Thực trạng sự tác động của phát triển kinh tế đối với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Long An

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh long an hiện nay (Trang 59 - 75)

Chương 2. THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO ĐẢM

2.1. THỰC TRẠNG BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO ĐẢM

2.1.2. Thực trạng sự tác động của phát triển kinh tế đối với bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Long An

Phát triển kinh tế tác động đến chính sách giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động ở Long An

Theo số liệu của tổng cục thống kê Long An thì dân số trung bình của tỉnh đạt 1.725.752 người, tăng 12.094 người, tương đương tăng 0,71% so với năm 2020. Trong đó dân số thành thị là 316.456 người, chiếm 18,34%, dân số nông thôn là 1.409.296 người, chiếm tỷ lệ 81,66%. Qua số liệu trên có thể thấy người dân sống ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với khu vực thành thị.

Cơ cấu dân số theo giới tỉnh của tỉnh tương đối cân bằng, trong đó dân số nam là 861.495 người thấp hơn nữ là 864.257 người, hầu như không chênh lệch nhiều (Cục thống kê tỉnh Long An, 2022, tr.55). Tuổi thọ trung bình năm 2021 là 75,8 năm, trong đó nam là 73,4 năm và nữ là 78,3 năm (Cục thống kê tỉnh Long An, 2022, tr.55). Trong đó lực lượng lao động khu vực thành thị chiếm 16,4%, lực lượng lao động ở nông thôn chiếm 83,6%. Số lao động giai đoạn 2021 có giảm 36,6 nghìn người do tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 nên lao động bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm.

Năm Tỷ lệ thất nghiệp (%)

2015 2,99

2016 2,34

2017 2,15

2018 2,33

2019 1,33

2020 2,15

2021 2,28

Tỷ lệ thất nghiệp của lao động giai đoạn 2015 - 2021 (Cục thống kê tỉnh Long An, 2022, tr.55)

Giai đoạn 2015 – 2019, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm, riêng giai đoạn 2020 – 2021 có mức tăng do tác động của đại dịch Covid-19, từ 15.9%

(năm 2020) xuống còn 15.1 (năm 2021) (Cục thống kê tỉnh Long An, 2022, tr.55). Tỷ lệ lao động qua đào tạo, có bằng cấp, chứng chỉ năm 2020 đạt tỷ lệ 15,9%, năm 2021 đạt tỷ lệ 15,1%. Trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo khu vực thành thị đạt 34,1%, khu vực nông thôn đạt 11,4%.

Qua các số liệu trên có thể thấy việc phát triển kinh tế mà cụ thể hơn là tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh có tác động rất lớn tới chính sách giải quyết việc làm, phân bố lại nguồn lao động, góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, giải quyết kịp thời nhu cầu việc làm đặc biệt trong thời điểm cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động của tỉnh đang bước vào thời kỳ dân số vàng. Chỉ tính riêng giai đoạn 2022- 2023, khi nền kinh tế suy thoái do tác động của nền kinh tế thế giới, các doanh nghiệp dần cắt giảm đơn hàng, từ đó số lượng nhu cầu việc làm giảm và ảnh hưởng đến việc làm của người lao động. Từ đầu năm 2023, liên đoàn lao động tỉnh Long An đã hỗ trợ 1.640 người mất việc làm với số tiền 1 triệu đồng/người, hỗ trợ 1.173 công nhân bị giảm giờ làm với số tiền 500.000 đồng/người từ nguồn quỹ phòng, chống Covid-19 của tỉnh. Hiện nay, liên đoàn lao động tỉnh và các cấp công đoàn tập trung thực hiện quyết định số 6696/QĐ-TLĐ, ngày 16/01/2023 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng. Một khi doanh nghiệp gặp khó khăn, đơn hàng giảm còn dẫn đến tình trạng nợ lương, BHXH của người lao động, hoặc tình trạng doanh nghiệp có chủ sử dụng lao động bỏ trốn. Tỉnh cũng cần nâng cao chất lượng xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, triển khai có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng khó khăn giai đoạn 2020 - 2030, bảo đảm an sinh xã hội đối với các nhóm yếu thế, dễ

bị tổn thương. Trong hoạch định và triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, nghị quyết của các cấp ủy đảng cũng như trong việc xây dựng pháp luật, chính sách phát triển kinh tế - xã hội, cần chú trọng mục tiêu bảo đảm ASXH, nâng cao mức thụ hưởng của nhân dân, bảo đảm công bằng trong phân chia nguồn lực. Tránh để tình trạng bất bình đẳng lớn về ASXH, phúc lợi xã hội giữa các địa phương có nguồn thu cao, chủ động ngân sách với các địa phương phụ thuộc ngân sách nhà nước. Thực hiện và giám sát việc thực hiện công khai, minh bạch các chế độ, chính sách về ASXH, phúc lợi xã hội ở cơ sở.

