Từ lâu thị trường EU được xem là thị trường truyền thống, và luôn chiếm thị phần cao trong cơ cấu xuất khẩu thủy sản của cả nước. Thu nhập bình quân trên đầu người của EU cao, và nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng. Đây là một thị
trường tiềm năng, mà rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam muốn khai thác. Chính vì vậy, các doanh nghiệp không ngừng nghiên cứu, phân tích và đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng các yêu cầu khắt khe của EU đối với hàng thủy sản nhập khẩu từ các nước thứ ba trong đó có Việt Nam. Minh chứng cho vấn đề này là tại thời điểm năm 1999, nước ta chỉ có 17 nhà máy sản xuất, chế biến thủy sản đạt chứng nhận xuất khẩu vào thị trường EU, thì đến nay Việt Nam đã có 539 nhà máy chế biến đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) quốc gia, 415 nhà máy đạt chứng nhận XK vào EU (Tổng cục thủy sản, năm 2012).
Hình 2.2: Xuất khẩu hàng thủy sản sang các thị trường chính năm 2011 và năm 2012
Nguồn: Tổng cục Hải quan, 2012
Tại thị trường châu Âu, các sản phẩm thủy sản thương hiệu Minh Phú, Vĩnh Hoàn, Hùng Vương... của Việt Nam, ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, và tạo dựng được uy tín với các đối tác EU. Từ năm 2007, EU đã vượt qua Nhật Bản để trở thành đối tác nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với tốc độ phát triển nhanh và khá ổn định. Năm 2009 sản lượng thủy sản xuất khẩu sang EU ước đạt 344.440 tấn với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu gần 1, 07 tỷ USD. Với đà tăng trưởng của các năm trước, năm 2010 châu Âu tiếp tục là thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất của Việt Nam với sản lượng 364.000 tấn tăng 4% về sản lượng, và kim ngạch xuất khẩu tăng 8,65% so với năm 2009. Năm 2011, cuộc khủng hoảng nợ
công diễn ra tại Châu Âu. Tuy nhiên, chưa lan rộng ra quốc gia thành viên EU. Vì vậy, trong năm này kim ngạch xuất khẩu khẩu thủy sản vẫn tiếp tục tăng mạnh 15,3% so với năm 2010 đạt 1,36 tỷ USD. Có thể nói, năm 2012 là năm đầu tiên đánh dấu sự sụt giảm về xuất khẩu thủy sản sau giai đoạn kim ngạch tăng trưởng dương. Nguyên nhân chính khiến xuất khẩu thủy sản vào EU giảm mạnh trong năm 2012 là do tình hình kinh tế bất ổn, nhu cầu tiêu dùng thủy sản bị ảnh hưởng, đặc biệt là đối với những mặt hàng thủy sản có giá trị cao. Và một nguyên nhân nữa là do các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam e ngại về tính thanh khoản tín dụng của những đối tác EU, nên đã chủ động xuất khẩu tới những thị trường thay thế có tính thanh khoản cao. Với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,135 tỷ USD giảm 16,5 % so với năm 2011. EU đã để mất thị phần lớn nhất vào Mỹ, và tụt xuống ví trị thứ 2. Tuy nhiên, theo dự báo trong năm 2013 kinh tế châu Âu đang có những dấu hiệu phục hồi khả quan, và có sự tăng trưởng trong những năm tiếp theo, cho thấy các dấu hiện tích cực cho việc đẩy mạnh hoạt động thủy sản Việt Nam trong thời gian tới.
2.1.2.Về kim ngạch và khối lượng xuất khẩu
Xuất khẩu cá tra
EU là thị trường thủy sản truyền thống, và lớn nhất của nước ta. Song các mặt hàng thủy sản xuất khẩu vào EU mới tập trung chủ yếu ở một số mặt hàng là: cá tra/cá basa, tôm, nhuyễn thể chân đầu và cá ngừ.... Trong đó, xuất khẩu cá tra chiếm ưu thế tuyệt đối và góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu từ Việt Nam vào EU, đưa EU trở thành thị trường tiêu thụ cá tra lớn nhất của Việt Nam. Năm 2008 được ví là năm hoàng kim của ngành cá tra Việt Nam. Trong năm này, sau vụ kiện bán phá giá cá tra/basa của Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ, cá tra đã được các doanh nghiệp Việt Nam xúc tiến xuất khẩu mạnh vào nhiều thị trường khác trên thế giới, trong đó có châu Âu, nhất là các thành viên trong Liên minh châu Âu (EU). Năm 2008, Việt Nam đã xuất khẩu gần 300 ngàn tấn cá tra, basa sang châu Âu, trong đó có 223.300 tấn xuất khẩu vào 26 trong tổng số 27 quốc gia thành viên của EU, đứng đầu là Tây Ban Nha, Đức, Ba Lan và Hà Lan.
