Đặc điểm thị trường thủy sản EU

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàng rào xanh của thị trường eu đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu của việt nam và định hướng cho phát triển thủy sản bền vững (Trang 47 - 51)

EU với 27 thành viên có tổng diện tích khoảng 4 triệu kmP

2

P

, dân số hơn 500 triệu người. Bình quân thu nhập tính theo đầu người của các quốc gia EU khá cao so với thế giới. Người dân EU rất thích dùng các sản phẩm thủy sản trong nhu cầu ăn uống và bảo vệ sức khoẻ do tính ưu việt của sản phẩm này là ngon, bổ dưỡng. Các thị trường tiêu thụ thủy sản Việt Nam chính tại Châu Âu là: Đức, Tây Ban Nha, Italia, Hà Lan và Pháp, trong đó Đức và Tây Ban Nha là hai nước NK lớn nhất.

Theo VASEP, hiện Châu Âu đang là thị trường lớn thứ hai của thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này chưa có chuyển biến nhiều, sức mua chưa cao và vẫn đang ở mức tăng trưởng âm từ 10-12% so với cùng kỳ năm trước.

Dựa vào nghiên cứu của FAO, tiêu thụ thuỷ sản của EU trong tương lai sẽ theo 3 xu hướng khác nhau :

- Tiêu thụ thuỷ sản chế biến bảo quản và thuỷ sản ướp lạnh/tươi hầu như là ổn định. - Tiêu thụ giáp xác, nhuyễn thể, philê cá và các sản phẩm đã chế biến sẽ tăng. - Tiêu thụ sản phẩm đông lạnh sẽ giảm.

Mức tăng tiêu thụ cao nhất được dự báo cho các loài giáp xác, đặt biệt là tôm và mặt hàng cá philê.

Về mặt hàng tiêu thụ

Các sản phẩm chế biến được tiêu thụ phổ biến ở EU gồm các mặt hàng tươi, cắt khúc, luộc, tẩm bột, đóng gói hay hun khói. Thị trường hải sản EU có thể tạm chia thành 3 phân đoạn. Thị trường các nước Bắc Âu gồm Anh, Ireland, Pháp, Hà Lan....; Thị trường Trung Âu gồm các nước Đức, Áo, Ba Lan,.... và thị trường các nước ven biển Địa Trung Hải.

EU là khu vực chủ yếu nhập khẩu ròng thủy hải sản do sản lượng sản xuất không đáp ứng đủ nhu cầu. Tiêu thụ hải sản bình quân đầu người ở EU rất cao, đứng thứ hai thế giới sau Nhật Bản. Tổng mức tiêu thụ ở thị trường EU mỗi năm khoảng 10 triệu tấn, bằng 12% tổng mức tiêu thụ của thế giới. Tây Ban Nha, Pháp, Italia là những thị trường tiêu thụ hải sản lớn nhất châu Âu. Nếu như ở Pháp loại cá tươi và cá phi lê được bán nhiều hơn cá nguyên con thì ở Ba Lan lại chuộng loại mặt hàng này hơn. Đặc biệt người Pháp còn ưa chuộng các loại động vật thân mềm, đặc biệt là hến. Ở thị trường Đức, đến 90% các sản phẩm thủy hải sản tiêu thụ lại là cá. Không giống như các nước ở khu vực Địa Trung Hải, hầu hết người tiêu dùng ở Đức quan tâm đến những sản phẩm thủy hải sản được bảo quản và chế biến sẵn. Ở Tây Ban Nha, cá tươi là mặt hàng tiêu thụ nhiều nhất.

Tuy nhiên động vật thân mềm, loài giáp xác (tôm, cua) và đặc biệt là mực ống cũng được người tiêu dùng ưa chuộng. Ở Italia, phần lớn hải sản được bán dưới dạng tươi hoặc ướp lạnh, động vật thân mềm đặc biệt phổ biến. Italia cũng là một thị trường quan trọng đối với mực phú, hiện nay mức tiêu thụ tôm càng và hến có mức tăng trưởng đáng kể.

Người tiêu dùng châu Âu đang chuyển hướng mạnh sang tiêu thụ tôm biển loại nhỏ và tôm pandan nước ấm. Xu hướng này có thể nhận thấy ở hầu hết các nước châu Âu, ngoại trừ Đức. Hiện nay một số loài cá được tiêu thụ mạnh ở châu Âu như cá tra, cá basa của Việt Nam và cá rô Sông Nile với khối lượng tăng lên nhanh chóng. Những loài thủy hải sản mới này được người tiêu dùng châu Âu ưa chuộng do có mùi trung tính và giá thấp.

Hướng tới các sản phẩm có lợi cho sức khỏe: Người tiêu dùng ngày càng thích

ứng với dạng sản phẩm an toàn. Họ thích các sản phẩm ít béo và có giá trị dinh dưỡng cao. Thủy sản có hàm lượng protein, các vitamin và chất khoáng cao thích hợp cho nhu cầu này. Ngoài ra, các sản phẩm thủy sản có chất lượng thường đóng vai trò chống lại các nguy cơ về sức khỏe. Một trong những trường hợp rõ nét nhất là dầu cá, được biết đến như axit béo omega – 3 có tác dụng tích cực trong việc phòng tránh các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, thủy sản không chỉ hoàn toàn có lợi cho

sức khỏe. Chẳng hạn, một số cảnh báo chính thức đã được đưa ra cho người tiêu dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần phải hạn chế một số loài thủy sản như cá ngừ và cá kiếm vì hàm lượng thủy ngân quá cao. Bên cạnh đó, việc sử dụng các chất kháng sinh trong nuôi tôm và cá đã dẫn đến hàm lượng các chất này trong các sản phẩm cao, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh cua thủy sản.

