BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh long an hiện nay (Trang 37 - 49)

Chương 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN

1.2. BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI

1.2.1. Vai trò của phát triển kinh tế đối và bảo đảm an sinh xã hội Thứ nhất, phát triển kinh tế là điều kiện cải thiện đời sống của nhân dân.

Các Mác đã nhận định sản xuất vật chất là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ông viết: “… tiền đề đầu tiên của mọi sự tồn tại của con người, và do đó là tiền đề của mọi lịch sử, đó là: người ta phải có khả năng sống đã rồi mới có khả năng “làm ra lịch sử”. Nhưng muốn sống được thì cần phải có thức ăn, thức uống, nhà ở, quần áo và một vài thứ khác nữa. Như vậy hành vi lịch sử đầu tiên là việc sản xuất ra những tư liệu để thỏa mãn nhu cầu ấy, việc sản xuất ra bản thân đời sống vật chất.” (C.Mác & Ph.Ăng ghen, 1995, Toàn tập, tập 2, tr.39-40). Như vậy, từ quan điểm này có thể thấy hoạt động kinh tế là điều kiện tiên quyết cho đời sống xã hội và để thực hiện các chính sách của nhà nước và các tổ chức xã hội. Phát triển kinh tế sẽ tạo cơ hội để người dân có nguồn thu nhập ổn định để họ đáp ứng những nhu cầu sinh hoạt hằng ngày trong cuộc sống và có điều kiện để hưởng thụ đời sống vật chất và tinh thần để góp phần phát triển các ngành kinh tế khác.

Tăng trưởng kinh tế sẽ đóng góp vào ngân sách nhà nước để tạo nguồn ngân sách đầu tư cải thiện chế độ phúc lợi xã hội, bên cạnh đó cũng sẽ góp

phần gia tăng mức thu nhập của người dân, từ đó chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện và ngày một nâng cao trên nhiều lĩnh vực như: y tế, giáo dục, văn hoá…

Một trong những vấn đề lớn nhất của nước ta trong nhiều thập kỷ trở lại đây và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao là tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh.

Đây là thành tựu của những năm đổi mới. Tuy nhiên trong giai đoạn Việt Nam đã trở thành nước có thu nhập trung bình thì tỷ lệ hộ nghèo giảm tương đối chậm và trở thành một trong những vấn đề lớn đối với tăng trưởng. Việc áp dụng chuẩn nghèo mới theo hướng tiếp cận đa chiều cũng tạo nên một áp lực đối với chính sách về an sinh xã hội cũng như là một nút thắt đối với những vấn đề của tăng trưởng kinh tế.

Nhờ kinh tế tăng trưởng cao trong một thời gian dài sẽ có điều kiện kinh tế để người dân cải thiện đời sống, tăng phúc lợi cho xã hội. Khi thu nhập của dân cư tăng lên, sản xuất kinh doanh sẽ mở rộng sẽ giảm tỷ lệ thiếu việc làm.

Ngoài ra, kinh tế tăng trưởng thì sẽ đóng góp nhiều hơn vào ngân sách Nhà nước để từ đó các nguồn lực để chăm lo cho người lao động tăng lên góp phần giải quyết các yêu cầu an sinh xã hội tốt hơn.

Thứ hai, phát triển kinh tế tạo điều kiện thực hiện an sinh xã hội, là phương thức thực hiện tiến bộ xã hội.

Phát triển kinh tế sẽ tạo nguồn ngân sách cho Nhà nước để duy trì hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chính sách an sinh xã hội ngày một tốt hơn. Thực tế đã chứng minh, khi đất nước ngày càng phát triển thì các chế độ phúc lợi xã hội cho người dân cũng ngày càng tăng theo như quỹ hỗ trợ thất nghiệp, quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ phòng chống thiên tai, bão lụt… góp phần bảo đảm công bằng và tiến bộ xã hội, hỗ trợ những người yếu thế trong xã hội có cuộc sống ổn định hơn và đóng góp lại cho nền kinh tế.

