Tư tưởng Khổng Tử về phương pháp giáo dục

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của khổng tử và ý nghĩa lịch sử của nó (Trang 86 - 97)

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ

2.1. TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ

2.1.3. Tư tưởng Khổng Tử về phương pháp giáo dục

Phương pháp tùy theo năng lực nhận thức, sở trường của người học mà dạy, linh hoạt phát huy thế mạnh của học trò: Đây là phương pháp giáo dục mà người thầy lấy học trò làm trung tâm, xuất phát từ việc hiểu biết và nắm được tư chất riêng của học trò mà tìm phương pháp dạy hiệu quả nhất. Khổng Tử luôn quan tâm tìm hiểu từng học trò một và tùy theo nhu cầu, tư chất, trình độ của mỗi học trò, qua đó mà ông dạy cho từng người với cách thức khác nhau.

Có lần Tử Lộ hỏi:

“Nghe được điều phải, nên làm ngay chăng ?” Khổng Tử nói: “Cha anh còn sờ sờ ra đó, nghe gì làm lấy đâu có được ?” Nhiễm Hữu hỏi: “Nghe được điều phải nên làm ngay chăng?” Khổng Tử nói: “Nghe được, làm liền đi chứ”. Công Tây Hòa nói: “Anh Do hỏi rằng nghe được điều phải nên làm ngay chăng, thầy vin cớ còn cha anh. Anh Cầu hỏi rằng nghe được điều phải nên làm ngay chăng, thầy bảo nghe được làm liền. Xích này chẳng hiểu ra sao dám hỏi lại thầy”, Khổng Tử nói rằng: “Trò cầu hay nản chí, nên ta phải thúc đẩy, trò Do hung hăng, nên ta phải cản lại” (Chu Hy, 1998, tr.458).

Đó là điều kinh ngạc khi cách đây 2500 năm Khổng Tử đã đưa ra được tư duy tiến bộ như vậy về giáo dục. Về sau, học trò của Khổng Tử cũng đã có người lĩnh hội được điều này, mà đem ứng dụng vào việc dạy học. Tử Du nói rằng:

“ Bọn học trò nhỏ của Tử Hạ chỉ giỏi những việc quét nhà tiếp khách và dễ sai khiến thôi. Đó chỉ là chỗ ngọn, phần gốc không có gì, như vậy sẽ ra sao?”. Tử Hạ nghe được nói rằng: “Ôi! Ngôn Du nói sai rồi! Đạo của người quân tử điều gì nên truyền đạt trước, điều gì phải hết lòng chỉ bảo sau, trình độ của học trò cũng giống như cây cỏ, từng loại phân biệt nhau. Đạo của người quân tử sao có thể dạy gượng ép được? Thông suốt từ trước ra sau duy chỉ có thánh nhân chăng?” (Chu Hy, 1998, tr.666).

Người thầy cần căn cứ vào chủ thể giáo dục mà dạy bảo, với những phương pháp và nội dung thích hợp, không nôn nóng đốt cháy giai đoạn, mỗi người học

khác nhau sẽ có năng lực và nhu cầu tiếp nhận kiến thức ở mức khác nhau, chú trọng tính thích hợp trong dạy học sẽ đạt được kết quả như mong muốn. Đồng thời Khổng Tử cũng tùy vào nhu cầu học tập của học trò mà dạy:

“Xóm Khuyết Đảng có đứa bé được Khổng Tử sai đi đưa thư từ, mời khách khứa... có người hỏi: “Thằng bé này học hành đã khá chưa?”

Khổng Tử nói: “Tôi thấy nó thích ngồi chỗ người lớn, đi đứng ngang hàng với người hơn tuổi, nó không phải người mong cho giỏi mà muốn mau thành người lớn vậy” (Chu Hy, 1998, tr.561).

Khổng Tử quan sát người học trò nhỏ tới từ xóm Khuyết Đảng chỉ mong học được lễ nghi, kinh nghiệm trải sự của người lớn chứ không ham mê đạo lý vì vậy ngài chỉ sai bảo việc làm để cậu bé mau biết làm việc nhanh nhẹn chân tay, chứ ông hiểu không cần cậu bé giỏi đạo, hay hiểu biết thế sự gì. Đây là phương pháp giáo dục dựa vào nhu cầu làm việc trong tương lai của người học mà đề ra nội dung giáo dục, cũng như mục tiêu cần đạt được của giáo dục.

