dục của Khổng Tử có đặc điểm còn gắn chặt trong tư tưởng triết học của ông, nó cũng chưa chuyên sâu và sâu sắc như trong giáo dục hiện đại. Với trăn trở về tầm nhìn chiến lược về giáo dục, ông đã xây dựng một hệ thống tư tưởng giáo dục hoàn chỉnh về dạy học. Đóng góp của Khổng Tử là đã định hình những khía cạnh cơ bản của giáo dục như: yêu cầu về người dạy, về người học. Khổng Tử đã nhận thức rõ rằng giáo dục đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với mỗi cá nhân và cả xã hội, ông nhận thấy rằng nhân cách con người không chỉ được hình thành bởi môi trường sống, mà còn bị ảnh hưởng bởi điều

kiện giáo dục. Vì vậy, ông đã tin tưởng vào sức mạnh của giáo dục trong việc hoàn thiện và phát triển nhân cách con người.

Theo Khổng Tử, giáo dục có vai trò quan trọng trong việc giáo hóa và cải tạo nhân tính. Ông tin rằng bất kỳ cá nhân nào, dù có tài năng đến đâu, nếu không được giáo dục và hướng dẫn đúng đắn, sẽ không thể đạt được nhân cách hoàn hảo. Ông nhận thấy rằng học hỏi là cần thiết để con người tránh được sự ngu muội và tha hóa nhân cách. Khổng Tử nhấn mạnh rằng việc học hành không chỉ liên quan đến việc tích lũy kiến thức mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đức tin và tinh thần của con người. Ông cho rằng người ta chỉ có thể trở thành người có nhân cách hoàn hảo nếu họ không chỉ có thiện tâm và thiện chí, mà còn đảm bảo được sự thông minh và trí tuệ thông qua việc học tập và rèn luyện.

Từ góc nhìn của Khổng Tử, giáo dục là một quá trình quan trọng để xây dựng nhân cách, định hình ý thức, và truyền đạt đạo đức. Ông tin rằng giáo dục không chỉ tạo ra những con người thông thái, mà còn mang lại sự tinh khiết và ý nghĩa cho xã hội. Ông khẳng định rằng giáo dục đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của con người và xã hội nói chung.

Học rất quan trọng đối với cá nhân và xã hội, là cứu cánh cho xã hội tốt đẹp hơn: Khổng Tử đã đánh giá cao tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo con người trong việc ổn định và phát triển xã hội. Ông nhận thấy rằng để một quốc gia phát triển, ba yếu tố cần thiết là Thứ (thủy chung), Phú (giàu có) và Giáo (giáo dục). Ông khẳng định rằng giáo dục là một yếu tố không thể thiếu đối với

mỗi quốc gia và rằng một dân tộc thiếu học thức sẽ không thể cường thịnh được. Khổng Tử đã thể hiện quan điểm này qua cuộc trò chuyện với Nhiễm Hữu, khi ông nói rằng dân số đông của nước Vệ cần phải được giúp đỡ để trở nên giàu có. Khi Nhiễm Hữu hỏi “Dân đã đông đảo nên thêm điều gì?”, Khổng Tử đáp là “Giúp cho dân giàu!”. Tiếp theo, khi Nhiễm Hữu hỏi “Dân đã giàu, có nên thêm điều gì?”, ông đáp lại là “Dạy dỗ dân!” (Chu Hy, 1998, tr.504). Qua

đó có thể thấy, Khổng Tử đã khẳng định rằng giáo dục là yếu tố không thể thiếu để định hình và phát triển một quốc gia.

Khổng Tử cũng nhận thấy rằng giáo dục có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện đúng lẽ phải, duy trì sự công bằng và trật tự trong xã hội. Ông cho rằng từ cách dân sống và hành xử, ta có thể nhận biết chất lượng giáo dục của một quốc gia.

