Các giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàng rào xanh của thị trường eu đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu của việt nam và định hướng cho phát triển thủy sản bền vững (Trang 98 - 136)

Thứ nhất, Cần nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu.

Đối với khâu nuôi trồng: Các doanh nghiệp, trang trại cần nhân rộng mô hình nuôi sinh thái.

Theo chiến lược phát triển ngành cá tra của nước ta, phấn đấu đến năm 2014, có 75% lượng cá tra xuất khẩu đạt bất tiêu chuẩn quốc tế về phát triển cá tra bền vững, trong đó có 30% được chứng nhận ASC. Đến năm 2015, 100% cá tra xuất khẩu của Việt Nam sẽ đạt tiêu chuẩn quốc tế về phát triển cá tra bền vững, trong đó có 50% được chứng nhận ASC (Báo SGGP - 2010). Có thể thấy, người tiêu dùng thủy sản trên thế giới nói chung, và thị trường EU nói riêng ngày càng có xu hướng ưa chuộng tiêu dùng các sản phẩm được gắn nhãn chứng nhận an toàn. Đặc biệt, theo khảo sát mới đây của tổ chức WWF cho thấy nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm nuôi sinh thái ngày càng cao, đối với mặt hàng cá tra, cá sản phẩm được dán chứng nhận ASC thường được mua với giá cao hơn từ 12-15% so với các sản phẩm cá tra không dán chứng nhận ASC, và họ cảm thấy hài lòng với mức giá

này. Bên cạnh đó, việc nuôi cá tra theo mô hình sinh thái, ngoài việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sống, còn giúp đáp ứng được các yêu cầu về truy nguyên nguồn gốc hàng hóa. Để hướng tới việc phát triển cá tra bền vững, việc phát triển các mô hình nuôi sinh thái là yêu cầu bắt buộc đối với các trang trại nuôi trồng thủy sản.

Đối với khâu chế biến. Nâng cao chất lượng sản phẩm chế biến, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng. Hiên nay, sức cạnh tranh của hàng thuỷ sản Việt Nam tại thị trường EU còn yếu: 70% sản phẩm thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam là chế biến thô, trong đó, đối với cá tra trên 80% là fillet đông lạnh, mặt hàng tôm chủ yếu xuất khẩu ở dạng nguyên liệu, giá thành sản phẩm cao, chất lượng thấp. Các doanh nghiệp cần tập trung đầu tư phát triển theo chiều sâu theo hướng đầu tư dây chuyền, công nghệ chiến biến tiên tiến, hiện đại, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, chú trọng tập trung phát triển các sản phẩm giá trị gia tăng từ thủy sản.

Với sản phẩm cá tra Việt Nam chế biến dưới dạng fillet thương phẩm chỉ chiếm 30% các tra nguyên liệu, phần còn lại 70% trở thành phế phẩm. Vì vậy, để tận dụng tốt nguồn nguyên liệu sẵn có bên cạnh sản phẩm phi lê, cá doanh nghiệp có thể tận dụng những phụ phẩm như da, xương, mỡ... để chế biến thành các sản phẩm giá trị gia tăng như collagen, bột cá, súp cá, hương liệu, Omega3... Đối với mặt hàng tôm, thay vì chỉ xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu động lạnh, doanh nghiệp có thể tập trung sản xuất các mặt hàng tinh chế, ăn liền cao cấp như tôm sú hấp, tôm thẻ hấp, tôm sú luộc đông lạnh, tôm thẻ luộc đông lạnh… xuất khẩu. Các sản phẩm này được nhiều người tiêu dùng EU ưa chuộng, và đem lại giá trị kinh tế cao. Để thực hiện tốt vấn đề này các doanh nghiệp cần đầy mạnh các hoạt động đầu tư dây chuyển sản xuất tiên tiến, hiện đại, và tăng cường nghiên cứu khoa học, thông qua việc hình thành các viện, trung tâm nghiên cứu. Gắn liền với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cần quan tâm tới các vấn đề an toàn vệ sinh sản phẩm, và các vấn đề về môi trường.