Hướng tới sự thuận tiện: Trong những thập kỷ gần đây, thời gian dành cho mua sắm và chế biến món ăn đã bị rút ngắn. Vai trò của phụ nữ trong xã hội ngày càng tăng, nhiều hộ gia đình bận rộn với công việc. Vì vậy, nhu cầu về các sản phẩm tiêu dùng và dễ chế biến sẵn cũng tăng lên. Với xu hướng này thì các sản phẩm thủy sản dường như phù hợp hơn cả vì chúng được chế biến dễ dàng và nhanh chóng.

Bên cạnh đó, người tiêu dùng EU có xu hướng tiêu dùng có trách nhiệm với xã hội: với tư cách là người công dân, người tiêu dùng ở những nước châu Âu thể hiện mối quan tâm của mình về các hoạt động liên quan đến môi trường và xã hội của các công ty sản xuất thực phẩm. Những người này thường thúc ép chính phủ và các công ty quan tâm đến các vấn đề này. Một số vấn đề mà họ quan tâm đến nhiều nhất là:

Sự khai thác quá mức các ngư trường, sự suy thoái trữ lượng thủy sản và sự cạnh tranh giữa các hoạt động khai thác và bảo tồn thiên nhiên.

Các vấn đề về vệ sinh và môi trường khi nuôi như sử dụng kháng sinh, ô nhiễm nguồn nước, sử dụng cá làm thức ăn động vật.

Các khía cạnh xã hội trong nuôi trồng và khai thác như vấn đề về giới, vị thế các nhà sản xuất thủ công.

Tuy nhiên do có trình độ về phát triển kinh tế, xã hội văn hóa khá tương đồng nên người dân châu Âu cũng có đặc điểm chung khi tiêu dùng. Họ không sử dụng các mặt hàng bị nhiễm độc do các tác động của môi trường hoặc do sử dụng các chất không được phép theo quy định. Với các sản phẩm thủy sản đã được chế biến thì họ chỉ sử dụng những sản phẩm được ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, các điều kiện bảo quản. Hiện nay mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào thị trường Châu Âu đang bị

hàng rào kĩ thuật khống chế rất khắt khe. Đặc biệt người tiêu dùng châu Âu thích tiêu dùng các nhãn hiệu nổi tiếng, có chất lượng dù giá cả đắt hơn so với các sản phẩm khác cùng loại nhưng không có thương hiệu, không đảm bảo chất lượng.

Trên thị trường EU hình thành 3 nhóm tiêu dùng chính. Nhóm có khả năng thanh toán cao chiếm 20% dân số nên xu hướng tiêu dùng của nhóm này là thích những hàng hóa có chất lượng tốt, hiếm. Nhóm có khả năng thanh toán trung bình chiếm 68% dân số nên xu hướng tiêu dùng những sản phẩm có chất lượng thấp hơn. Nhóm còn lại có khả năng thanh toán thấp nên xu hướng tiêu thụ những mặt hàng có chất lượng thấp nhất.

Về kênh phân phối của thị trường châu Âu

Hiện nay, hệ thống các kênh phân phối của châu Âu được xem là một trong những hệ thống phức tạp nhất trên thế giới hiện nay. Chúng bao gồm nhiều thành phần khác nhau trong đó nổi bật là công ty xuất khẩu quốc gia. Các công ty này tổ chức mạng lưới tiêu thụ từ khâu mua hàng cho đến khâu phân phối hàng cho các mạng lưới bán lẻ do đó họ luôn có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ với các nhà thầu nước ngoài. Với các công ty xuyên quốc gia này, hệ thống phân phối của EU hình thành một mạng lưới rất chặt chẽ. Hai hình thức phổ biến của kênh phân phối bao gồm theo tập đoàn và không theo tập đoàn. Theo hình thức phân phối tập đoàn, các nhà sản xuất của tập đoàn chỉ cung cấp hàng cho các hệ thống cửa hàng, siêu thị của tập đoàn mà không cung cấp cho các nhà bán lẻ bên ngoài. Còn hình thức không theo tập đoàn thì nhà sản xuất hay nhập khẩu có thể cung cấp hàng cùng lúc cho nhiều hệ thống bán lẻ trên thị trường.

Bên cạnh các công ty bán lẻ và các siêu thị ở thị trường châu Âu thường không mua hàng trực tiếp từ các đầu mối nước ngoài mà thông qua các trung tâm thu mua lớn ở châu Âu. Nhờ đó mà đảm bảo cho việc cung cấp nguồn hàng luôn ổn định và đảm bảo về mặt chất lượng.

Bảng 2.1: Các trung tâm thu mua lớn ở châu Âu

STT Các trung tâm Nước Doanh số

(tỷ Franc) 1 Bigr Đức 280 2 Eurogroup Đức 240 3 Cem Bỉ 240 4 Deurobuying Thụy Sĩ 310 5 Nap Đan Mạch 240 Nguồn: Eurostar Hình thức phân phối của thị trường châu Âu tạo ra một chuỗi liên kết rất chặt chẽ thông qua các hợp đồng kinh tế, vì vậy đây là điều kiện khó khăn cho các nhà xuất khẩu muốn xâm nhập thị trường châu Âu. Chính vì vậy, hàng thủy sản của Việt Nam muốn xâm nhập thị trường châu Âu cần tìm các nhà nhập khẩu để xuất khẩu trực tiếp hoặc liên doanh với các công ty xuyên quốc gia ở châu Âu để trở thành công ty con.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàng rào xanh của thị trường eu đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu của việt nam và định hướng cho phát triển thủy sản bền vững (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)