“Nếu dân ôn, nhu, đôn hậu thì đó là nền giáo dục đã theo tinh thần cua Thư; Nếu dân khiêm nhường, trang trọng thì dân đã theo tinh thần của Lễ;

Nếu dân sinh hoạt cởi mở, nhẹ nhàng đó là nền giáo dục đã theo tinh thần của Nhạc; Nếu dân thuận theo đạo của trời thì đó là nền giáo dục đã theo tinh thần của Dịch, và nếu dân biết phán xét việc đời thì đó là nền giáo dục đã theo tinh thần của Xuân Thu” (Doãn Chính, 1997, tr.69).

Từ đó, Khổng Tử mạnh mẽ khẳng định rằng giáo dục là một yếu tố không thể thiếu để tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế và xây dựng một xã hội hài hòa. Ông nhìn thấy vai trò quan trọng của giáo dục trong việc nuôi dưỡng và rèn luyện nhân cách con người, từ đó tạo ra một cộng đồng hài hòa và thịnh vượng.

Đồng thời ông nhận thấy rằng giáo dục cũng góp phần quan trọng trong việc duy trì sự công bằng và trật tự trong xã hội, khi ông nói về vai trò của giáo dục Lễ với các học trò:

“Cho nên có lễ triều là để sáng nghĩa vua tôi, có sính lễ hỏi là để tôn kính các chư hầu, có lễ tang lễ tế, là để làm rõ ân đức của kẻ tôi thần; có lễ hương ẩm là để rõ trật tự lớn nhỏ, có lễ hôn nhân là để làm rõ sự khác biệt của nam nữ. Lễ phát sinh là để ngăn cấm sự hỗn loạn, như đắp đê ngăn nước mà nước tràn vào. Như những lễ cũ đã hết chỗ dùng (mà vẫn dùng) tất nhiên xảy ra đạo vợ chồng không thuận mà tội nỗi thêm nhiều; nếu phế bỏ lễ hương ẩm, ắt không còn trật tự lớn nhỏ mà sự tranh giành thêm phức tạp; nếu phế bỏ lễ tang tế ắt ân nghĩa của kẻ tôi thần không còn mà những kẻ liều lĩnh càng đông; nếu phế bỏ những lễ sính lễ triều, cẩn, ắt mất hết vị

trí đâu là vua đâu là tôi, các chư hầu sẽ làm việc ác mà những việc sâm lấn, phản nghịch sẽ nổi nên. Cho nên sụ giáo hóa của lễ rất vi tế nhỏ nhặt, (nó) chặn điều ác từ lúc chưa hình thành, khiến cho người ta mỗi ngày lại gần với điều thiện, xa dần tội lỗi mà không tự biết, do đó tiên vương nhờ vậy mà hưng thịnh lên. “Kinh Dịch” viết: “Quân tử cẩn thận ngay từ đầu, sai như tơ hào đã là lầm ngàn dặm rồi” ý là như vậy.” (Khổng Tử, 1999, tr.216).

Giá trị của giáo dục là sực giáo hóa âm thầm, âm ỷ bên trong đời sống của mỗi cá nhân, trong từng mối quan hệ xã hội, học văn hóa để biêt phân biệt đúng sai và biết sống đúng, sống đẹp.

Khi giảng giải cho Tử Lộ nghe về giá trị của học vấn Khổng Tử nói rằng:

“Này ngươi Do, ngươi có nghe về sáu đức tính, và sáu điều che lấp hay chưa?” Thưa rằng – Chưa hề. Hãy ngồi lại ta bảo cho biết 1. Chuộng điều nhân mà không học thì mối che lấp là ngu muội. 2. Chuộng nết trí mà không ham học thì mối che lấp là sự phóng đãng. 3. Chuộng chữ tín mà không ham hoc thì mối che nấp là sự tổn hại. 4. Chuộng sự ngay thẳng mà không ham học thì mối che lấp là ưa phản loạn” (Chu Hy, 1998, tr.622).

Khổng Tử muốn nói giáo dục và học vấn không thể thiếu khi ta tôn trọng những đức tính và giá trị trong cuộc sống. Nếu chúng ta không để tâm vào học vấn, những điều che lấp sẽ hiện ra và gây ra những hậu quả tiêu cực.

Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử đặt nền móng vào việc xây dựng một đạo đức vững mạnh, nhằm tạo ra những người lãnh đạo ưu tú để định hình xã hội.

Ngoài việc truyền đạt kiến thức, ông coi trọng sự rèn luyện đạo đức cá nhân và phát triển tâm hồn, đồng thời khuyến khích mỗi người hiểu rõ trách nhiệm của mình và sống đúng với đạo đức và quy tắc xã hội.

Tính tích cực trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử là sự coi trọng việc tu dưỡng đạo đức cá nhân và nuôi dưỡng tâm hồn giàu có và cao đẹp. Người học

phải hiểu rõ vị trí và trách nhiệm của bản thân, biết rõ hạn chế và nhiệm vụ mà mình cần thực hiện trong phạm vi cho phép.

Mục Tiêu giáo dục của Khổng Tử: Thứ nhất, kế thừa và phát huy tư duy chính trị, đạo đức, tông pháp Nhà Chu: Nữ sĩ Long Ứng Đài người Đài Loan, trong quấn sách "Sông lớn, biển lớn" (1949) đã viết: "một giọt nước làm sao mà biết được hướng của dòng chảy lớn", đã mô tả được tâm trạng của Khổng Tử khi đứng trước hiện thực xã hội loạn lạc, lễ nhạc băng hoại, ông băn khoăn đi tìm nguyên nhân và cách đưa xã hội về ổn định. Ông cho rằng nguyên nhân loạn lạc đến từ nhân tâm phân tán, lòng người đa đoan, đạo tiên vương không được truyền bá, tông pháp nhà Chu không được đề cao. Vì vậy, trong tư tưởng giáo dục của mình Khổng Tử đề cao và cho Lễ nhà Chu vị trí rất đặc biệt. Khổng Tử nói:

"Ta thích lễ của nhà Hạ, nhưng nước kỷ không đủ minh chứng. Ta học lễ triều nhà Ân thì nước tống vẫn còn. Ta học lễ của chiều Chu, nay có chỗ làm được (thì) ta theo lễ của Chu" (Khổng Tử, 1999, tr.280).

Khổng Tử nghiên cứu rất kỹ tông pháp nhà Chu, cùng với tư tưởng về

"Trung", "Hòa" ông mong muốn tạo lên sự ổn định xã hội bằng thực hiện chính danh định phận sẽ ít đi tâm làm loạn trong xã hội. Khổng Tử nói rằng:

"lễ của nhà Hạ ta có thể nói được, nhưng lễ của nước Kỷ không đủ làm bằng chứng. lễ của nhà Ân, ta có thể nói được, nhưng lễ của nước Tống không đủ làm bằng chứng bền vững. Nều văn hiến (của hai nước ấy) không đủ bền vững. Nếu đủ ta có thể lấy đó làm bằng chứng vậy" (Chu Hy, 1998, tr.246).

Văn hóa nhà Chu là sự kế thừa hàng ngàn năm trước từ đời Tam Hoàng, Ngũ đế, không những là tinh hoa văn hóa đương thời,mà còn có hấp dẫn bậc nhất mà Khổng Tử tiếp cận được. Ông mong muốn lưu truyền văn hóa của tổ tiên để lại, thông qua việc tổng hợp và san định tư tưởng tiền nhân mà truyền thụ lại cho hậu thế qua giáo dục, từ đó tạo lên vốn kiến thức đồ sộ của Khổng Tử.