Đối với khâu tiêu thụ: Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần chủ động mở rộng thị trường xuất khẩu.

Liên minh châu ÂU (EU) với 27 quốc gia thành viên, song hiện mới có 5 thị trường xuất khẩu truyền thống các doanh nghiệp đầy mạnh khai thác. Vì vậy, trong các năm tiếp tiếp các doanh nghiệp cần mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước thành viên còn lại trong khối. Những thị trường đáng chú ý có mức tăng trưởng tiêu dùng và có xu hướng ưa thích các sản phẩm cá tra của Việt Nam như các nước Đông Âu cũ, hoặc Bắc Âu như Thụy Điển, Bungaria, Romainia, Hungaria, Bỉ, Anh… Tăng cường tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ hàng thủy sản... Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử vào xuất khẩu thủy sản, như lập website, xây dựng sàn giao dịch thủy sản...

Thứ hai, Tăng cường sự hợp tác, liên kết giữa các thành viên trong chuỗi giá trị cung ứng xuất khẩu thủy sản.

Tăng cường sự hợp tác giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản tại thị trường EU. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nói chung hầu hết có quy mô nhỏ, vốn và kinh nghiệm kinh doanh còn thiếu trong khi lại phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ lớn có nhiều kinh nghiệm. Môi trường cạnh tranh khốc liệt, yêu cầu cao về chất lượng hàng hóa...Tất cả những điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tăng cường hợp tác với nhau tránh tình trạng mạnh ai nấy làm, tranh mua tranh bán. Liên kết là hướng để phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, doanh nghiệp cung cấp thức ăn, thuốc thú y và nhà nông. Để bảo bảo nguồn nguyên liệu ổn định, có chất lượng cho quá trình sản xuất chế biến xuất khẩu. Doanh nghiệp cần phải liên kết chặt chẽ, chia sẻ lợi ích hợp lý giữa các bộ phận trong chuỗi giá trị xuất khẩu thủy sản, trong việc hỗ trợ về kỹ thuật, vốn, thức ăn, và vấn đề bao tiêu đầu ra.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên tiến hành liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài từ đó hình thành nên các doanh nghiệp liên doanh có vốn đầu tư nước ngoài, tạo cho các doanh nghiệp này có thế mạnh về vốn đầu tư, công nghệ cho phép các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao, đáp ứng được những đòi hỏi của thị trường cũng như góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng thuỷ sản.

Kết luận chương 3:

Qua những nội dung đã nghiên cứu ở chương 3 có thể thấy rằng hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong thời gian tới cần phải đảm bảo yêu cầu phát triển nhanh nhưng bền vững. Trong điều kiện đó, cần nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu, đảm bảo sản phẩm sạch và an toàn “từ ao nuôi đến bàn ăn” trên cơ sở làm đúng ngay từ khâu chất lượng con giống đến việc quản lý lưu thông và sử dụng kháng sinh, hóa chất đến việc đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu theo hướng sản phẩm giá trị gia tăng, sản phẩm chế biến. Để đẩy mạnh xuất khẩu, các doanh nghiệp cần tập trung phát triểu đầu tư theo chiều sâu: áp dụng các tiêu chuẩn nuôi trồng sản xuất an toàn, thân thiện môi trường, ứng dụng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO 14000, ISO 9000... Đầu tư công nghệ sản xuất chế biến hiện đại, tiên tiến. Trong nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu đó, cần quan tâm đúng mức đến các giải pháp phát triển xuất khẩu thủy sản một cách bền vững để có thể đáp ứng tốt nhu cầu trong hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng xấu đến khả năng phát triển trong tương lai thông qua các giải pháp quy hoạch, bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:

Thị trường EU là một thị trường tiềm năng, một thị trường mở ra những cơ hội lớn cho Việt Nam đẩy mạnh hoạt động thương mại của mình. Nhưng đồng thời cũng là thị trường có sự cạnh tranh gay gắt đối với hầu hết tất cả các mặt hàng trong đó có mặt hàng thủy sản xuất khẩu. Những năm gần đây, thị trường EU lại càng đưa ra nhiều quy định khắt khe đối với mặt hàng thủy sản của các nước xuất khẩu điều đó sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy chúng ta phải có bước đi chiến lược đối với thị trường rộng lớn này.

