Vài nét về ngành thủy sản Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàng rào xanh của thị trường eu đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu của việt nam và định hướng cho phát triển thủy sản bền vững (Trang 29 - 37)

37T

1.2.2.1. Quá trình phát triển ngành thủy sản Việt Nam

Dẫu ra đời từ rất sớm, nghề cá Việt Nam cho đến những năm giữa thế kỷ trước vẫn mang đậm dấu ấn của một loại hình hoạt động kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc, trình độ sản xuất còn lạc hậu, thủ công. Hoạt động nghề cá chỉ được xem như một nghề phụ trong sản xuất nông nghiệp.

Từ sau những năm 1950, đánh giá được vị trí ngày càng đáng kể và sự đóng góp mà nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta đã bắt đầu quan tâm phát triển nghề cá và hình thành các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực này, đánh dấu một cách nhìn nhận mới đối với nghề cá. Từ đó, ngành Thuỷ sản đã dần hình thành và phát triển như một ngành kinh tế - kỹ thuật có vai trò và đóng góp ngày càng lớn cho đất nước. Quá trình phát triển có thể phân chia một cách tương đối thành 3 giai đoạn chính:

14T Giai đoạn 1954 - 196014T: Kinh tế thuỷ sản bắt đầu được chăm lo phát triển để

thành một ngành kinh tế kỹ thuật. Đây là thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế ở miền Bắc. Trong thời kỳ này, với sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), các tổ chức nghề cá công nghiệp như các tập đoàn đánh cá với đoàn tàu đánh cá Hạ Long, Việt - Đức, Việt - Trung, nhà máy cá hộp Hạ Long được hình thành. Đặc biệt, phong trào hợp tác hoá được triển khai rộng khắp trong nghề cá.

14T

Giai đoạn 1960 - 198014T: ngành Thuỷ sản có những giai đoạn phát triển khác

nhau gắn với diễn biến của lịch sử đất nước.

- Những năm 1960 - 1975, đánh dấu bằng việc thành lập Tổng cục Thủy sản năm 1960. Đây là thời điểm ra đời của ngành Thủy sản Việt Nam như một chỉnh thể ngành kinh tế-kỹ thuật của đất nước.

- Những năm 1976 – 1980, đất nước thống nhất, ngành Thủy sản bước sang giai đoạn phát triển mới trên phạm vi cả nước. Tầm cao mới của ngành được đánh dấu bằng việc thành lập Bộ Hải sản năm 1976. Do hậu quả nặng nề của chiến tranh, nền kinh tế đất nước đang trong giai đoạn phục hồi. Mặt khác, cơ chế quản lý lúc này chưa phù hợp, tiêu thụ theo cách giao nộp sản phẩm, đánh giá kết quả theo khối lượng hàng hoá, không chú trọng giá trị sản phẩm. Điều này đã làm giảm động lực thúc đẩy sản xuất thủy sản, kinh tế thủy sản sa sút nghiêm trọng vào cuối nhưng năm 1970.

14T

Giai đoạn 1981 đến nay14T: Năm 1981, Bộ Hải sản được tổ chức lại thành Bộ

Thủy sản, ngành Thủy sản bước vào giai đoạn phát triển toàn diện cả về khai thác, nuôi trồng, hậu cần dịch vụ, chế biến và xuất khẩu, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất, mở rộng hợp tác quốc tế để giữ vững nhịp độ tăng trưởng.

Năm 1981, trước những khó khăn, thách thức sau thời kỳ sa sút, với sự ra đời của Công ty xuất nhập khẩu thuỷ sản (Seaprdex Việt Nam), được Nhà nước cho phép áp dụng thử nghiệm cơ chế “tự cân đối, tự trang trải”, mà thực chất là chú trọng nâng cao giá trị của sản phẩm làm ra nhằm tạo nguồn đầu tư để tái sản xuất mở rộng, đã tạo nguồn động lực mới cho sự phát triển. Ngành thuỷ sản có thể được coi là một ngành đi tiên phong trong quá trình đổi mới, chuyển hướng sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta. Việc áp dụng thành công cơ chế mới gắn sản xuất với thị trường đã tạo ra bước ngoặt quyết định cho sự phát triển của kinh tế thuỷ sản, mở đường cho sự tăng trưởng liên tục của ngành trong suốt hơn 27 năm qua.