Chính vì vậy, phát triển kinh tế phải là điều kiện tiên quyết tác động mạnh mẽ nhất đối với chính sách giải quyết việc làm, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động.

Phát triển kinh tế tác động đến chính sách bảo hiểm xã hội và xóa đói giảm nghèo ở Long An

Chính sách an sinh xã hội đặc biệt là bảo hiểm y tế tác động rất lớn đến cuộc sống của người dân, để thực hiện được chủ trương bảo hiểm xã hội toàn dân thì tỉnh hết sức chăm lo đến công tác khám, chữa bệnh, bảo vệ sức khoẻ cho mọi tầng lớp nhân dân để người dân thấy được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm một cách tự nguyện công tác y tế bảo đảm cho mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, đặc biệt là nhóm yếu thế, hay chăm lo cho công tác xóa đói giảm nghèo… muốn có được điều đó thì phải có một nguồn lực mạnh mẽ từ phát triển kinh tế để người dân có việc làm, có nguồn thu nhập, các doanh nghiệp có nguồn tài chính, nhà nước có khoản đóng góp, hỗ trợ để huy động cho công tác an sinh xã hội, đặc biệt là công tác bảo hiểm xã hội và xóa đói giảm nghèo.

Loại bảo

hiểm Năm 2015 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 BHXH 242.746 321.889 349.188 350.531 332.642 BHYT 1.081.027 1.345.819 1.407.973 1.464.101 1.428.660

Bảo hiểm thất nghiệp

227.380 300.351 329.444 323.314 305.509 Số người

hưởng BHXH hàng tháng

1.325 1.318 1.303 1.547 1.041

Số lƣợt người hưởng BHXH một lần

18.535 24.124 24.975 29.243 35.821

Số lƣợt người hưởng BHYT

3.031.482 3.327.071 3.205.614 2.813.595 1.806.828 Số người

hưởng bảo hiểm thất

nghiệp hàng tháng

16.929 22.284 24.506 36.256 20.114

Số lƣợt người hưởng trợ

cấp bảo hiểm thất

nghiệp 1 lần

237 516 699 372 119

Bảng số liệu về BHXH, BHYT và BHTN tỉnh Long An giai đoạn 2015 – 2021 (Cục thống kê tỉnh Long An, 2022, tr.100), đơn vị tính: Người/lượt người.

Qua số liệu trên có thể thấy số lượng người tham gia bảo hiểm tăng qua các năm ngày càng chứng tỏ vai trò của các chính sách bảo hiểm ngày càng quan trọng đối với người lao động. Một khi chính sách bảo hiểm xã hội được thực hiện tốt sẽ tác động tích cực đến người lao động và nhân dân, góp phần để họ an tâm cuộc sống và tiếp tục lao động.

Với tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức cao và ổn định thì số lao động tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội ngày càng tăng, nguồn vốn đầu tư từ phát triển kinh tế sang lĩnh vực an sinh xã hội ngày càng nhiều sẽ tác động tích cực đến các đối tượng được hỗ trợ chính sách an sinh xã hội. Một khi người lao động, người dân thấy được lợi ích của việc tham gia bảo hiểm, khi đó sẽ tham gia một cách tự nguyện góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.

Bên cạnh thúc đẩy tăng trưởng nhanh, bền vững, cần tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các chương trình tạo việc làm, giảm nghèo bền vững Tăng trưởng là cơ sở để bảo đảm thực hiện bảo hiểm xã hội và xóa đói giảm nghèo vì tăng trưởng giúp tạo việc làm và thu nhập cho hộ gia đình, giúp tăng nguồn đóng góp vào các quỹ an sinh xã hội, góp phần tăng nguồn thu ngân sách nhà nước, từ đó có thể hỗ trợ cho hệ thống an sinh xã hội. Tuy nhiên, tăng trưởng không nhất thiết giải quyết được vấn đề bảo hiểm xã hội và xóa đói giảm nghèo nếu nó không phải là tăng trưởng bao trùm, tăng trưởng bền vững, tăng trưởng đi kèm với tiến bộ xã hội và môi trường, vì vậy để thực hiện được chính sách bảo hiểm xã hội và xóa đói giảm nghèo chính là bảo đảm tăng trưởng nhanh, bền vững, bao trùm, trong đó mọi người dân đều tham gia đóng góp và đều được hưởng các thành quả của tăng trưởng.