Để các mặt hàng thủy sản Việt Nam sang được thị trường EU một cách hiệu quả cần có sự phối hợp chặt chẽ, linh hoạt của 4 nhà (Nhà quản lý- Nhà doanh nghiệp - Nhà khoa học - Nhà nông. Và cần được triển khai một cách đồng bộ ở cả cấp vĩ mô, vi mô, trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị cung ứng thủy sản xuất khẩu, với tất cả các đối tượng liên quan trong quá trình xuất khẩu. Những nỗ lực ấy sẽ giúp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tăng trưởng cao và bền vững. Thủy sản Việt Nam khẳng định được vị thế thương hiệu trên thị trường thế giới

Bên cạnh đó, để hàng thủy sản tiếp tục giữ uy tín tại các thị trường lớn, ngành thủy sản cũng cần phải tập trung chỉ đạo xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn chất lượng các sản phẩm thủy sản chủ lực gắn với truy xuất nguồn gốc.

Trên đây là một số kết luận tôi rút ra khi nghiên cứu đề tài này. Hi vọng những ý kiến này được các nhà quản lý vĩ mô và các doanh nghiệp kinh doanh thủy sản nghiên cứu, ứng dụng.

Kiến nghị

Qua nghiên cứu cho thấy, trong những năm qua hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần không nhỏ vào GDP của cả nước. Bên cạnh đó hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU vẫn bộc lộ nhiều hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu là việc đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật, vấn đề thông tin cho các doanh nghiệp và đặc biệt là sự liên kết của các

doanh nghiệp trước một thị trường rộng lớn. Điều này sẽ tác động trực tiếp đến khả năng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang EU trong thời gian tới.

Chính vì thế, để mặt hàng thủy sản của Việt Nam đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của thị trường EU thì đề tài đưa ra một số kiến nghị như sau:

• Đối với doanh nghiệp trong nước:

Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt và thị trường các nước ngày càng dựng nên nhiều rào cản kĩ thuật và thuế quan để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng cũng như các nhà sản xuất nội địa thì đòi hỏi doanh nghiệp phải nổ lực hơn nữa trong việc đảm bảo chất lượng và tăng cường đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của thế giới để có thể đảm bảo sự tồn tại cũng như phát triển vững chắc của công ty.

Bên cạnh đó công ty cần chú trọng hơn và có định hướng phát triển công tác R&D cũng như công tác maketing. Trong dài hạn công ty nên xây dựng bộ phận R&D và maketing với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

Ngoài ra công ty cũng có biện pháp để có thể chủ động hơn về nguyên liệu hạn chế sự phụ thuộc vào cung cầu và giá cả trên thị trường bằng cách tự xây dựng vùng nguyên liệu hoặc có hợp đồng bao tiêu hay hỗ trợ vốn và công nghệ cho người nuôi để tạo ra sự liên kết chặt chẽ giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp.

• Đối với Nhà nước.

+ Cần hỗ trợ nhiều hơn nữa các biện pháp thiết thực nhằm thúc đẩy ngành thủy sản phát triển theo chiều sâu cho các doanh nghiệp cũng như các địa phương nằm trong vùng qui hoạch nuôi trồng thủy sản về vốn và công nghệ.

+ Hỗ trợ cho các địa phương trong việc đào tạo, huấn luyện nguồn nhân lực để quản lý vùng nuôi trồng thủy sản an toàn.

+ Nhà nước cũng cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội gặp gỡ giao thương với các đối tác nước ngoài và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn tín dụng hoặc chuyển đổi hình thức kinh doanh cũng như huy động các nguồn vốn khác nhằm mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng và chiều sâu.

