Kết quả và hiệu quả liên kết

Một phần của tài liệu Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh hải dương (Trang 129 - 134)

Hộp 4.3. Vai trò của hoạt động tập huấn đối với các hộ nông dân liên kết

4.2.3. Kết quả và hiệu quả liên kết

a. Đối với hộ nông dân

* Khối lượng sản phẩm tiêu thụ theo hình thức LK:

Về tỷ trọng khối lượng tiêu thụ trên các thị trường, phần lớn HND tiêu thụ các loại rau bằng phương thức bán cho HTX và các tư thương trong vùng là người quen biết trong thôn, xã hay huyện hoặc tư thương bên ngoài nhưng có mối quen biết từ trước.

Bảng 4.14. Tỷ lệ khối lượng rau tiêu thụ trung bình của hộ nông dân qua kênh phân phối

ĐVT: %

Kênh tiêu thụ

Sản phẩm Chứng nhận

Chung Hành,

tỏi củ rốt

Su hào, bắp cải, súp lơ

Rau màu khác

Không

Trực tiếp với DN 4,4 17,6 13,3 7,2 1,4 41,1 42,5

Thông qua HTX 10,7 30,3 22,8 18,1 38,1 43,8 81,9

Thông qua trung gian 11,6 3,1 12,8 10,2 25,6 12,1 37,7 Bán lẻ chợ địa phương 6,7 1,1 7,1 5,5 12,7 7,7 20,4 Nguồn: Số liệu điều tra (2022) Xu hướng này cũng thể hiện trong các nhóm hộ được phân loại theo nhóm các loại rau chủ lực. Tuy nhiên, đối với nhóm hộ có và không có chứng nhận, tỷ trọng rau tiêu thụ thông qua tư thương trong các hộ không có chứng nhận là tương đối cao (chiếm khoảng 25,6%), trong khi đó tỷ trọng khối lượng tiêu thụ rau thông qua các hợp đồng LK ở nhóm hộ có chứng nhận lên tới 41,1%. Tỷ lệ rất ít (khoảng 5 - 10%) ở các hộ trồng các loại rau bán lẻ ở chợ địa phương.

Nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này bao gồm giá thu mua, thông tin cung cầu sẵn có trước và trong giao dịch, tính cạnh tranh của thị trường thu mua, chi phí vận chuyển, yêu cầu phân loại và tiêu chuẩn hóa của tác nhân thu mua,

phương thức thanh toán, lên kế hoạch tiêu thụ chủ động, khối lượng sản phẩm có thể tiêu thụ, uy tín của người mua, hay là mối quan hệ quen biết trong giao dịch trao đổi từ trước.

b. Đối với doanh nghiệp

* Giá trị đầu tư bình quân cho HND LK với DN:

Nghiên cứu xem xét giá trị đầu tư bình quân cho HND trên một ha của DN để thấy được mức độ LK giữa HND với DN (biểu đồ 6, phụ lục 1). Cụ thể:

Kết qua điều tra cho thấy, tổng giá trị đầu tư bình quân trên một ha cho một HND là 17.987.602 đồng, cao nhất là đầu tư cho hộ trồng tỏi củ với mức 200.834.940 đồng/ha và thấp nhất dành cho nhóm hộ trồng rau màu khác với mức 6.541.400 đồng/ha. Nhìn chung, đầu tư cho HND là xu hướng phổ biến trong các hợp đồng LK. Tuy nhiên, sự khác biệt về giá trị và mức độ đầu tư của DN phụ thuộc vào nhu cầu của SX từng nhóm rau trồng, tính cấp thiết về nhu cầu nguyên liệu và khả năng thu hồi nợ của DN.

c. Giá trị gia tăng và lợi nhuận của các tác nhân tham gia liên kết

Việc phân tích GTGT và lợi nhuận để thấy được GTGT mà mỗi tác nhân tạo ra cũng như lợi nhuận mà từng tác nhân nhận được ở mỗi nhóm rau thông qua kênh phân phối được thể hiện qua bảng 4.15.