hàng (BCH) Trung ương Đảng lần thứ 5 khoá VII đã xác định xây dựng thuỷ sản thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Phát huy các nguồn lực, đổi mới để phát triển, trong xu thế mở cửa và hội nhập đất nước, ngành Thủy sản luôn coi xuất khẩu là động lực và ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này. Thế mạnh của nghề cá nhân dân được phát triển mạnh qua các mô hình kinh tế ngoài quốc doanh, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư để phát triển. Việc ngành thuỷ sản chú trọng đầu tư ngày một nhiều hơn và đúng hướng đã hình thành tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế thuỷ sản, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho lao động nghề cá cả nước, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.

Trong chiến lược phát triển của ngành, các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng thuỷ sản được định hướng phát triển phục vụ xuất khẩu. Ngược lại, thành công trong chế biến, xuất khẩu đã trở thành động lực thúc đẩy khai thác và nuôi trồng thủy sản phát triển.

Ngành Thủy sản đã chủ động đi trước trong hội nhập quốc tế, đẩy mạnh việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất, gắn sản xuất nguyên liệu với chế biến, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường xuất khẩu.

Từ giữa những năm 1990, ngành đã tập trung đổi mới phương thức quản lý chất lượng và an toàn sản phẩm, tiếp cận và từng bước đáp ứng những đòi hỏi cao nhất về lĩnh vực này của các thị trường lớn, nhờ đó sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã tạo được uy tín và đứng vững trên các thị trường thuỷ sản lớn nhất trên thế giới. Từ các giải pháp đúng đắn đó, trong những năm cuối thế kỳ 20 và đầu thế kỷ 21, ngành thuỷ sản đã thu được những kết quả quan trọng.

Tổng sản lượng thủy sản đã lần lượt vượt qua ngưỡng 1 triệu tấn vào năm 1990, Việt Nam lọt vào danh sách các nước có sản lượng khai thác hải sản trên 1 triệu tấn kể từ năm 1997, đạt 2 triệu tấn vào năm 2000, 3 triệu tấn vào năm 2004 và qua mốc 4 triệu tấn vào năm 2007.

vựơt ngưỡng 1 tỷ USD, đạt 2 tỷ USD năm 2002, trên 3 tỷ USD năm 2006 và qua mức 4 tỷ USD, đạt 4,5 tỷ USD năm 2008. Sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản tăng trưởng dần qua các năm lần lượt từ mức 0,75 tấn, 0,35 tấn năm 1992 lên 2,13 tấn, và 2,45 tấn năm 2007.

14T

Bảng 1.2: Số liệu kết quả sản xuất, kinh doanh thủy sản (2000 - 2007) Năm Tổng sản lượng thủy sản (triệu tấn) Sản lượng KTTS (triệu tấn) Sản lượng NTTS (triệu tấn) Kim ngạch XKTS (tỷ USD) 1992 1,10 0,75 0,35 0,31 1993 1,12 0,79 0,37 0,37 1994 1,21 0,88 0,33 0,46 1995 1,34 0,93 0,42 0,55 1996 1,37 0,96 0,41 0,67 1997 1,57 1,06 0,48 0,78 1998 1,67 1,13 0,54 0,86 1999 1,83 1,21 0,61 0,97 2000 2,00 1,28 0,72 1,48 2001 2,23 1,35 0,88 1,78 2002 2,41 1,43 0,98 2,01 2003 2,54 1,43 1,11 2,20 2004 3,07 1,92 1,15 2,40 2005 3,43 1,99 1,44 2,74 2006 3,69 2,00 1,69 3,36 2007 4,15 2,05 2,10 3,76 2008 4,58 2,13 2,45 4,51 14T

Thực hiện đường lối Công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH), ngành thủy sản đã triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu: chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản, chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản và chủ trương phát triển khai thác xa bờ và ổn định khai thác vùng ven bờ. Cơ cấu sản phẩm của kinh tế thuỷ sản được thay đổi mạnh mẽ theo hướng tăng tỷ trọng nuôi trồng, tăng tỷ trọng sản phẩm có giá trị cao, đặc biệt là sản phẩm xuất khẩu. Sự tăng trưởng ổn định của ngành Thủy sản trong giai đoạn này đã giữ vững vị thế của Việt Nam là một cường quốc thủy sản trên thế giới.