+ Trước tình hình thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng như hiện nay thì Nhà nước nên có chính sách mở rộng cho vay vốn đối với người nuôi để họ có thể một mặt khôi phục sản xuất tạo thu nhập cho bản thân và tạo cơ hội cho họ có thể trả nợ cho ngân hàng. Mặt khác có thể giúp doanh nghiệp có đủ nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu.

+ Nên đầu tư và khuyến khích tư nhân đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn thủy sản để hạn chế thức ăn vào nhập khẩu để đảm bảo nguồn cung nhằm bình ổn giá thành cho sản xuất thủy sản nguyên liệu.

Hiệp hội thủy sản Việt Nam nên có những biện pháp răn đe nhằm hạn chế việc các doanh nghiệp do cạnh tranh không lành mạnh làm giảm giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam.

Nếu giải quyết tốt được các vấn đề trên tôi tin rằng trong tương lai không xa ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam sẽ có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới, góp phần vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp trong tương lai.

Do thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những sai sót và hạn chế, tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu và nghiên cứu thêm về đề tài trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2010), Chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm 2020.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2012), “Sửa đổi danh mục các chỉ

tiêu hóa học chỉ định kiểm nghiệm đối với lô hàng thủy sản xuất khẩu”, Quyết định số: 1471/QĐ/QĐ-BNN-QLCL.

3. Chi cục đo lường chất lượng Bắc Giang (2009),“Cần hiểu rõ đặc điểm thị trường

EU để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa", Bản tin WTO/TBT số 76 ngày 15 tháng 12 năm 2009, Bắc Giang.

4. Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam (2013), Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2012.

5. Hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam (2011), Báo cáo thị trường cá tra tại EU. 6. Quyết định số 1690/QĐ-TTg, Ngày 16 tháng 09 năm 2010, của Thủ tướng Chính

Phủ về Phê duyệt chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm

nhìn đến năm 2030.

7. Tổng cục hải quan (2013), Tổng quan tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

trong năm 2012.

8. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê năm2012, NXB Thống kê, Hà

Nội.

9. Thông tư số 47/2009/TT-BNNPTNT, Ngày 31 tháng 07 năm 2009, Ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về điều kiện an toan vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thủy sản.

10. Phạm Anh (2013),“Cá tra chiến lược của Việt Nam trong cơn bão cực”, Báo Tiền Phong ngày 01 tháng 06 năm 2013.

11. Hữu Hiệp (2011), Cơ hội phát triển bền vững cá tra Việt Nam với các tổ chức

WWF, và Global Gap, Sở nông nghiệp Bến Tre.

12. Hoàng Yến (2004), “Khả năng truy xuất sản phẩm: Ứng dụng hệ thống truy

13. Hoàng Việt (2013), “ Xuất khẩu tôm sang Đức: Nhiều thay đổi tích cực”, Tạp

chí Thương mại Thủy sản số 161, tháng 06 năm 2013.

Tiếng Anh

14. Commision regulation (EU) No 16/2012 of 11 January 2012 amending Anex II

to Regulation (EU) No 853/2004 of the Europe Parliament and of the Council as regards the. concerning frozen food of animal origin intended for human consumption.

15. Commision regulation (EU) No 1276/2011 of 8 December 2011 amending Anex II. to Regulation (EU) No 853/2004 of the Europe Parliament and of the Council as

regards the treatment to kill viable parasites in fishery product for human comsumption.

16. Export Quanlity Bulletin No.84, April 2008, Exporting Seafood to the EU,

International Trade Centre.

Các trang web:

17. FAO: http://www.fao.org

18. NAFIQUAD: http://www.nafiqad.gov.vn/ 19. Tổng cục thủy sản: http://www.fistenet.gov.vn/ 20. Tổng cục thống kê: http://www.gso.gov.vn 21. Tổng cục hải quan: http://www.customs.gov.vn 22. VASEP: http://vasep.com.vn/

QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoá XI, kỳ họp thứ 4

(Từ ngày 21 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm 2003) Luật số 17/2003/QH11

LUẬT THỦY SẢN

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàng rào xanh của thị trường eu đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu của việt nam và định hướng cho phát triển thủy sản bền vững (Trang 98 - 136)