Bảng 4.15. Giá trị gia tăng và lợi nhuận của các tác nhân tham gia liên kết Chỉ tiêu ĐVT Hộ nông dân Thương lái HTX Doanh nghiệp 1. Đối với HND, thương lái:

- Giá trị SX Ngđ/kg 27,58 39,7 - -

- Chi phí trung gian Ngđ/kg 5,6 9,3 - -

- Chi phí trực tiếp Ngđ/kg 8,9 4,8 - -

- Giá trị gia tăng Ngđ/kg 21,98 30,4 - -

- Lợi nhuận Ngđ/kg 13,08 25,6 - -

- Lợi nhuận/chi phí Lần 0,9021 1,8156 - -

2. Đối với HTX, DN:

- Doanh thu Ngđ/kg - - 166,7 78,59

- Tổng chi phí Ngđ/kg - - 88,91 47,22

- Lợi nhuận Ngđ/kg - - 77,79 31,37

- Lợi nhuận/chi phí Lần - - 0,8749 0,6643

- Lợi nhuận/doanh thu Lần - - 0,4667 0,3992

Nguồn: Số liệu điều tra (2022) Nhìn chung, các nhóm hộ trồng rau khi tham gia LK đều mang lại kết quả khả quan nhưng có sự khác biệt về giá trị và mức độ của mỗi tác nhân LK trong từng nhóm rau trồng. Cụ thể, giá trị gia tăng và tỷ suất/lợi nhuận của các tác nhân

tham gia LK SX và TT rau màu khác (rau gia vị…) là cao nhất so với các nhóm rau khác, tiếp đến là các tác nhân tham gia LK SX và TT hành, tỏi củ.

* So sánh kết quả LK giữa hộ tham gia LK và không LK:

Kết quả điều tra cho thấy, các hộ tham gia LK lợi thế hơn về năng suất và chi phí do được hỗ trợ đầu vào hoặc mua được giống đảm bảo hơn, được hỗ trợ kỹ thuật.

Bảng 4.16. So sánh kết quả liên kết giữa hộ nông dân tham gia liên kết và không liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương

Chỉ tiêu ĐVT Hộ tham

gia LK

Hộ không

LK Lý do chênh lệch

1. Năng suất Tấn/ha 26,43 18,06

Năng suất cao hơn do DN, HTX hỗ trợ đầu vào, kỹ thuật nên tỷ lệ thụ phấn tăng.

2. Giá bán

trung bình Ngđ/kg 22,07 17,44

Theo giá thị trường nhưng hộ LK có đầu ra ổn định, tỷ lệ phân loại và trồng theo tiêu chuẩn làm gia tăng sản phẩm tốt.

3. Doanh thu Trđ/ha/năm 507,02 418,32 - 4. Tổng chi phí Trđ/ha/năm 234,15 253,81

Một số hộ được hỗ trợ vật tư, một số hộ mua qua HTX và phòng NN huyện rẻ hơn 5 – 10%.

5. Lợi nhuận Trđ/ha/năm 272,87 164,51 -

Nguồn: Số liệu điều tra và thảo luận PRA (2022) Các hộ LK thường có quy mô SX lớn, canh tác theo tiêu chuẩn, được hỗ trợ kỹ thuật từ DN, HTX nên chất lượng tốt hơn, giá bán theo thỏa thuận cao hơn. Các hộ không LK tính theo thời điểm nhất định, giá bán theo giá thị trường sẽ cao hơn nhưng bình quân giá thấp hơn do những thời điểm dư thừa, bị ép giá hoặc không có đầu ra tiêu thụ. Tóm lại, năng suất, doanh thu, chi phí thì hộ trồng rau có tham gia LK vẫn có lãi cao hơn. Điều này cũng đúng với các nông sản khác như cà phê (Đỗ Thị Nga & Lê Đức Niêm, 2016; Hồ Quế Hậu, 2013).