Thứ hai, hướng tới giáo dục toàn dân: Trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, ông chủ trương “hữu giáo vô loại” hoặc “giáo dục không phân biệt loại người” (Chu Hy, 1998, tr.588). Ông nhấn mạnh rằng việc dạy dỗ không phân biệt đối tượng, nhìn từ góc độ học tập, thì mọi người đều có quyền được học như nhau. Đối tượng giáo dục trong tư tưởng của Khổng Tử rất rộng, không phân biệt quân tử, tiểu nhân, người giàu hay nghèo... Ông coi trọng tinh thần hiếu học và sẵn lòng dạy dỗ tất cả mọi người. Có thể xem ông là người đầu tiên đưa ra quan niệm giáo dục toàn dân. Trong trường học của Khổng Tử, học trò bao gồm con cháu các quan đại phu của nước Lỗ, cũng như những người thuộc tầng lớp lao động nghèo khó. Khổng Tử có cái tâm nhà giáo chân chính và ông không từ chối giúp đỡ những người nghèo khó trong việc tiếp cận giáo dục. Ông coi giáo dục là quyền của mọi người, không phân biệt tầng lớp hay địa vị xã hội. Khổng Tử tin rằng mỗi cá nhân đều có tiềm năng và quyền được phát triển nhân cách thông qua giáo dục, Khổng Tử nói rằng: “Đối với những người đem lễ xin học, từ một bó nem trở lên, ta chưa hề từ chối người nào – Tử viết: “tự hành thúc tu dĩ thượng, ngô vị thường vô hối dã” (Chu Hy, 1998, tr.347). Khổng Tử không từ chối đối với những người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, chỉ cần họ có lòng thành và sẵn ham học, ông sẽ không bỏ rơi họ.

Khổng Tử không ngần ngại dạy học cho bất kỳ ai, bất kể họ có tố chất cao hay không có khả năng học hành. Ông không từ chối những người thiếu kiến thức và ông luôn tận tình chỉ bảo, dẫn dắt từng bước để đưa học trò đến hiểu biết hơn. Ông nói:

“Nếu có kẻ thô bỉ đến hỏi ta, dầu là kẻ tối tăm mờ mịt tới đâu, ta cũng đem hai bề từ đầu chí đuôi mà dẫn giải cho thật tường tận mới nghe. – Hữu bỉ phu vấn ư ngã, không không như giã, ngã khấu kỳ lưỡng đan, nhi kiệt yên”

(Khổng Tử, 1950a, tr.134-135).

Với tư tưởng giáo dục tiến bộ, Khổng Tử đã thu hút sự quan tâm của nhiều người muốn học hỏi, giải quyết quyế được nhu cầu giáo dục trong xã hội, bao

gồm cả việc mở trường dạy học. Điều này đã tạo nên một cách mạng giáo dục trong thời đại của ông.

Trước kia, theo các bản ghi chép trong sách Lễ Ký, dạy học đã được quy định, nhưng các trường học đó đa phần là trường công và giáo viên được bổ nhiệm bởi triều đình, thường là những quan lại hoặc cha truyền con nối, và học sinh chỉ là con cháu của các đại phu và quý tộc:

“Quy định dạy học ngày xưa, cứ hai mươi năm nhà gọi là một “Lư”, một lư có một nhà học gọi là “Thục”, cứ năm trăm nhà gọi là một “Đảng”, nhà học của đảng gọi là “Tường”. Cứ một vạn hai ngàn nhà gọi là một “Châu”, nhà học của châu gọi là “Tự”. Còn ở kinh đô của thiên tử hay kinh đô của chư hầu gọi là nhà “Học” hoặc nhà “Quốc học” để dạy dỗ con của vua, con của khanh sĩ đại phu” (Khổng Tử, 1999, tr.157).

Tuy nhiên, Khổng Tử đã đưa ra chủ trương mở rộng phạm vi giáo dục, không chỉ hướng đến tầng lớp quý tộc mà còn đối tượng bình dân. Ông đã góp phần phá vỡ “đặc quyền học” của giới quý tộc và đưa giáo dục gần hơn với dân chúng, trong số hơn ba ngàn học sinh của Khổng Tử, chỉ có Nam Cung Quát và Tư Mã Canh là những người thuộc giới quý tộc, còn lại đều là người bình dân.