Phát triển kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các đối tượng, cho người lao động

và nhân dân thụ hưởng những thành quả của quá trình đó mang lại, chẳng hạn khi doanh nghiệp và người lao động khi đã được đảm bảo những quyền lợi cũng sẽ phấn đấu phát triển cho bản thân, gia đình làm cho nền kinh tế phát triển bền vững hơn. Tăng trưởng kinh tế cũng dẫn đến gia tăng năng suất lao động tạo sự chuyển biến về chất.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định phải hoàn thiện và thực hiện tốt luật pháp, chính sách an sinh xã hội trên cơ sở nguồn lực của Nhà nước và xã hội, bảo đảm cho người dân được thụ hưởng từ sự phát triển mang lại. Tiếp tục rà soát, xem xét, giải quyết hồ sơ đề nghị xác nhận các hộ gia đình chính sách, người có công với cách mạng, những đối tượng thuộc diện ưu tiên trong chính sách an sinh xã hội. Bên cạnh đó là đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương trong thực hiện an sinh xã hội. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác này.

Trãi qua các kỳ Đại hội Đảng thì nhận thức về các vấn đề tiến bộ xã hội, đổi mới chính sách lao động, việc làm càng được hoàn thiện và đi vào cụ thể, những quan điểm và cơ chế chính sách về an sinh và tiến bộ xã hội ngày càng được chú trọng. Theo đó, chính sách bảo đảm ASXH và phúc lợi xã hội của Đảng và Nhà nước ta đã mang lại những thành công lớn, nhất là trong bối cảnh thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, thì chính sách này ngày càng phát huy được hiệu quả, đóng góp không nhỏ vào việc ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Các vấn đề về xóa đói giảm nghèo, giảm thiểu khoảng cách chênh lệch về thu nhập được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Hệ thống tổ chức y tế được kiện toàn, năng lực, chất lượng khám, chữa bệnh được cải thiện. Thời gian qua, với sự tham gia của khu vực tư nhân trong cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, đã có sự cạnh tranh về chất lượng khám chữa bệnh và nhân lực chất lượng cao. Các

cơ sở y tế, giáo dục tăng cường đầu tư thiết bị máy móc, nâng cao chất lượng phục vụ. Ngành giáo dục cũng đang chứng kiến sự thay đổi lớn về chất, chuyển dịch theo hướng tích cực. Giáo dục vùng sâu, vùng xa và giáo dục mầm non được quan tâm đầu tư. Giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học đã bám sát nhu cầu thực tế, từng bước nâng cao chất lượng. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp của Việt Nam có nhiều đổi mới trong cách tiếp cận và triển khai các chương trình bao phủ bảo hiểm.

Đặc biệt, trong quá trình ứng phó đại dịch Covid-19, Đảng, Nhà nước ta đã kiên định mục tiêu bảo vệ quyền con người, bảo hộ công dân, bảo đảm sức khỏe và tính mạng của nhân dân với những chủ trương, quyết sách mạnh mẽ, nhân văn, thể hiện tính ưu việt của xã hội ta. Trước bối cảnh dịch bệnh bùng phát, kinh tế gặp nhiều khó khăn, Chính phủ Việt Nam đã kịp thời triển khai nhiều biện pháp bảo đảm ASXH như hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch, hỗ trợ chế độ bảo hiểm thất nghiệp, tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn từ các quốc gia và vùng lãnh thổ về nước...

Thứ ba, phát triển kinh tế là điều kiện phát triển toàn diện con người, chủ thể của tiến bộ xã hội.

Mục tiêu cuối cùng của phát triển nền kinh tế đất nước là vì tiến bộ xã hội và quan trọng nhất là vì sự phát triển con người, nâng cao năng lực và tạo cơ hội phát triển cho mọi thành viên trong xã hội. Khi kinh tế phát triển, Nhà nước sẽ có nguồn ngân sách để đầu tư trở lại cho các lĩnh vực như y tế, giáo dục, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật… để từ đó đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu ngày càng đa dạng của người dân.

Phát triển kinh tế sẽ góp phần tạo ra nhiều việc làm, đi đôi với nâng cao chất lượng việc làm, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập cho người lao động. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư trong và ngoài nước mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao

động, trước hết, cho phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và phát triển mạnh khu vực kinh tế ngoài nhà nước, tạo điều kiện cho mọi người tự tạo việc làm và thu hút thêm lao động xã hội, nhất là kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại.

Thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, chương trình an toàn và vệ sinh lao động, cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả đầu tư công cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng tăng trưởng kinh tế tương thích với nhu cầu xây dựng và phát triển hệ thống ASXH với diện bao phủ rộng. Vì đây là điểm nghẽn gây cản trở cho phát triển, làm gia tăng bất bình đẳng và bất ổn trong xã hội cần tháo gỡ. Cần nhận thức rõ, đầy đủ ý nghĩa, tầm quan trọng để triển khai có hiệu quả khâu đột phá chiến lược ASXH quốc gia với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, từ đó thúc đẩy TBXH.

Thứ tư, phát triển kinh tế là điều kiện để đảm bảo môi trường sống và sự phát triển cho người dân.

Nếu thiết lập và hoàn thiện chế độ an sinh xã hội tốt như chế độ về bảo hiểm thất nghiệp, sẽ giảm thiểu mối lo sợ trong thời kỳ suy thoái kinh tế cho cư dân, người dân có cơ sở để tin tưởng vào đó để đứng vững trước những khó khăn trong cuộc sống và có điều kiện để vươn lên, kích thích tiêu dùng, tái sản xuất trong xã hội. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế suy cho cùng là vì con người.

Đồng thời, nhân dân cũng phải phát huy quyền làm chủ, dân chủ để đảm bảo quyền lợi của chính mình. Bên cạnh đó, một khi kinh tế được ổn định thì người dân đảm bảo công việc làm của mình qua đó thúc đẩy sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng xã hội. Đây là một trong những nhân tố để ổn định và phát triển xã hội, giúp mọi người san sẻ với nhau trong các lĩnh vực đời sống xã hội, góp phần bảo đảm an ninh xã hội đặc biệt là những người bất hạnh, nhằm hoàn thiện những giá trị nhân văn của con người, bảo đảm cho một xã hội phát triển lành mạnh.

Văn kiện Đại hội XIII của Đảng bên cạnh việc phát triển kinh tế phải chú trọng đến sự phát triển của người dân như đổi mới chính sách bảo hiểm thất nghiệp; giải quyết việc làm cho lao động khu vực phi chính thức; thực hiện các chính sách về dinh dưỡng, an toàn thực phẩm, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe và tầm vóc của người dân... Qua đó, xác định đúng vị trí, vai trò của ASXH đối với phát triển đất nước, phù hợp với thực tiễn và tình hình mới, là cơ sở và điều kiện để người dân được “thụ hưởng” nhiều hơn thành quả từ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

1.2.2. Vai trò của việc thực hiện an sinh xã hội đối với đến phát triển kinh tế

Thứ nhất, thực hiện an sinh xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực.

Khi một nền kinh tế có tỷ lệ tăng trưởng cao người lao động sẽ phải chú trọng nâng cao chất lượng tay nghề để có nguồn thu nhập ngày càng tốt hơn, từ đó đảm bảo cho đời sống của người lao động và khi mà người dân đã có việc làm, nghề nghiệp ổn định thì sẽ hạn chế tham gia các tệ nạn xã hội góp phần làm ổn định môi trường sống cho người dân. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế nhanh thì tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm do cơ hội việc làm sẽ gia tăng đối với người lao động. Hệ thống an sinh xã hội bảo đảm sẽ góp phần vào sự phát triển toàn diện của con người. Nó sẽ làm hài hòa các lợi ích kinh tế xã hội và môi trường bảo đảm cho con người có cuộc sống tốt hơn đồng thời giúp nâng cao sức khỏe và tinh thần cho con người lao động và học tập tốt hơn. Ví dụ khi người lao động tham gia bảo hiểm y tế, trong trường hợp không may mắc bệnh phải tốn chi phí chữa trị lớn thì nhờ sự hỗ trợ từ an sinh xã hội, ở đây là quỹ bảo hiểm y tế, họ sẽ có điều kiện thuận lợi để chữa trị bệnh và nhanh chóng tái sản xuất sức lao động, và tham gia lại vào quá trình sản xuất như thế đây là một trong những điều kiện để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Các chính sách về an sinh

xã hội khác như chính sách bảo hiểm thất nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng để đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho những người thất nghiệp có khoản trang trải trong thời gian tìm kiếm một công việc mới và là điều kiện để họ tiếp tục nâng cao tay nghề, trau dồi thêm kỹ năng để tiếp tục tìm kiếm việc làm mới. Chính nguồn tiền hỗ trợ lại là nguồn vốn ổn định để điều chỉnh kết cấu kinh tế, nhất là khi có những biến cố như khủng hoảng tài chính, thiên tai, dịch bệnh... Bởi vì, chính nguồn vốn an sinh xã hội sẽ là “cứu cánh” cho khủng hoảng về kinh tế, kết cấu nghề nghiệp và kết cấu sản xuất góp phần duy trì và đảm bảo quá trình tăng trưởng kinh tế không bị gián đoạn.

