Tình hình nhu cầu thủy sản của thị trường EU

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàng rào xanh của thị trường eu đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu của việt nam và định hướng cho phát triển thủy sản bền vững (Trang 51 - 53)

Do vị trí địa lý và khí hậu khắc nghiệt, cộng thêm nguồn thủy sản của EU đang nằm dưới giới hạn an toàn sinh học, buộc EU phải áp dụng biện pháp hạn chế khai thác và đánh bắt thủy sản trong khi nhu cầu tiêu dùng thủy sản của Eu vẫn tăng nhanh. Vì vậy để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong khối, EU buộc phải nhập khẩu thủy sản từ các quốc gia châu Mỹ, châu Á trong đó có Việt Nam.

EU là một trong ba thị trường tiêu thụ thủy sản lớn nhất thế giới bên cạnh Nhật Bản và Mỹ. Hàng năm, EU chiếm từ 25 - 30% nhập khẩu thủy sản của toàn thế giới. Năm 2012, EU có khoảng 504 triệu người sinh sống. Theo dự đoán của EUROSTAT, con số này sẽ tăng lên xấp xỉ 508 triệu vào năm 2015 (tăng thêm 4,6 triệu người). Ước tính trung bình mỗi người dân Châu Âu tiêu thụ 22,1kg thủy sản/năm (số liệu năm 2007), nên nhu cầu thủy sản sẽ tăng thêm tổng cộng 100.000 tấn trong 3 năm tới. Điều này có nghĩa là khoảng 20% của mức tăng này, tương đương với 20.000 tấn, là để bổ sung cho nhu cầu cá thịt trắng. Do đó, dự kiến nhu

cầu cá thịt trắng sẽ tăng <1% trong 3 năm tới. Mức tăng này chưa bao gồm sự thay đổi sức mua của người tiêu dùng phụ thuộc vào khủng hoảng kinh tế.

14T

Hình 2.1 Tiêu thụ thủy sản trung bình kg/người/năm của EU và Mỹ năm 2011

14T

Nguồn: Fao.org, 2011

Trong khi nhu cầu tiêu thụ hàng thủy sản đang ngày càng tăng, Ủy ban nghề cá EU đã ra tuyên bố cắt giảm 1/3 sản lượng khai thác hải sản từ năm 1997 - 2010 nhằm để bảo vệ nguồn lợi hải sản. Bên cạnh đó, sản lượng khai thác của EU luôn ở khoảng cách rất xa so với nhu cầu tiêu dùng của người dân do nguồn lợi thủy sản của khu vực này ngày càng cạn kiệt. Theo đó, để tăng sản lượng thủy sản, EU chỉ có thể trông đợi ở phát triển nuôi trồng thủy sản. Thế nhưng trong thực tế, sản lượng nuôi trồng thủy sản của khối không mấy được cải thiện trong những năm vừa qua. Chính vì vậy, nhập khẩu thủy sản từ các nước trên thế giới là con đường duy nhất có thể đáp ứng nhu cầu của người dân cả về khối lượng và chủng loại. Tuy nhiên EU thật sự là một thị trường khó tính, chọn lọc cao với những yêu cầu nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Người tiêu dùng EU đang có xu hướng tiến tới các sản phẩm có tính bền vững và thân thiện với môi trường. Do đó, sản phẩm thủy sản của Việt Nam muốn giữ vững vị thế trên thị trường EU nói riêng, quốc tế nói chung cần được định hướng theo mục tiêu phát triển, nâng cao chất lượng ngay từ khu vực sản xuất

nguyên liệu, đó là quản lý khai thác kết hợp bảo vệ nguồn lợi, quản lý chất lượng môi trường nuôi thủy sản theo các tiêu chuẩn quốc tế, nhất là đối với hai sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là tôm và cá tra.

Một phần của tài liệu nghiên cứu hàng rào xanh của thị trường eu đối với hàng hóa thủy sản xuất khẩu của việt nam và định hướng cho phát triển thủy sản bền vững (Trang 51 - 53)