Tuy Khổng Tử có chú trọng đến vai trò của giáo dục và coi nó là một phần quan trọng trong nền tảng quốc gia “thứ, phú, giáo”, nhưng đáng tiếc ông đã bỏ qua vai trò quan trọng của sản xuất vật chất trong chương trình giáo dục của mình. Mặc dù có tư duy tiến bộ “hữu giáo vô loại” và chủ trương bình đẳng trong giáo dục, thế nhưng tuyệt nhiên Khổng Tử không coi nhân dân lao động là giường cột của quốc gia và không xem họ là đối tượng để xây dựng “đạo lớn”

của ông. Dù Khổng Tử có lòng yêu thương và quan tâm đến nhân dân, ông không thể tránh khỏi ảnh hưởng của giai cấp và tư duy giai cấp mà ông thuộc về, mâu thuẫn này có thể được tóm gọn trong câu nói “trái tim của Khổng Tử thuộc về nhân dân, nhưng khối óc của ông lại được hình thành và phát triển trong giai cấp của mình”.

Thứ ba, hướng tới đào tạo lớp người quân tử - Lực lượng trí thức có chất lượng làm lòng cốt xây dựng xã hội tốt đẹp:Khổng Tử nhìn thấy giá trị quan trọng của giáo dục không chỉ đối với mỗi cá nhân mà còn đối với vận mệnh và tương lai của cả xã hội. Ông đặt giáo dục con người lên hàng đầu vì ông tin rằng nó có thể tạo ra sự ổn định cho xã hội. Ông tin tưởng vào tiềm năng của con người và mục tiêu của ông là đào tạo lớp người quân tử có kiến thức và đạo đức cao để dẫn dắt xã hội và thậm chí đảm nhận vai trò làm quan trong chính quyền.

Tư tưởng giáo dục của Khổng Tử không chỉ tập trung vào việc truyền đạt kiến thức mà còn hướng đến việc xây dựng được lớp người ưu tú, đứng đầu xã hội, gọi là mẫu người quân tử. Khổng Tử nhìn nhận rằng những người này sẽ đóng vai trò trung tâm trong hệ thống nhà nước, giữ vai trò dẫn dắt và thiết lập quy chuẩn xã hội, nhằm tạo ra sự ổn định cho xã hội. Khổng Tử khao khát đào tạo ra những người “quân tử” hay “đấng trượng phu” nhưng trong bối cảnh xã hội thời Xuân Thu, chỉ có tầng lớp quý tộc, địa chủ và những doanh nhân trong xã hội mới có đủ điều kiện để trở thành người quân tử. Người quân tử được định nghĩa là người có đức tính nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, hiếu lễ và hiểu đạo, sống đúng theo đạo. Người quân tử luôn hướng tới mục tiêu cao cả, trong khi tiểu nhân chỉ tìm kiếm lợi ích cá nhân và thực hiện những việc thấp hèn. “Người quân tử thì tiến lên mức cao; kẻ tiểu nhơn chỉ giữ được bậc thấp mà thôi. – Quân tử thượng đạt, tiểu nhân hạ đạt” (Khổng Tử, 1950a, tr.226-227). Bởi vì “Bực quân tử tinh tường về nghĩa, kẻ tiểu nhơn rành rẽ về lợi. – Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi” (Khổng Tử, 1950a, tr.58-59). Cho nên người Quân Tử chỉ lo đạo chớ chẳng lo ăn. – Quân tử mưu đạo bất mưa thực”, “Người quân tử chỉ lo đạo mà chẳng lo nghèo. – Quân tử mưu đạo bất mưu bần” (Khổng Tử, 1950a, tr.250-251).

Khổng Tử cho rằng người quân tử nên tập trung vào đạo và không quan tâm đến tiền bạc. Ông viết: “Biết đạo chẳng bằng ưa đạo, ưa đạo chẳng bằng vui với đạo. – Tri chi giả, bất như háo chi giả, háo chi giả, bất như lạc chi

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của khổng tử và ý nghĩa lịch sử của nó (Trang 58 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)