4.2.3.2. Hiệu quả liên kết a. Hiệu quả kinh tế

* Đối với các HND tham gia LK:

Liên kết trong chuỗi cung ứng thực phẩm ngắn nói chung và LK giữa HND và DN trong SX và TT nông sản nói riêng tạo ra nhiều hiệu quả kinh tế cho HND trồng rau, người tiêu dùng và cộng đồng địa phương (Malak-Rawlikowska

& cộng sự, 2019). Năm 2021, lợi nhuận trung bình của các hộ trồng rau là 202,6

triệu đồng/ha/vụ. Qua 2 năm đại dịch Covid-19, một số nhóm HND với những loại rau đặc trưng như hành, bắp cải, su hào, súp lơ, rau gia vị... bị lỗ hoặc giảm lợi nhuận nhiều do không tiêu thụ được hoặc tiêu thụ chậm. Do đó, việc tham gia vào LK đã giúp ổn định giá cả đầu vào, đầu ra và doanh thu; tạo thu nhập bền vững; và tăng sự hài lòng và tự tin. Theo phản hồi của hộ, trước khi tham gia LK, 86,7% trong số họ đã phải đối mặt với tình trạng giá cả biến động; 58,1% HND gặp khó khăn do giảm giá đầu ra; 17,06% gặp khó khăn trong tiêu thụ. Tuy nhiên, sau khi tham gia LK, tình trạng này đã được cải thiện nhiều (với bình quân 78,09% số hộ cho biết thu nhập được cải thiện sau khi tham gia LK, tỷ lệ cải thiện thu nhập của các hộ thấp nhất là 12%) (bảng 4.17).

Bảng 4.17. Lợi nhuận bình quân của các hộ nông dân và mức độ cải thiện thu nhập từ liên kết

Chỉ tiêu Trung

bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất Lợi nhuận bình quân (trđ/ha/vụ) 202,6 183,5 130,1 316,9 Mức độ cải thiện thu nhập từ LK (%) 78,09 28,335 12 100 Nguồn: Số liệu điều tra (2022) Bên cạnh đó, các HND đều cảm thấy hài lòng với thu nhập, công việc, sự tôn trọng xã hội và loại cây trồng của họ (bảng 4.18). Yếu tố duy nhất mà họ thấy bình thường là “thị trường tiêu thụ” bởi có khoảng 34,11% hộ phàn nàn về việc thị trường tiêu thụ bấp bênh, ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh, người thu gom...

Bảng 4.18. Mức độ hài lòng của hộ nông dân với thu nhập, công việc, sự tôn trọng xã hội và loại rau trồng

Yếu tố Trung bình Độ lệch chuẩn Mức độ hài lòng

Thu nhập 3,45 1,21 Hài lòng

Công việc 3,88 0,72 Hài lòng

Sự tôn trọng xã hội 3,52 0,55 Hài lòng

Loại rau trồng 4,01 0,27 Hài lòng

Thị trường tiêu thụ 2,62 1,68 Bình thường

Nguồn: Số liệu điều tra (2022)

* Đối với DN:

Căn cứ vào tỷ suất lợi nhuận/chi phí và tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của DN qua bảng 4.15 cho thấy các giá trị đều dương chứng tỏ các DN tham gia LK đều mang lại hiệu quả về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, DN đánh giá phương thức LK với HND có hiệu quả cao qua một số tiêu chí thể hiện ở bảng 4.19. Hiệu quả

kinh tế đối với các DN qua LK với HND được cảm nhận qua việc đảm bảo số lượng và chất lượng rau nguyên liệu, giá cả ổn định và có thể dự đoán được, giảm chi phí giao dịch và chí phí SX.

Bảng 4.19. Đánh giá của doanh nghiệp về hiệu quả của việc mua rau nguyên liệu qua các kênh mua hàng