Phương pháp nêu gương tốt cho học trò noi theo, bản thân người thầy thành tấm gương sáng: Người dạy phải có đạo đức tốt, trung thực, thành thật đối với học trò. Bởi đạo đức tạo nên lòng tin của học trò vào người thầy, khi đã có sự tin cậy giữa người với người thì quá trình truyền thụ học vấn mới diễn ra một cách tuần tự và tự nhiên. Khổng Tử nói rằng:

“Các con tưởng ta có điều gì giấu chăng? Ta không giấu các con điều gì. Ta chẳng làm điều gì mà không cho các con dự biết. Khâu này là vậy đó! – Nhị tam Tử dĩ ngã vô ẩn hồ? Ngô vô ẩn hồ nhĩ. Ngô vô hành nhi bất dữ nhị tam Tử giả. Thị Khâu dã!” (Chu Hy, 1998, tr.361).

Trong tâm lý có hành vi "phản ánh" và hành vi bắt chước, đó là một phương pháp tiếp thu rất đỗi tự nhiên đối với mỗi con người, vấn đề là muốn bắt chước người khác thì phải có hình mẫu để bắt chước. Bởi tấm gương và hình ảnh của người thầy có vai trò quan trọng trong việc hình thành đức hạnh và tư tưởng của người học. Bằng cách sống một cuộc sống đạo đức và truyền đạt tri

thức một cách tốt đẹp, người thầy trở thành một tấm gương sống động và một nguồn động lực mạnh mẽ cho học trò. Từ tấm gương này, người học được khuyến khích và thúc đẩy để theo gương của người thầy, đi theo con đường học đạo và tiến bộ trong sự phát triển của mình.

Sự hiện diện và tác động của người thầy giúp người học định hình và củng cố lòng tin, đồng thời tạo động lực và lòng kiên nhẫn trong họ. Để thúc đẩy mọi người cố gắng học đạo và tu dưỡng đạo đức theo gương hiền nhân, nhiều lần Khổng Tử đã khen ngợi tấm gương và phẩm hạnh của hiền nhân mà ông xem họ là người quân tử. Khổng Tử nói rằng:

“Quản Trọng làm tướng giúp Hoàn Công làm bá chư hầu chỉnh đốn thiên hạ, đến nay dân còn chịu ơn. Nếu không có Quản Trọng, chúng ta phải hớt tóc ngắn, gài nút áo về bên trái (như người Đông Di) rồi. Ông đâu có bắt chước mấy người đàn ông, đàn bà tầm thường bo bo giữ tín điều nhỏ nhặt mà treo cổ, chết nơi ngòi lạnh, chẳng ai biết tới” (Chu Hy, 1998, tr.539).

Ngoài ra Khổng Tử khen ngợi Tử Sản nước Trịnh:

“Đức Khổng Tử khen Tử Sản là người giữ đạo quân tử được bốn điều; đối với người thì tự mình khiêm cung; thờ bực quốc trưởng thì một lòng kính trọng; thường đem ân huệ mà thi thố cho dân; và sai khiến dân một cách phải lẽ. – Tử vị Tử Sản hữu quân tử chi đạo tứ yên; kỳ hành kỷ giã cung;

kỳ sự thượng giã kính; kỳ dưỡng dan giã huệ; kỳ sử dan giã nghĩa” (Khổng Tử, 1950a, tr.72-73).

Đồng thời Khổng Tử cũng nêu gương những bậc đức nhân như: “Những người ẩn dật có tiếng là: Bá Di, Thúc Tề, Ngu Trọng, Di Dật, Chu Trương, Liễu Hạ Huệ, Thiếu Liên” (Chu Hy, 1998, tr.651), đây là những hiền nhân đời trước mà Khổng Tử cho rằng nhân cách của học tốt đẹp và đáng noi theo.

Cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử đã là một minh chứng sống động đối với phương pháp giáo dục mà ông đề ra. Ông không chỉ nói lý thuyết suông, mà còn thực hành chúng trong cuộc sống hàng ngày của mình. Tạo nên sức thuyết

phục mạnh mẽ đối với người học. Khổng Tử không chỉ dạy học trò về đạo đức và nhân nghĩa, mà ông còn tự thực hiện những nguyên tắc đó trong đời sống cá nhân. Bằng cách sống một cuộc sống đạo đức và hành động theo những nguyên tắc mà ông truyền dạy, ông đã tạo ra một tấm gương sống động, mà người học có thể tận hưởng và tin tưởng, ông đã nói với Tử Cống: “Mình muốn dạy người ta điều gì, trước hết mình hãy làm điều đó đi. Rồi sau cứ theo đó mà dạy – Tiên hành kỳ ngôn, nhi hậu tùng chi” (Khổng Tử, 1950a, tr.20-21). Theo Khổng Tử khi mình quở trách người ta điều gì, trước hết mình không phạm điều ấy. Khi mình khuyên người ta làm điều gì, trước hết mình phải làm cho xong điều đó đã, như vậy mới đáng làm thầy người ta, cuộc đời của Khổng Tử đã cho thấy ông là một con người bình dị. Ông có những tham vọng chính trị, thành kiến và quan điểm cá nhân đối với những tư tưởng khác mình và đôi khi cảm thấy yếu đuối và mắc phải sai lầm như một con người bình thường.

Khổng Tử mở rộng phương pháp giáo dục nêu gương tiền nhân của mình vào việc chính trị. Ông tin rằng người lãnh đạo trên cần phải làm gương cho người dưới, tức là họ phải trở thành một tấm gương tốt để dân chúng có thể học tập và noi gương. Trong sách Luận Ngữ có rất nhiều chỗ Khổng Tử khuyên các bậc vua chúa phải làm gương cho dân:

“Như người nào đã sửa trị lấy mình, thì đứng ra cai trị có khó gì? Nhược bằng mình chẳng có thể sửa trị lấy mình, làm sao cai trị nhơn được. – Cẩu chính kỳ thân hỹ, ư tùng chính hồ, hà hữu? Bất năng chính kỳ thân, như chính nhơn hà?” (Khổng Tử, 1950a, tr.204-205).

Phương pháp nêu gương hết sức quan trọng đối với giáo dục nhân dân trong nước, đây là một trong những cảnh giới cao trong nghệ thuật chính trị của nhà cầm quyền, nên gương tốt giúp nhân dân tự giác làm đúng những điều mà nhà nước muốn, từ đó tạo lên kết quả tốt đẹp:

“Nếu nhà cầm quyền tự mình giữ theo chính đạo, chẳng đợi ra lịnh, dân cũng ăn ở chúng phép; còn như tự mình chẳng giữ theo chính đạo, dẫu

mình có ra lệnh buộc dân theo, họ cũng không theo. – Kỳ thân chính, bất lịnh, nhi hành; kỳ thân bất chính, tuy lệnh, bất tùng” (Khổng Tử, 1950a, tr.200-201).

Kỳ thực ở bất kỳ thời kỳ nào tư cách và tấm gương của người thầy, cũng như của lãnh đạo vẫn luôn giữ vai trò trong giáo dục và cũng như trong quản lý xã hội. Giáo dục bằng phương pháp nên gương hiền nhân đời trước làm thẩm thấu cái tốt đẹp chạm đến chiều sâu tâm hồn con người, giúp con người làm dày nên tình cảm yêu thiện ghét ác, từ đó giúp xây dựng thế giới quan và nhân sinh quan con người tốt đẹp hơn.

Phương pháp thường xuyên ôn luyên kiến thức cũ để biết điều mới: Chỉ khi nào người học tìm thấy được niềm vui nơi học hành thì khi đó mới sự thực là giáo dục đúng nghĩa, có như thế người học mới phát huy hết được năng lực nhận thức và sáng tạo của mình một cách tự nhiên. Chỉ có như vậy quá trình giáo dục mới thực sự hòa nhập vào đời sống xã hội. Khổng Tử nói rằng:

“Học mà thường xuyên luyện tập há chẳng vui thích lắm sao? Có bạn từ phương xa tới, chẳng vui sướng lắm sao, người ta chẳng biết tới mà ta vẫn không buồn bực há chẳng phải người quân tử ru?” (Chu Hy, 1998, tr.196).

Khi và chỉ khi nào người học thật sự đam mê với học tập, thì người học mới có thể trở thành chủ thể của giáo dục, đến nỗi người học cảm thấy tưởng chừng như cuộc đời quá ngắn để học, xuất hiện nhu cầu học thực sự và thiết thực. Tử Hạ nói rằng: “Mỗi ngày biết thêm những điều chưa biết, mỗi tháng không quên những điều đã học được, như thế có thể gọi là ham học vậy” (Chu Hy, 1998, tr.661). Khổng Tử đã khái quát những kinh nghiệm của mình thành một phương pháp giáo dục có tính nguyên tắc, ông nhấn mạnh về việc nắm vững kiến thức và kinh nghiệm cũ để từ đó có thể hiểu sâu sắc và áp dụng vào tình huống mới.