37T

1.2.2.2. Phát triển thủy sản theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

14T Về khai thác hải sản14T

Từ một nghề cá thủ công, quy mô nhỏ, hoạt động ở vùng gần bờ, khai thác hải sản đã chuyển dịch theo hướng trở thành một nghề cá cơ giới, tăng cường khai thác ở vùng biển xa bờ, nhằm vào các đối tượng khai thác có giá trị cao và các đối tượng xuất khẩu. Song song với phát triển khai thác hải sản xa bờ là ổn định khai thác vùng ven bờ, khai thác đi đôi với bảo vệ và phát triển nguồn lợi, môi trường sinh thái.

Từ năm 1991 tới nay, số lượng tàu thuyền máy tăng nhanh, số thuyền thủ công giảm dần. Số tàu thuyền có công suất trên 90CV tăng khá nhanh, nhất là từ sau năm 1997, khi có Chủ trương phát triển khai thác xa bờ và ổn định khai thác vùng ven bờ, thời điểm bắt đầu triển khai chương trình vay vốn tín dụng đầu tư đóng tàu đánh bắt xa bờ. Tỷ trọng tàu thuyền công suất lớn trên 90CV tăng đáng kể (15,8% năm 2007 so với 1,4 % năm 1997). Đến năm 2008 có trên 17.000 tàu công suất trên 90CV. Tỷ trọng sản phẩm khai thác xa bờ đã tăng nhanh, chiếm khoảng 40% tổng sản lượng khai thác hải sản (Trung tâm tin học Thủy sản, năm 2008)

14T (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về nuôi trồng thuỷ sản14T

Từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính chất tự cấp tự túc, nuôi trồng thủy sản đã trở thành một ngành sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thuỷ vực nước ngọt, nước lợ, nước mặn theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, hài hòa với các ngành kinh tế khác.

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng đều đặn qua từng năm từ 1981 tới nay. Từ 230 nghìn ha năm 1981, đến nay diện tích nuôi đã đạt hơn 1 triệu ha. Khi tỷ trọng diện tích nuôi mặn, lợ tăng lên, nhất là nuôi tôm, thì sản lượng nuôi, đặc biệt sản lượng nuôi đưa vào xuất khẩu, đã tăng nhanh chóng và hiệu quả kinh tế có bước nhảy vọt. Từ những năm 1990, tôm nuôi cho xuất khẩu là mũi đột phá quan trọng. Bên cạnh đó, đối tượng nuôi khác cũng ngày càng đa dạng hơn cả ở nước ngọt, nước lợ và nuôi biển. Từ năm 2000, cá tra, basa đã trở thành đối tượng nuôi nước ngọt quan trọng, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Đến năm 2008, tôm và cá tra, basa là hai mặt hàng thủy sản xuất khẩu chính, đạt kim ngạch xuất khẩu tương ứng là 1,5 tỷ USD và 1,4 tỷ USD (Vasep, năm 2008).

Nuôi trồng thuỷ sản đang từng bước trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng và đang hướng đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung. Các đối tượng có giá trị cao có khả năng xuất khẩu đã được tập trung đầu tư, khuyến khích phát triển, hiệu quả tốt. Phát huy được tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn và sự năng động sáng tạo trong doanh nghiệp và ngư dân, nuôi trồng thủy sản đang góp phần hết sức quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp cũng như thực hiện xoá đói giảm nghèo ở các vùng miền của đất nước.

14T

Về chế biến xuất khẩu14T

Đây là lĩnh vực phát triển rất nhanh và đã tiếp cận với trình độ công nghệ và quản lý tiên tiến của khu vực và thế giới trong một số lĩnh vực chế biến thuỷ sản. Sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đảm bảo chất lượng và có tính cạnh tranh, tạo dựng được uy tín trên thị trường thế giới. Các cơ sở sản xuất không ngừng được gia tăng, đầu tư, đổi mới.

