Phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội xuất phát từ định hướng chiến lược phát triển của tỉnh Long An

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh long an hiện nay (Trang 75 - 82)

Chương 2. THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO ĐẢM

2.2. PHƯƠNG HƯỚNG CƠ BẢN THỰC HIỆN BIỆN CHỨNG GIỮA PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ BẢO ĐẢM AN SINH XÃ HỘI Ở TỈNH LONG AN HIỆN

2.2.1. Phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội xuất phát từ định hướng chiến lược phát triển của tỉnh Long An

Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng của phát triển kinh tế gắn với chính sách an sinh xã hội, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế gắn liền với thực hiện công tác an sinh xã hội thể hiện rõ trong Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI nhiệm kỳ 2020 - 2025:

“Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc ; phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ tài nguyên môi trường; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh, tăng cường các hoạt động đối ngoại; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo bước đột phá để tỉnh Long An phát triển nhanh và bền vững. Đến năm 2025, giữ vững vị trí dẫn đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long và phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển khá trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.” (Đảng bộ tỉnh Long An, 2020, tr.44-45).

Văn kiện đại hội đã nêu rõ định hướng chiến lược phát triển của tỉnh là phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo bước đột phá để tỉnh Long An phát triển nhanh và bền vững đó cũng là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình

lãnh đạo và quyết tâm thực hiện nghị quyết của các cấp, các ngành trong tỉnh, phù hợp với định hướng chung của cả nước.

Là tỉnh có vị trí chiến lược nối phía Nam của thành phố Hồ Chí Minh với vùng đồng bằng sông Cửu Long, Long An có lợi thế hơn so với các tỉnh thành khác trong cả nước về nhiều mặt, để phát huy lợi thế đó, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Long An đã không ngừng nỗ lực để thực hiện Nghị quyết đã ra để thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế gắn và bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội. Do đó, cần căn cứ vào mục tiêu chiến lược chung của tỉnh để làm rõ nội dung thực hiện việc phát triển kinh tế song song với thực hiện an sinh xã hội. Theo tác giả, cần thực hiện những nội dung sau:

Một là, phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, kết hợp thực hiện mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, đảm bảo đời sống cho nhân dân. Bời vì, trong thời buổi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ tư, nếu không tận dụng những cơ hội thì sẽ nhanh chóng bị tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do đó Long An cần tập trung phát triển các lĩnh vực có thế mạnh, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của tỉnh. “Để đẩy mạnh chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với đô thị hóa, phát triển kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo bước đột phá để tỉnh Long An phát triển nhanh và bền vững.” (Đảng bộ tỉnh Long An, 2020, tr.44). Để thực hiện được chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả Long An phải đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng từ phát triển theo chiều rộng sang phát triển theo chiều sâu, chú trọng nâng cao tay nghề, trình độ cho người lao động, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. Qua đó tăng năng suất lao động xã hội sẽ tạo ra nhiều sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, hàm lượng khoa học công nghệ tạo tiền đề đóng góp vào việc thực hiện an sinh xã hội. Bên cạnh đó nếu thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

Hai là, chú trọng vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển con người. Nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy việc đầu tư cho con người mang lại hiệu quả trong tương lai: “mọi nguồn lực tự nhiên đều có thể bị khai thác cạn kiệt, chỉ có tri thức con người là không bao giờ cạn kiệt, bởi tri thức có tính chất lấy không bao giờ hết” (A.Toffler, 1991, trang 8). Đầu tư cho con người có sức lan tỏa đồng đều và mang lại hiệu quả công bằng hơn về cơ hội phát triển, tạo nguồn thu nhập dồi dào để tham gia vào chính sách an sinh xã hội. Việc tạo ra lao động có trình độ chuyên môn cao, có kỹ năng, có năng suất lao động ngoài việc đáp ứng vận hành máy móc tự động hóa, phức tạp họ cũng có thể đề xuất những sáng kiến, đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả lao động. Long An có nhiều cơ sở giáo dục, dạy nghề như: 1 trường đại học, 3 trường cao đẳng, và 25 cơ sở giáo dục nghề nghiệp khác, đây là cơ sở quan trọng để góp phần quan trọng để phát triển nguồn nhân lực có tay nghề cao đóng góp vào quá trình phát triển của tỉnh. Bên cạnh đó việc thu hút đội ngũ chuyên gia lao động kỹ thuật cao vào làm việc ở tỉnh cũng cần phải được quan tâm để có nguồn nhân lực chất lượng cao tiếp cận với thành tựu khoa học của thế giới.

Ba là, phát huy vai trò quản lý của chính quyền tỉnh Long An

Kể từ năm 2020, tỉnh Long An đã xây dựng và hoàn thành và đưa vào vận hành hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh kết nối với hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ, nâng cấp phần mềm quản lý doanh nghiệp, cơ sở hộ kinh doanh cá thể. Các phần mềm, cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác tiếp tục được khai thác phục vụ tác nghiệp, quản lý dữ liệu của từng ngành, tiêu biểu như: Phần mềm quản lý cán bộ, công chức, viên chức; phần mềm quản lý đất đai, tra cứu thông tin quy hoạch đến từng thửa đất, cơ sở dữ liệu ngành nông nghiệp, cơ sở dữ liệu khu kinh tế, chương trình quản lý ngân sách và kho bạc nhà nước.