Cần tiếp tục các chương trình tạo việc làm gắn với phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Giảm nghèo những năm tới sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, do những hộ nghèo nằm tập trung ở các vùng sâu, vùng xa và vùng đồng bào dân tộc thiểu số với nguồn lực và tiếp cận sinh kế rất

hạn chế. Mô hình an sinh phải đưa các hộ nghèo này vào các chuỗi giá trị, để họ có nguồn thu nhập ổn định, bền vững mà không cần dựa vào trợ cấp trực tiếp bằng tiền hay hiện vật.

Tỷ lệ giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số còn chậm, nguy cơ tái nghèo cao. Nguồn lực sinh kế của người nghèo còn hạn chế cả về tài chính, vật chất, điều kiện tự nhiên, đất đai và nguồn lực xã hội. Kết cấu hạ tầng ở vùng cao, vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số còn thiếu và yếu mặc dù Nhà nước đã hết sức ưu tiên, quan tâm đầu tư, hỗ trợ phát triển sinh kế. Tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản còn hạn chế, ở nhiều nơi còn thiếu trường lớp, trạm y tế hoặc trường lớp, trạm y tế ở cách xa, đường sá đi lại khó khăn. Tỷ lệ hộ gia đình có nhà kiên cố, có nước sạch còn thấp. Chất lượng cung cấp dịch vụ xã hội ở nhiều nơi chưa cao. Một trong những nguyên nhân khiến cho chi thường xuyên tăng nhanh trong những năm gần đây là do chi an sinh xã hội tăng nhanh. Nếu không có giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước và huy động nguồn lực xã hội thì sẽ hoặc không thể đáp ứng được nhu cầu an sinh xã hội, hoặc sẽ không bảo đảm được bền vững ngân sách nhà nước. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao, tỷ lệ giảm nghèo còn thấp đối với các hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là với đồng bào dân tộc thiểu số. Mô hình an sinh xã hội cần phải thiết kế được hệ thống chính sách giảm nghèo hiệu quả đối với nhóm cư dân này.

Củng cố và phát triển hệ thống BHXH, tăng độ bao phủ BHXH, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp với tư cách là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội. Hiện nay, trừ bảo hiểm y tế, độ bao phủ BHXH và bảo hiểm thất nghiệp còn thấp và chủ yếu mới ở khu vực kinh tế chính thức. Khu vực kinh tế phi chính thức với số lượng lao động đông đảo phần lớn vẫn chưa tham gia BHXH. Điều này, vừa khiến cho BHXH chưa phát huy được tính ưu việt trong bảo đảm an sinh xã hội, vừa tạo ra một gánh nặng xã hội lớn khi những người này qua tuổi lao động; bên cạnh đó khiến cho quỹ BHXH có nguy cơ

thiếu bền vững. Do đó, cần phải tăng tỷ lệ bao phủ BHXH, tiến tới mục tiêu BHXH toàn dân, nhằm bảo đảm đáp ứng các nhu cầu thụ hưởng của người tham gia, đồng thời bảo đảm tính an toàn và bền vững của quỹ BHXH trong bối cảnh dân số đang già hóa. Già hóa dân số là một xu thế phổ biến trên thế giới và Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Dân số Việt Nam đang già hóa với tốc độ nhanh, vì thế sẽ tạo ra nhu cầu an sinh rất lớn cho nhóm người cao tuổi trên các trụ cột an sinh chính, bao gồm hệ thống hưu; hệ thống chăm sóc sức khỏe người già, nhà dưỡng lão; bảo trợ xã hội với người già neo đơn,... Nếu không có sự chuẩn bị chu đáo thì hệ thống an sinh xã hội sẽ không thể đáp ứng được những thay đổi này. An sinh xã hội đòi hỏi nguồn tài chính rất lớn.

Bên cạnh nguồn đóng góp của những người tham gia đóng BHXH, trong nhiều trường hợp, an sinh xã hội phải dựa vào ngân sách nhà nước, như bảo trợ xã hội, hỗ trợ người nghèo, người tàn tật...

Phát triển kinh tế tác động đến chính sách trợ giúp xã hội và chính sách ưu đãi xã hội ở Long An

Qua hai cuộc kháng chiến và các cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, nhiều thế hệ người con Long An đã tham gia, trong đó nhiều người đã anh dũng hy sinh hoặc cống hiến một phần xương máu, nhiều người mang trong mình nỗi đau chất độc da cam truyền qua nhiều thế hệ, chính vì vậy các cấp lãnh đạo và tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và người dân về tính nhân văn của chính sách đối với người có công, những người được chính sách ưu đãi xã hội hỗ trợ, trợ giúp xã hội cho các đối tượng yếu thế.