Tuy nhiên, do chịu ảnh hưởng của một số nguồn tin tuyên truyền thiếu cơ sở, nhiều người tiêu dùng Châu Âu cho rằng cá tra, cá basa của Việt Nam nuôi trồng trong môi trường bị ô nhiễm, kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bên cạnh đó Ủy ban Châu Âu còn đưa ra luật số 1005, theo đó thủy sản của Việt Nam xuất sang EU phải có giấy chứng nhận nuôi trồng và đánh bắt, trong đó nêu rõ các thông tin chi tiết vùng đánh bắt hoặc nuôi trồng, quy trình chế biến và xuất khẩu.
Những yếu tố trên đã ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu cá tra, cá basa của Việt Nam sang EU trong hai năm tiếp theo. Đây được xem là bài học đắt giá cho ngành thủy sản nước ta, là hồi chuông cảnh tình đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản trong việc đề cao nâng cao chất lượng an toàn, vệ sinh thực phẩm và các yêu tố bảo vệ môi trường. Năm 2009, mặc dù chiếm 50% tổng giá trị thủy sản xuất khẩu, và sản lượng xuất khẩu duy trì ổn định so với năm 2008, nhưng giá trị xuất khẩu giảm 7,34% xuống còn 538,8 triệu . Năm 2010 tất cả các chỉ tiêu xuất khẩu cá tra đều giảm mạnh: sản lượng giảm gần 10% xuống còn 202.000 tấn, giá trị xuất khẩu chỉ đạt 462 triệu USD giảm 14,25%, cơ cấu giá trị giảm từ 50% năm 2009 xuống còn 40,5% (Tổng cục thủy sản, 2008).
Cùng với đó, mức giá bán cá tra xuất khẩu cũng giảm từ 2,28USD/kg (2009) xuống còn 2,13 USD/kg (2010) (http://www.vasep.com.vn/). Sự sụt giảm của thị trường EU, đã khiến người nuôi trồng, và doanh nghiệp đứng trước nhiều khó khăn: Nông dân không bán được cá, giá bán thấp. Các doanh nghiệp xuất khẩu thua lỗ và đối mặt với việc tìm các hướng xuất khẩu mới sang các thị trường khác.
Bước sang năm 2011, tình hình xuất khẩu thủy sản sang thị trường EU có những dấu hiệu phục hồi khả quan, sau khi Việt Nam và Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác phát triển cá tra Việt Nam theo hướng bền vững, theo đó WWF ở các nước EU (Đức, Áo, Thụy Sỹ, Bỉ, Nauy và Đan Mạch) đã cho cá tra Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ. Trước đó, 6 nước thành viên này của EU đã chuyển cá tra của Việt Nam từ “danh sách da cam” (Sản phẩm có thể cân nhắc sử dụng) sang “danh sách đỏ” (Sản phẩm không nên sử dụng). Sau
khi được “minh oan” mặt hàng cá tra xuất khẩu tăng trưởng cả về lượng và giá trị. Khối lượng cá tra xuất khẩu tăng 4%, và giá trị xuất khẩu tăng 14% so với năm 2010. Tuy nhiên, trong Quý I/2012 tình hình xuất khẩu cá tra lại có sự suy giảm do chính sách thắt chặt chi tiêu của người tiêu dùng châu Âu, tác động đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản giảm.
Khủng hoảng tài chính tại Châu Âu ảnh hưởng tới khả năng thanh khoản của các đối tác EU bị hạn chế, do vậy các nhà xuất khẩu Việt Nam phần nào hạn chế xuất khẩu sang EU, thay vào đó chuyển hướng sang các thị trường có khả năng thanh khoản cao hơn như Mỹ, Nhật Bản, Nam Mỹ...
Bảng 2.3 Xuất khẩu cá tra sang thị trường EU từ 2008 - Quý I/2012
Năm Tổng khối lượng (tấn) Chênh lệch khối lượng ( so năm trước) (%) Tổng giá trị (triệu USD) Tỷ lệ giá trị (%) Chênh lệch Giá trị ( So năm trước) (%) 2008 223.300 29,2 581,5 40 23,9 2009 224.073 0,3 538,8 50 (-7,3) 2010 202.000 (-9,8) 462,0 40.50 (-14,3) 2011 210.000 4,0 526,086 39.50 14,0 QI/2012 41.525 (-14,8) 111,09 37.50 (-10,8) Nguồn: Tác giả tổng hợp năm 2013
Tính chung cả năm 2012, Việt Nam xuất khẩu cá tra sang 142 thị trường với tổng giá trị đạt 1,74 tỷ USD. Trong đó, 3 thị trường chính là EU, Mỹ và Asean đã chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu sang EU giảm mạnh 19% so với năm 2011 trong đó Đức giảm 25,2%, Hà Lan giảm 12,8%, Italy giảm 13,3% so với cùng kỳ năm 2011, không chỉ giảm mạnh về lượng mà còn giảm mạnh về giá, giá cá tra xuất khẩu sang EU chỉ còn 2,6-2,7 USD/kg thấp hơn mức 3USD/kg tại thị trường Mỹ (http://www.vasep.com.vn/).