Khổng Tử tin rằng bằng cách hiểu biết về quá khứ, chúng ta có thể đoán và dự đoán tương lai. Việc hiểu thấu đáo về quá khứ giúp chúng ta có cái nhìn rõ ràng về những quy luật, nguyên tắc và kinh nghiệm đã xảy ra trong quá trình

lịch sử. Từ đó, chúng ta có thể áp dụng những bài học đã được học để đưa ra quyết định và hành động phù hợp trong tình huống hiện tại và tương lai. Khổng Tử nói rằng: “Ôn điều cũ để biết điều mới, có thể làm thầy người ta vậy. – Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ” (Chu Hy, 1998, tr.225). Nguyên tắc này đã thể hiện quan điểm tiến bộ của Khổng Tử, ông đã kế thừa một cách sáng tạo những kinh nghiệm và tri thức của những người đi trước, vì không phải ôn cũ để biết cũ mà là ôn cũ để biết cái mới. Khi Tử Trương hỏi:

“Có thể biết trước việc làm của các nhà vua trong mười triều đại sắp tới chăng? – Thập thế khả tri giã?” Khổng Tử đáp: “Nhà Ân nối nhà Hạ, nương theo lễ nhà Hạ, nhưng có thêm bớt; những chỗ thêm bớt ấy, ta có thể dò theo sử mà biết vậy. Nhà Châu nối nhà Ân, nương theo lễ nhà Ân, nhưng có thêm bớt; những chỗ thêm bớt ấy, ta có thể dò theo sử mà biết vậy. Sau nầy, có triều đại nào nối tiếp nhà Châu, cũng sẽ nương theo lễ nhà Châu, nhưng có thêm bớt. Suy theo đó, dầu trăm đời về sau, ta cũng biết trước được. – Ân như ư Hạ lễ, sở tổn ích khả tri giã. Châu nhân ư Ân lễ, sở tổn ích khả tri giã. Kỳ hoặc kế Châu giã, tuy bá thế khả tri giã” (Khổng Tử, 1950a, tr.28-29).

Khổng Tử rất coi trọng kiến thức của các bậc tiền nhân, ông noi theo gương thánh hiền đời trước, Khi người học biết dựa vào người đi trước, nương theo những quy tắc chuẩn mực trước thì việc học mới thăng tiến, cũng tránh được nhiều lầm lỗi. “Người nào biết ước thúc lấy mình, biết nương theo quy củ mà làm việc, thì ít hay lầm lạc, thất bại – Dĩ ước thất chi giả, tiển hĩ.” (Khổng Tử, 1950a, tr.60-61). Đồng thời ông khuyên học trò nên khiêm tốn, và cẩn trọng, ông đã khuyên Tử Trương:

“Nên nghe cho nhiều. Những điều chi mình nghe chẳng tỏ, hãy còn hồ nghi thì dẹp lại một bên, đừng có nói. Còn những điều chi mình nghe được minh bạch, mình nên nói một cách dè dặt. Như vậy, ít có dịp mà người ta của trách mình. Nên thấy cho nhiều. Những điều chi mình thấy chẳng rõ, có thể

nguy hại thì dẹp lại một bên, đừng có làm. Còn những điều chi mình xét chẳng có hại, mình nên làm một cách dè dặt. Như vậy, ít có dịp mà mình ăn năn. – Đa văn, khuyết nhi thận ngôn kỳ dư, tắc quả vưu, đa kiến, khuyết đãi, thạn hạnh kỳ dư, tắc quả hối” (Khổng Tử, 1950a, tr.24-25).

Trong tư duy triết học của mình, Khổng Tử đã chủ trương “thuật nhi bất tác”, chỉ trình bày lại những tinh hoa văn hóa đời trước chứ không sáng tạo gì thêm mới. vì quá đề cao thuyết “ôn cố tri tân” nên ông đã đi đến chỗ hoài cổ hơn là hướng về tương lai, các thánh hiền đời xưa được coi là mẫu mực tuyệt đối mà người sau chỉ biết bắt chước noi theo chứ không dám nghĩ phải tiến xa hơn họ.