Để có được những nguồn lực thực hiện chính sách trợ giúp xã hội và chính sách ưu đãi xã hội ở Long An thì phát triển kinh tế cao và bền vững phải thực sự là đòn bẩy, là nguồn lực quan trọng để có thể tạo nguồn lực mạnh mẽ để trợ giúp xã hội và thực hiện tốt chính sách ưu đãi xã hội. Cần biểu dương nhiều người có công và gia đình đã vượt qua nỗi đau bệnh tật, khó khăn, phát

huy ý chí vươn lên trong cuộc sống, xây dựng nếp sống văn hóa tại địa phương, những gương điển hình vượt khó dù tuổi cao, sức yếu, vẫn luôn đóng góp cho quê hương, đất nước, giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cho thế hệ trẻ.

Các cấp chính quyền và nhân dân tỉnh Long An cần đoàn kết, nỗ lực đưa tỉnh phát triển mạnh mẽ; quan tâm tri ân người có công, gia đình chính sách để đảm bảo đời sống hơn mức bình quân của địa phương. Trong thời gian tới, song song với phát triển triển kinh tế, quan tâm hơn nữa đến công tác này, thực hiện nghiêm túc và hiệu quả các chính sách của nhà nước đối với người có công.

Những năm qua, nền kinh tế có bước phát triển vững chắc, thu ngân sách ngày một ổn định, đó là cơ sở để nâng cao mức hỗ trợ đối với các đối tượng chính sách, đối tượng trợ giúp xã hội và chính sách ưu đãi xã hội. Bên cạnh đó, sẽ góp phần thay đổi cách nghĩ, cách làm, thói quen của người nghèo;

hướng dẫn áp dụng các mô hình sinh kế, cách thức trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả; nâng cao vai trò giám sát, phản biện xã hội của mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội đối với công tác giảm nghèo bền vững.

Sự tác động của phát triển kinh tế đối và bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh Long An còn những mặt hạn chế cần khắc phục

Bên cạnh các kết quả đạt được, tác động của phát triển kinh tế đối và bảo đảm an sinh xã hội tỉnh cũng còn một số tồn tại, hạn chế như: tăng trưởng GRDP còn thấp; thu ngân sách chưa đạt mục tiêu; tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn; việc bố trí vốn cho các công trình trọng điểm chưa đáp ứng theo yêu cầu; tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp;… Nguồn vốn phân bổ cho công tác giảm nghèo đến các địa phương chậm nên việc triển khai, thực hiện và giải ngân ở mức thấp;

thủ tục hành chính, quy chế quyết định chính sách phức tạp dẫn đến nguồn vốn sử dụng chưa hiệu quả. Ngoài ra, một số địa phương tuy thực hiện công tác giảm nghèo nhanh nhưng thiếu bền vững, cuộc sống của các hộ mới

thoát nghèo còn gặp nhiều khó khăn; tình trạng thiếu việc làm vẫn còn, đào tạo nghề chưa gắn nhu cầu lao động của xã hội; nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả nhưng chậm nhân rộng; tính lan tỏa trong công tác truyền thông giảm nghèo còn hạn chế. Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, xây dựng thành công xã nông thôn mới, huyện nông thôn mới. Để công tác giảm nghèo thật sự đi vào chiều sâu cần phải có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, bởi đây không là trách nhiệm của riêng ai.

2.1.3. Thực trạng sự tác động của việc thực hiện an sinh xã hội đến phát triển kinh tế ở tỉnh Long An

Thứ nhất, chính sách giải quyết việc làm và chuyển dịch cơ cấu lao động tác động đến phát triển kinh tế ở Long An

Các chính sách giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế của tỉnh. Các ưu đãi về tín dụng kết hợp với đào tạo và giới thiệu việc làm để hỗ trợ tạo việc làm và tìm kiếm việc làm cho người lao động đã góp phần thực hiện tốt chức năng của ASXH, thúc đẩy TBXH. Đặc biệt là phát huy vai trò của trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh để hướng dẫn thủ tục và giải quyết kịp thời chế độ trợ cấp thất nghiệp cho người lao động bị mất việc làm; liên hệ kết nối người lao động bị mất việc làm để giới thiệu cho doanh nghiệp cần tuyển lao động cũng như tổ chức các phiên giao dịch việc làm tại các khu, cụm công nghiệp để kết nối người lao động với doanh nghiệp. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động thì công tác dạy nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nông thôn được xem là biện pháp giảm nghèo bền vững, góp phần chuyển từ chính sách cho không sang cho có điều kiện, nhất là nâng cao ý thức, trách nhiệm của người nghèo trong hành trình vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Dạy nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956 của Chính phủ góp phần giải quyết việc làm, giảm nghèo bền

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh long an hiện nay (Trang 59 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)