Các dịch vụ khai thuế, nộp thuế điện tử, trao đổi thông tin liên ngành thuế, hải quan, kho bạc đang được triển khai và phát huy hiệu quả, tiện lợi

cho người dân, doanh nghiệp và nhà nước. Hệ thống quản lý cấp đổi giấy phép lái xe, quản lý hồ sơ công chứng, đăng ký và quản lý hộ tịch, quản lý lý lịch tư pháp, cơ sở dữ liệu về khiếu nại, tố cáo cũng được sử dụng liên thông giữa các sở ngành và các cấp chính quyền.

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Long An đã tích cực trong công tác cải cách hành chính, các huyện trên địa bàn tỉnh đã tinh gọn một số thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian trong công việc, tiếp nhận, giải quyết trẻ hồ sơ, nhằm phục vụ tốt hơn người dân, doanh nghiệp, hướng đến nền hành chính hiện đại; tạo môi trường thuận lợi trong thu hút đầu tư, góp phần phát triển kinh tế- xã hội địa phương. UBND tỉnh Long An tiếp tục triển khai kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, đẩy mạnh phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng trên địa bàn tỉnh.

Trong thời gian tới, các đơn vị, địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như: xây dựng kế hoạch chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; xây dựng Kiến trúc ICT cho đô thị thông minh;

xây dựng và ban hành quy chế quản lý, vận hành, khai thác trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh theo tiêu chuẩn ISO 27001 gắn với việc đưa vào hoạt động Trung tâm giám sát, điều hành an toàn thông tin của tỉnh, quy chế quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu các cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh gắn với việc mở rộng kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ ngành Trung ương.

Bên cạnh đó các sở ngành, cơ quan nhà nước, các địa phương tiếp tục công tác đào tạo, tuyển dụng, tập huấn nguồn lực nhân sự chuyên trách về công tác thông tin, truyền thông trong quá trình xây dựng và thực hiện đề án chính quyền điện tử của tỉnh.

Đồng thời, các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện các kế hoạch, dự

án như: dự án xây dựng kho cơ sở dữ liệu dùng chung tỉnh giai đoạn 1 và dự án Xây dựng hạ tầng, nền tảng, dịch vụ đô thị thông minh của tỉnh giai đoạn 1; kế hoạch số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính giai đoạn 2021-2025;

kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh Long An giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030.

2.2.2. Biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội cần dựa vào điều kiện, lợi thế của tỉnh; đồng thời sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội và nguồn lực phát triển

Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của tỉnh được thực hiện trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có những diễn biến phức tạp, khó lường, nhất là ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19 với các biến chủng mới. Kinh tế thế giới phục hồi nhưng không đồng đều, chưa bền vững;

lạm phát tăng nhanh; thị trường tài chính, tiền tệ biến động mạnh, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tỉnh Long An bên cạnh những thuận lợi, nền kinh tế phải chống đỡ với khó khăn, thách thức rất lớn, khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến các mặt đời sống kinh tế - xã hội. Các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh như:

chế biến nông sản, chế biến đồ da, sản xuất đồ thủ công, xay xát, hóa chất, dệt nhuộm, công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng…vẫn có mức phát triển ổn định qua các năm tuy nhiên vẫn đứng trước nguy cơ giảm sút do dịch bệnh, thiên tai, thị trường tiêu thụ…

Lĩnh vực Năm 2020 Năm 2021

Chế biến, chế tạo 107,79% 96,61%

Điện, khí đốt 112,62% 101,28%

Cung cấp nước, xử lý

chất thải 110,61% 105,22%

Chỉ số sản xuất công

nghiệp (IIP) 107,96% 96,84%

Bảng số liệu về tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh giai đoạn 2020 – 2021 (Cục thống kê tỉnh Long An, 2022, tr.287).

Quá trình thực hiện phát triển kinh tế gắn với chính sách an sinh xã hội luôn chịu sự tác động bởi đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, con người, lịch sử của mỗi vùng đất tạo nên thế mạnh sẵn có tạo nên sức mạnh đưa Long An vượt qua những thách thức, khó khăn đạt những thành tựu quan trọng trên nhiều lĩnh vực:

“Kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân đạt 9,11%/năm.

GRDP bình quân đầu người đạt 77 triệu đồng, cao hơn bình quân chung của cả nước. Thu ngân sách nhà nước tăng vượt bậc, dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long.” (Đảng bộ tỉnh Long An, 2020, tr.11)

Trên lĩnh vực văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, y tế, thể dục thể thao tỉnh cũng có nhiều tiến bộ.