Đó là hạn chế của Khổng Tử khi đã quá đề cao quá khứ mà quên rằng hiện thực xã hội đang loạn lạc là do những tư duy cũ được mang ra đặt vào cái mới, không những kìm hãm những hoạt động sáng tạo của con người trong đời sống tinh thần, mà còn cản trở sự phát triển của xã hộ nói chung: "Như những lễ cũ đã hết chỗ dùng (mà vẫn dùng) tất nhiên xảy ra đạo vợ chồng không thuận mà tội nỗi thêm nhiều" (Khổng Tử, 1999, tr.216). Thế nhưng, chính Khổng Tử đã không nhận ra ông đã tạo ra cả một hệ thống tư tưởng triết học dựa trên nền tảng, tiền đề đời trước đã có, ông đã đi xa hơn tiền nhân mà ông hằng tôn thờ mà bản thân ông không hay biết.

Phương pháp học phải chuyên tâm suy ngẫm, chú tâm vào học tập:

Khổng Tử yêu cầu hoc trò không những chú tâm vào nghe thầy giảng giải truyền đạt kiến thức mà còn phải tự mình suy nghẫm tìm tòi và khám phá. Ông chỉ giúp cho ai thật sự cố gắng nỗ lực để đưa họ đến hiểu biết hơn, đây cũng là một tiêu chí để nhận biết chí hiếu học của học trò. Khổng Tử nói rằng:

“Ta cùng trò Hồi nói chuyện suốt ngày chẳng thấy vặn hỏi điều gì, dường như người ngu đần chừng lui về, những lúc ở riêng trò mới xem xét lại (những điều đã học) cũng đủ để làm sáng tỏ đạo lý, trò Hồi thật không ngu vậy” (Chu Hy, 1998, tr.223).

Khổng Tử không giảng giải hết mọi điều và không làm thay cho học trò trong quá trình học tập. Ông thường gợi lên và khai mở những điểm cốt lõi, những khía cạnh quan trọng của tri thức và đạo đức, qua đó mà học trò phải động não suy nghĩ cho ra vấn đề cần nắm bắt. Khổng Tử nói rằng: “Kẻ nào không biết tự hỏi đi hỏi lại: “Phải làm sao đây? Phải làm sao đây?”, ta cũng không biết phải làm sao (với hắn)” (Chu Hy, 1998, tr.574). Để đạt đến trình độ thông hiểu, Khổng Tử yêu cầu người học phải nghiền ngẫm, suy đi nghĩ lại vấn đề đã học: “Trầm mặc suy nghĩ đạo lý đặng ghi nhớ trong lòng, học đạo mà không biết buồn chán. – Mặc nhi chí chi, học nhi bất yếm” (Khổng Tử, 1950a, tr.98-99).

Với những người học đã nắm vững được căn cơ cơ bản, ông dạy họ bằng cách nói về “Nhất đạo quán chi” và để cho các học trò tự suy ngẫm đạo nhất quán đó là gì. Khổng Tử muốn đưa học trò của mình đến chỗ có năng lực tự quan sát, tự suy nghĩ và tự hiểu vấn đề gặp phải trong cuộc sống, sau khi người học đã học đủ những kiến thức căn bản cần thiết. Trong Luận Ngữ, chương Dương Hóa viết:

“Đức Khổng Tử nói rằng: “Ta chẳng nói nữa.” Ông Tử Cống thưa rằng:

“Như thầy chẳng nói nữa, bọn đệ tử chúng tôi làm sao đem lời dạy của thầy mà truyền lại cho đời sau cho được?” Đức Khổng Tử đáp: “Trời có nói chăng? Thế mà bốn mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông) cứ xoay vần mãi; trăm vật trong võ trụ cứ sanh hóa mãi. Mà trời có nói gì chăng?” – Tử viết: “Dư dục vô ngôn.” Tử Cống viết: “Tử như bất ngôn, tắc tiểu Tử hà thuật yên?” Tử viết: “Thiên hà ngôn tai? Tứ thì hà yên; bá vật sanh yên. Thiên hà ngôn tai?” (Khổng Tử, 1950a, tr.278-279).

Đây thực chất là một phương pháp giáo dục đạt cảnh giới cao yêu cầu ở người học sự tinh tế, nhìn hiện tượng mà nhận biết đạo của sự vật đó. Đồng thời Khổng Tử cũng đòi hỏi các học trò của mình có khả năng phân tích và tổng hợp

Một phần của tài liệu Tư tưởng giáo dục của khổng tử và ý nghĩa lịch sử của nó (Trang 86 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)