Chỉ tiêu đánh giá

Mua của thương lái, cơ sở thu gom

Mua của HTX

Mua của ND không

LK

Mua của ND

LK Giá cả ít thay đổi theo thị trường 1,88 2,61 1,91 3,31

Tuân thủ giá theo thỏa thuận 2,52 3,17 2,46 3,08

Chi phí giao dịch thấp 3,26 3,43 3,41 3,44

Chi phí tìm khách hàng thấp 2,83 2,38 2,67 3,93

Cung cấp đúng loại rau theo yêu cầu 2,07 3,04 2,11 3,18 Giao hàng đúng số lượng thỏa thuận 2,27 2,92 1,99 3,13 Giao hàng đúng chất lượng thỏa thuận 2,96 3,29 2,43 3,52 Điều kiện hợp đồng đơn giản, thuận

lợi thực hiện 3,33 2,97 3,48 3,26

Thời gian thỏa thuận nhanh 3,27 3,12 2,96 3,48

Có thể chậm thanh toán 1,82 2,41 2,05 2,94

Có thể giảm bớt điều kiện ràng buộc 3,22 3,28 2,82 3,49 Có thể tạo điều kiện giảm tồn kho rau

nguyên liệu 2,43 2,77 2,37 3,29

Dữ liệu được tính trung bình cho Thang đo Likert (1. Rất không quan trọng, 2. Không quan trọng, 3. Bình thường, 4. Quan trọng, 5. Rất quan trọng)

Nguồn: Số liệu điều tra (2022)

* Đối với toàn ngành rau trên địa bàn các huyện và tỉnh:

Đánh giá về LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở tỉnh Hải Dương cho thấy đang đạt được những hiệu quả nhất định, mang lại những lợi ích kép về kinh tế, an toàn lao động cho HND cũng như các DN tham gia. Cụ thể:

Với nhiều thành công từ mô hình trồng súp lơ, nhờ được trợ lực, áp dụng linh hoạt phương thức SX an toàn, hiện đại, mô hình SX của các hộ trên địa bàn huyện Tứ Kỳ nhanh chóng phát triển mạnh, cho năng suất, chất lượng cao, đồng thời, bảo đảm thị trường tiêu thụ ổn định, giá bán cao hơn mức bình quân 10 - 25%. Bên cạnh đó, các hộ tham gia mô hình trồng cải bắp, súp lơ tại các xã Thái Tân, Minh Tân (huyện Nam Sách), Cẩm Vân (huyện Cẩm Giàng), Kim Tân, Phạm Trấn, Lê Lợi (huyện Gia Lộc)… đều cho biết rau củ trồng trong mô hình có độ đồng đều cao, cây sinh khỏe, ít sâu bệnh hại. Điển hình, cây bắp cải cho

năng suất trung bình từ 42 - 45 tấn/ha, với giá thu mua 2.500 - 4.000 đồng/kg, doanh thu đạt 150 -180 triệu đồng/ha, lợi nhuận đạt 2 - 2,5 triệu đồng/sào (đã trừ công lao động). Mô hình trồng cà rốt dự kiến năng suất đạt 45 - 48 tấn/ha, giá thu mua 4.000 - 6.000 đồng/kg, doanh thu 180 - 220 triệu đồng/ha.

Đồng thời, các mô hình LK còn mang lại những lợi ích lớn về SX an toàn, bảo đảm an toàn lao động cho người SX, cung cấp sản phẩm sạch đến tay người tiêu dùng. Theo hợp đồng LK, phía DN sẽ cử đội ngũ kỹ thuật trực tiếp chuyển giao khoa học - kỹ thuật, kỹ năng sử dụng máy móc, kiến thức về an toàn lao động… giúp các HND canh tác đúng quy trình kỹ thuật, bảo đảm năng suất, chất lượng rau màu. Cụ thể, trong quá trình SX bắp cải, các HND huyện Gia Lộc được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn quy trình vận hành máy an toàn và áp dụng phương thức “bốn đúng” khi canh tác, giúp năng suất cây tăng 30 - 35%, các quy định về an toàn lao động, vệ sinh thực phẩm cũng được bảo đảm tuyệt đối. Hơn nữa, dưới sự hướng dẫn của DN, HTX, các HND trên địa bàn tỉnh dễ dàng áp dụng kiến thức để SX an toàn, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, phục vụ mục tiêu xuất khẩu sang các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Lào và Campuchia, với sản lượng khoảng 2.000 tấn/ năm.

Một phần của tài liệu Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh hải dương (Trang 129 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(240 trang)