Các giải pháp vĩ mô

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàng rào xanh của thị trường eu đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu của việt nam và định hướng cho phát triển thủy sản bền vững (Trang 96 - 98)

Thứ nhất, Cần xây dựng chiến lược phát triển các sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực tại thị trường EU: Cá tra, tôm cho toàn ngành. Tăng cường tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại: Hội chợ về thủy sản, diễn đàn thương mại,... giúp quảng bá thủy sản của Việt Nam, và thông qua chương trình tìm kiếm, hợp tác với các bạn hàng châu Âu.

Thứ hai, Các cơ quan hữu quan cần tổ chức kênh thông tin, và phối hợp linh

hoạt hơn nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời về các rào cản môi trường của thị trường EU. Những thay đổi linh hoạt trong chính sách điều hành của Liên minh châu Âu (EU), cùng với việc Việt Nam chưa được EU công nhận là nền kinh tế thị trường nên luôn ở thế bị động khiến các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đối mặt với rất nhiều thách thức. Bên cạnh đó việc thiếu hệ thống cung cấp thông tin đầy đủ, chính thức đã gây thiệt hại cho chúng ta trước các thông tin sai lệch vế chất lượng, việc nuôi trồng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam tại thị trường EU và thế giới nói chung. Đơn cử như trường hợp Bộ NN& PTNN, Tổng cục Thủy sản Việt Nam, VASEP, Hội nghề cá Việt Nam đều ở trạng thái hoàn toàn bị động khi mặt hàng cá tra của nước ta bị 6 nước thành viên của EU đưa vào danh sách đỏ. Trong khi các chuyên gia đánh giá không đến xác minh trực tiếp và chỉ dựa vào 1 số bài báo đăng tải; thậm chí trước khi công bố kết quả cũng không gửi cho Việt Nam góp ý. Trong trường hợp này nếu chúng ta xây dựng được 1 hệ thống thông tin tốt, và có sự phối hợp linh hoạt giữa các cơ quan sẽ giúp giảm thiểu được nhiều thiệt hại cho phía các doanh nghiệp xuất khẩu, và ngư dân. .

Thứ ba, Cần phải rà soát lại toàn bộ hệ thống các văn bản pháp luật, đặc biệt là rà soát các hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) liên quan đến thủy sản, xem xét điều chỉnh và bổ sung các tiêu chuẩn mới phù hợp với các tiêu chuẩn mới của quốc tế, và Liên minh châu Âu, đặc biệt các tiêu chuẩn về VSATTP và bảo vệ môi trường. Tại Việt Nam, EU đã công nhận năng lực của NAFIQAD trong thực hiện lấy mẫu, kiểm tra lô hàng tại cảng, cấp chứng thư xuất khẩu. Vì vậy, NAFIQAD cần nâng cao hơn nữa khả năng chuyên môn, và đầu tư trang bị các thiết bị kiểm tra hiện đại để kịp thời phát hiện sớm những lô hàng chưa đủ điệu kiện xuất khẩu. Hạn chế tới mức tối đa các lô hàng bị phía EU từ chối nhập khẩu vì lý do còn dư lượng hóa chất, thuốc thú y cấm sử dụng. Gây thiệt hại lớn cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Thứ tư, Nâng cao năng lực trong công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo thị trường trong ngắn hạn, và dài hạn. Nhằm cung cấp kịp thời, chính xác các thông tin về tình hình, giúp doanh nghiệp chủ động ứng phó với những diễn biến thị trường.

Hướng tới xây dựng cẩm nang xuất khẩu thủy sản sang EU cung cấp các thông tin liên quan về thị trường, và ngành hàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU.

Thứ năm, Tăng cường tuyên truyền rộng rãi, tổ chức thường xuyên, định kỳ

các chương trình tập huấn, đạo tạo cho doanh nghiệp và nông/ngư dân về chương trình, chứng nhận thủy sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện môi trường: Bộ tiêu chuẩn GlobalGAP, ASC, CoC.... Cần quán triệt đến người nuôi trồng thủy sản, đặc biệt người nuôi cá tra về lợi ích của GlobalGAP, ASC, CoC nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo an toàn cho thủy sản, nâng cao chất lượng, và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lực sản xuất thủy sản, bảo vệ môi trường. Khuyến khích, hỗ trợ: vốn, cử chuyên gia đào tạo về qui trình cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến thủy sản xuất khẩu, mạnh dạn đầu tư công nghệ, và áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng vào nuôi trồng, chế biến thủy sản.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàng rào xanh của thị trường eu đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu của việt nam và định hướng cho phát triển thủy sản bền vững (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)