Hình 2.2 Thị trường nhập khẩu cá tra của Việt Nam năm 2012
Tại thị trường EU, ngày càng nhiều người tiêu dùng tiêu thụ sản phẩm cá tra được dán nhãn ASC (chứng nhận sinh thái của Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản) và được bán với giá cao hơn các sản phẩm khác (Không được dán nhãn ASC). Các sản phẩm có dán nhãn ASC được bán với giá cao hơn khoảng 10-15% so với các sản phẩm thông thường. Với mức giá này, người tiêu dùng EU rất vui lòng bỏ tiền ra để mua. Do đó đây là sẽ là yếu tố sàng lọc mạnh các doanh nghiệp xuất khẩu sang EU, cơ hội sẽ chủ yếu tập trung vào những doanh nghiệp lớn đầu tư bài bản các vùng nuôi theo chuẩn ASC (Như Vĩnh Hoàn, Hùng Vường, Nam Việt, Việt An).
Ngoài các doanh nghiệp kể trên, Việt Nam hiện có 103 trại nuôi cá tra với 2.805ha được chứng nhận bởi những chứng nhận bền vững khác nhau, 50% nhà máy cá tra được chứng nhận GlobalGAP (http://www.vasep.com.vn/).
Mặc dù, các sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường EU bước đầu thu được những thành công nhất định. Song, theo các số liệu thống kê do hiệp hội chế biến thủy sản Việt Nam (VASEP) đưa ra tại hội thảo "Nâng tầm quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam - EU, hơn 70% sản phẩm thủy sản xuất khẩu từ Việt Nam là chế biến thô. Trong đó, đối với cá tra trên 80% là fillet đông lạnh (http://www.vasep.com.vn/). Do đó, sản phẩm của Việt Nam chưa được phân khúc cao cấp và cho dòng sản phẩm giá trị gia tăng tại thị trường Châu Âu, thị trường được coi là đầy tiềm năng cho các sản phẩm chế biến và ăn liền. Ngay cả mặt hàng
tôm, mặc dù trong hai năm trở lại đây có những khởi sắc và khá thành công tại Nhật Bản cho các sản phẩm cao cấp thì hầu như vẫn chưa tiếp cận sâu vào thị trường EU.
Việt Nam được đánh giá là một trong số các quốc gia xuất khẩu cá tra lớn nhất
trên thế giới. Song, theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO),
Việt Nam là 1 trong 3 nước đứng đầu về số vụ bị từ chối nhập khẩu cá và sản phẩm
thủy sản (theo số liệu tuyệt đối) tại 4 thị trường lớn là EU, Mỹ, Nhật Bản và
Australia, đồng thời là quốc gia có số vụ từ chối cao nhất so với giá trị hàng xuất
khẩu thủy sản tại EU, Mỹ và Nhật Bản.
UNIDO và Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS - Anh) đã đưa ra những con số về
tỷ lệ bị từ chối của các lô hàng thủy sản Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ...
và cho rằng, hàng năm các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của nước ta bị tổn thất
khoảng 14 triệu USD/năm nguyên nhân xuất phát từ việc các nhà nhập khẩu từ chối
nhập hàng thủy sản của Việt Nam. Do phát hiện dư lượng thuốc thú y (thị trường
EU). Cụ thể, Việt Nam đứng đầu trong số các nước xuất khẩu sang EU và Hoa Kỳ
về số vụ bị từ chối nhập khẩu sản phẩm thủy sản trên 1 triệu USD trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2010, lần lượt khoảng 160 và 380 vụ. Cụ thế, năm 2004 các lô hàng cá, tôm xuất khẩu bị EU cảnh báo:
+ Dư lượng hoá chất trong thịt cá tra, basa: Chloramphenicol (CAP): 1 lô; Fluoroquinolone: 2 lô; Malachite Green( MG): 4 lô = 7 lô trong tổng số 21 lô bị cảnh báo nhiễm hóa học, chiếm 30%!
+ Vi sinh vật trong cá tra, basa : Salmonela, V. Cholera, Enterobacteria: 3/14 lô bị cảnh báo, chiếm 21,43%!
+ Bị cảnh báo các thị trường ngoài EU như Thụy Sĩ (9/27 lô); Mỹ (3/21 lô); Canada ( 6/19 lô).
- Năm 2005: Mặt hàng cá tra, basa của Việt Nam bị EU cảnh cáo:
+ Enterobacteria: vi sinh vật gây hại 10 lô/47 lô bị cảnh báo chiếm 21,3% + Malachite green: hoá chất gây ung thư bị cấm sử dụng 22 lô/47 lô bị cảnh báo chiếm 46,8%.