Năm 1995, Việt Nam gia nhập các nước ASEAN và ngành thuỷ sản Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC), cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chế biến thuỷ sản có chiều hướng phát triển tốt. Chất lượng sản phẩm thuỷ sản không ngừng được nâng cao do các cơ sở chế biến ngày càng hiện đại, công nghiệp tiên tiến, quản lý

theo tiêu chuẩn quốc tế.

Từ 18 doanh nghiệp năm 1999, đến nay đã có hơn 350 doanh nghiệp Việt Nam được phép xuất khẩu vào EU, 222 doanh nghiệp được phép xuất khẩu vào Hàn Quốc. Bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản của tư nhân phát triển mạnh trong thời gian qua, nhiều doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tư nhân đã có giá trị kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu, một số doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đã có kim ngạch xuất khẩu trên dưới 100 triệu USD mỗi năm. Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt trên 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có nhưng thị trường quan trọng như EU, Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Nga (Tổng cục thủy sản, năm 2008).

1.2.2.3. Chặng đường phát triển của ngành Thủy sản

Từ sau năm 1954, xác định được khả năng đóng góp mà nghề cá có thể mang lại cho nền kinh tế quốc dân, cùng với quá trình khôi phục và bước đầu phát triển kinh tế ở miền Bắc, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng phát triển nghề cá.

Vụ Ngư nghiệp thuộc Bộ Nông Lâm đã được thành lập. Đây là cơ quan quản lý nhà nước đầu tiên của nghề cá miền Bắc, đánh dấu cách nhìn nhận mới đối với nghề cá nước ta.

Ngày 18/3/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định chính thức về việc tổ chức 14TNgày hội truyền thống của ngành Thủy sản14T vào ngày 14TMột tháng Tư hàng năm.14T Tháng 4 năm 1960, Bộ Nông Lâm được sắp xếp lại, chia thành 4 tổ chức mới là Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trường quốc doanh, Tổng cục Lâm nghiệp và 14TTổng cục Thủy sản14T.

Ngày 5/10/1961, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hoà ban hành Nghị định 150/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của 14TTổng cục Thủy sản14T. Đây là thời điểm ra đời của ngành Thủy sản Việt Nam như một ngành kinh tế - kỹ thuật của đất nước.

Năm 1976, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, 14TBộ Hải sản14Tđược thành lập.

đánh dấu bước phát triển toàn diện của ngành Thủy sản trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần nghề cá, chế biến và xuất nhập khẩu.

Năm 1989, Hiệp hội nuôi tôm xuất khẩu, tiền thân của Hội Nuôi trồng thủy sản, được thành lập.

Năm 1990, ngành Thủy sản được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Năm 1992, thành lập Hội Nghề cá Việt Nam (VINAFA).

Tháng 10/1992, thành lập Công đoàn Thủy sản Việt Nam.

Năm 1993, Hội nghị BCH TW Đảng lần thứ 5 (khoá VII) xác định “14TXây dựng Thủy sản thành ngành kinh tế mũi nhọn14T”.

Tháng 12/1996, thành lập Quỹ nhân đạo Nghề cá Việt Nam.

Năm 1998, thành lập Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nghị quyết 03/BCT (ngày 6/5/1993) và Chỉ thị 20 CT/TW (ngày 22/9/1997) đã mở ra hướng phát triển ba chương trình kinh tế lớn của ngành Thủy sản .

Ngày 13 – 14/7/2000, Đại hội Thi đua toàn ngành Thủy sản tiến tới Đại hội Thi đua toàn quốc lần thứ VI (21 – 25/11/2000), 10 đơn vị Anh hùng, 3 cá nhân Anh hùng và 12 Chiến sĩ thi đua toàn quốc ngành thủy sản được tuyên dương đã tham dự Đại hội

Luật Thủy sản được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam Kỳ họp thứ 4, Khoá XI (21/10 – 26/11/2003) thông qua ngày 26/11/2003 và ngày 20/12/2003, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký lệnh công bố. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004.

Tháng 4/2007, ngành Thủy sản được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng.

Tháng 8/2007, Bộ Thủy sản hợp nhất với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ngày 03/01/2008, Chính phủ

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàng rào xanh của thị trường eu đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu của việt nam và định hướng cho phát triển thủy sản bền vững (Trang 29 - 37)