Thứ hai, thực hiện an sinh xã hội góp phần góp phần tạo sự công bằng, tiến bộ xã hội.

An sinh xã hội là một hình thức để tái cân bằng xã hội, phân phối lại thu nhập quốc dân. Đây là hình thức mà Nhà nước và cộng đồng hỗ trợ những đối tượng yếu thế trong xã hội nhằm khuyến khích họ vươn lên trong cuộc sống và giải quyết những vấn đề của bản thân khi gặp phải những khó khăn như ốm đau, tai nạn, mức sức lao động, già yếu, thai sản…

tạo cơ hội cho họ đóng góp khả năng của mình vào nền kinh tế. Một hệ thống an sinh xã hội tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc bảo đảm sự công bằng cho xã hội, góp phần ổn định xã hội, giảm khoảng cách giàu nghèo, đảm bảo một xã hội ngày càng phát triển văn minh, tiến bộ. Quá trình thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội thì chính sách an sinh xã hội cũng phải tính đến thực tế, đó là những bảo đảm xã hội cho các đối tượng thua thiệt trong quá trình phát triển, tránh để họ rơi vào cảnh bần cùng... Bởi vì, một khi được chính sách an sinh xã hộ bảo trợ họ sẽ có cơ hội quay trở lại tham gia vào lực lượng lao động góp phần đóng góp vào nền kinh tế. Đây cũng là một chính sách nhân đạo mà trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn xem đó là một đường lối chỉ đạo xuyên suốt. Với

đặc thù do điều kiện lịch sử để lại thì chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam còn phải quan tâm đến những nạn nhân của chiến tranh với những hậu quả nặng nề do chiến tranh để lại do bom mìn để lại, những nạn nhân chất độc da cam, những gia đình chính sách, người có công với đất nước.

Trong các nhân tố cấu thành chính sách an sinh xã hội thì không thể không nhắc tới BHXH, bời lẽ không có BHXH thì không thể có một nền an sinh xã hội vững mạnh. Đây là sự bảo đảm hoặc bù đắp cho thu nhập của người lao động khi họ bị mất hoặc giảm thu nhập do mất việc làm, hoặc gặp rủi ro trong quá trình lao động, thiên tai, dịch bệnh bằng sự hình thành và sử dụng một quỹ do sự đóng góp của các bên để xây dựng một nguồn quỹ hỗ trợ chung với ý nghĩa góp phần bảo đảm an toàn đời sống của người lao động và gia đình họ. Với mục tiêu của sự phát triển là vì con người, vì tiến bộ xã hội thì an sinh xã hội phải là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu trong thực hiện mục tiêu phát triển mang ý nghĩa nhân văn và phát triển bền vững hướng tới con người. Trong điều kiện nguồn lực bảo đảm ASXH còn hạn chế trước yêu cầu đa dạng về đối tượng quan tâm, phạm vi bao trùm cần được mở rộng, bối cảnh kinh tế - xã hội có xu hướng diễn biến phức tạp, khó lường. Nâng cao nhận thức về ASXH, thực thi chính sách ASXH gắn với tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững góp phần ổn định xã hội, đem lại sự công bằng và tiến bộ.

Thứ ba, thực hiện an sinh xã hội góp phần đảm bảo an ninh xã hội.

An sinh xã hội được thực hiện tốt sẽ điều hòa được các mâu thuẫn xã hội, tạo nên sự đồng thuận trong xã hội, kéo giảm được sự bất công, được dư luận xã hội đồng tình góp phần bảo đảm an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội. Đồng thời an sinh xã hội cũng tạo nên môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, trở thành động lực tinh thần và nguồn lực để con người cống hiến cho việc phát triển kinh tế. Cần cải cách chính sách tiền lương theo hướng gắn với sự thay đổi giá cả sức lao động trên thị trường, tương

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh long an hiện nay (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)