Về giáo dục, năm học 2021-2022, toàn tỉnh có 216 trường mầm non, giảm 0,92% so với năm học trước; có 375 trường phổ thông, tăng 0,81% so với cùng kỳ năm học trước, bao gồm: 185 trường tiểu học, tăng 1 trường;

112 trường trung học cơ sở, tăng 1 trường; 31 trường trung học phổ thông, tăng 1 trường, 34 trường tiểu học và trung học cơ sở, bằng cùng kỳ năm học trước; 10 trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, bằng năm học trước, 3 trường tiểu học – trung học cơ sở và trung học phổ thông, bằng năm học trước.

Tại thời điểm đầu năm học 2021 – 2022, số giáo viên mẫu giáo là 3.541 người, giảm 8,22% so với đầu năm 2020 – 2021, số giáo viên phổ thông là 12.769 người, tăng 0,68%, bao gồm 6.015 giáo viên tiểu học, giảm 0,22%, 4.351 giáo viên trung học cơ sở, tăng 1,54% và 2.403 giáo viên trung học phổ thông, tăng 1,39%. Năm học 2021 – 2022, toàn tỉnh có 44.051 học sinh mầm non, giảm 21,57% so với năm học trước; 279.521 học sinh phổ thông, tăng 0,16%, bao gồm: 138.989 học sinh tiểu học, tăng 2,02%; 97.615 học sinh trung học cơ sở, giảm 1,86% và 42.917 học sinh trung học phổ thông, giảm 1,07%. (Cục thống kê tỉnh Long An, 2022, tr.355)

Về y tế, số cơ sở khám chữa bệnh tại thời điểm 21/12/2021 là 196 cơ sở, tăng 02 cơ sở (1 bệnh viện và 1 trạm y tế) so với cùng thời điểm năm trước, trong đó 25 bệnh viện và 171 trạm y tế xã, phường. Số giường bệnh bình quân 1 vạn dân năm 2021 là 24,5 giường bệnh, tăng 1,1 giường bệnh so với năm 2020. Tại thời điểm 31/12/2021, số nhân lực y tế là 5.232 người, tăng 15,6%

so với năm 2020, trong đó 4.585 người làm việc trong ngành Y, tăng 15,8%, 647 người làm việc trong ngành Dược, tăng 13,9%. Số bác sĩ bình quân 1 vạn dân tăng từ 8,1 người năm 2020 lên 8,7 người năm 2021. Công tác xã hội hóa thể thao của tỉnh cũng đạt được nhiều mặt tích cực, vận động được nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân cùng chung tay chăm lo công tác thể dục, thể thao. (Cục thống kê tỉnh Long An, 2022, tr.403)

Với đặc thù của tỉnh là có lợi thế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, cửa ngõ từ thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam Bộ đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ, có biên giới, cửa khẩu và cảng quốc tế, hệ thống giao thông kết nối vùng, liên vùng khá hoàn chỉnh, có lợi thế về phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ và nông nghiệp công nghệ cao. Người dân Long An có truyền thống anh dũng, kiên cường, cần cù, chịu khó, năng động sáng tạo, có khát vọng vươn lên; bên cạnh đó là tinh thần hào hiệp, phóng khoáng của người dân Nam bộ; khí phách hiên ngang, kiên cường của người dân đi mở cõi, tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm; ý thức tôn trọng, giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, trung dũng kiên cường. Đây là những điều kiện rất thuận lợi để Long An phát triển nhanh, mạnh hơn, toàn diện hơn đồng thời thực hiện mục tiêu an sinh xã hội.

Trong bối cảnh hiện nay việc hợp tác, liên kết, tranh thủ sự đồng tình giúp đỡ của các nước phát triển trong vấn đề thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn với chính sách an sinh xã hội là vô cùng cần thiết. Do đó Long An cần tập trung thực hiện có trọng điểm những nguồn lực hỗ trợ cho chính sách trên.

Phát huy trách nhiệm của các tổ chức chính trị xã hội đồng thời thực hiện

nhiều giải pháp để huy động các nguồn lực xã hội để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Trước đây công tác thực hiện an sinh xã hội chỉ có nhà nước đảm nhận, trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay cần phải xã hội hóa để huy động nguồn lực từ sức dân và các tổ chức xã hội khác tham gia vào hoạt động này. Đây là biện pháp phù hợp trong quá trình thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Để tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được Long An cần tiếp tục tạo lập môi trường kinh doanh hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước và dành một khoản đầu tư hợp lý để phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân.

Bên cạnh đó, Long An cũng có thể tranh thủ nguồn lực từ sự hợp tác quốc tế, từ đó học hỏi được nhiều kinh nghiệm để thực hiện phát triển kinh tế gắn liền với an sinh xã hội. Sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn tài trợ, đa dạng hóa các hình thức xóa đói giảm nghèo, trợ giúp xã hội và huy động sự tham gia của các doanh nghiệp, kiều bào ở nước ngoài và sự trợ giúp của toàn thể cộng đồng. Hiện nay khu vực kinh tế ngoài nhà nước đang phát triển mạnh mẽ, nếu huy động được nguồn lực này vào thực hiện các dịch vụ an sinh xã hội cũng giúp giảm gánh nặng đối với ngân sách nhà nước, góp phần đa dạng hóa các nhu cầu về an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu Biện chứng giữa phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội ở tỉnh long an hiện nay (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)