+ Cyprofloxacin, Chloramphenicol: kháng sinh bị cấm sử dụng : 2lô/ 47lô bị cảnh báo, chiếm 4,25%.
Trong 6 tháng đầu năm 2011, hệ thống cảnh báo nhanh về vệ sinh an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi (RASFF) của EU đã có các cảnh báo nhanh về 45 lô hàng thủy sản của Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên EU chưa đạt tiêu chuẩn vì các nguyên nhân khác nhau, trong đó, cá tra bị cảnh báo do có nhiễm các chất kháng sinh: Listeria monocytogenes, Salmonella, chlorpyriphos, trifluralin, neomycin, chloramphenicol (http://www.nafiqad.gov.vn/).
Ngoài ra, EU còn áp dụng thêm những quy định mới như chống đánh bắt cá bất hợp pháp; Kiểm soát ký sinh trùng trong sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm... khiến cho việc xuất khẩu sang thị trường này càng trở nên khó khăn hơn.
Xuất khẩu tôm
Cuối năm 2001, sau khi cơ quan kiểm tra chất lượng thực phẩm Anh thông báo họ tìm thấy hàm lượng chất nitrofuran quá cao trong các lô tôm nhập khẩu từ 5 nước châu Á. Thuốc này đã bị cấm sử dụng ở EU vì nó có thể gây ra bệnh ung thư. Liên minh châu Âu EU đã ra quyết định 699 yêu cầu kiểm tra tất các các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Quy định này đã khiến sản lượng tôm xuất khẩu sang EU giảm mạnh chỉ đạt 1.114 tấn, tương đương 7,5 triệu USD, giảm gần 85% so với cùng kỳ năm 2001.
Đúng một năm sau ngày ra quyết định 699, sau những nỗ lực của ngành thủy sản Việt Nam nhằm ngăn chặn có hiệu qủa thủy sản xuất khẩu bị nhiễm kháng sinh (đẩy mạnh chương trình nuôi tôm sinh thái, thu hồi tất cả các lô hàng bị cơ quan chức năng kiểm nghiệm, phát hiện có chưa chất chloramphenicol. Cơ quan quản lý nhà nước công bố quyết định cấm sản xuất, lưu thông và sử dụng 10 loại hóa chất, kháng sinh nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng, bao gồm aristolochia spp và các chế phẩm của chúng, chloramphenicol,chloroform, chlorpromazine, colchinine, dapson, dimetreidazole, metronidazole, các nitrofuran (bao gồm cả furazolidone) và ronidazole; Hay việc, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (Agifish) đã đầu tư 15.000 USD để mua thiết bị có tên gọi Elisa của Đức để kiểm tra dư
lượng chất kháng sinh trong thủy sản. Thiết bị này có thể phát hiện dư lượng của nhiều loại kháng sinh trong thủy sản, kể cả những loại có tên trong danh mục cấm sử dụng của EU. Đặc biệt, Elisa có thể phát hiện dư lượng chloramphenicol với tỷ lệ 0,3 phần tỷ.) (http://www.fistenet.gov.vn/).
Liên minh châu Âu quyết định ngừng kiểm tra dư lượng kháng sinh đối với 100% sản phẩm tôm đến từ Việt Nam. Sau khi quyết định được ban hành chính thức, các nhà xuất khẩu tôm của Việt Nam nhận được nhiều đơn đặt hàng từ phía đối tác EU: Công ty Thực phẩm Xuất nhập khẩu Tổng hợp Sóc Trăng (Fimex) đã ký được hai hợp đồng xuất 140 tấn tôm, trị giá khoảng 850.000 USD sang thị trường này. Ở các công ty khác như Kim Anh (Sóc Trăng), Cafatex (Cần Thơ), lượng khách hàng liên lạc để đặt giao dịch mua tôm trong những tuần gần đây tăng mạnh (http://www.vasep.com.vn/).
Trái lại với mặt hàng cá tra xuất khẩu trong vài năm trở lại đây, xuất khẩu sang thị trường EU có chiều hướng giảm sút, thì xuất khẩu tôm vào EU lại có dấu hiệu tốt trong 3 năm gần đây và dự báo sẽ tiếp tục tăng nhanh trong những năm tới.
Trong năm 2010, nhu cầu tiêu thụ tôm của thị trường EU đã phục hồi, trong năm này Việt Nam đứng thứ 8 trong số các nước xuất khẩu tôm vào EU, chiếm hơn 5% tổng thị phần. Lợi thế về giá với tôm sú cỡ vừa và lớn khiến khối lượng xuất khẩu tôm của Việt Nam sang thị trường này tăng mạnh trong giai đoạn 2003 - 2009,