Cam kết tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau và tiếp cận thị trường tiêu thụ thị trường tiêu thụ

Một phần của tài liệu Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh hải dương (Trang 151 - 154)

Hộp 4.5. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn sản xuất an toàn

4.3. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT GIỮA HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU Ở TỈNH HẢI DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU Ở TỈNH HẢI

4.3.6. Cam kết tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau và tiếp cận thị trường tiêu thụ thị trường tiêu thụ

Các biến số độc lập ảnh hưởng đến hành vi cam kết tham gia (biến phụ thuộc – sự vui lòng tham gia LK) LK trong SX và TT rau được sử dụng trong mô hình hồi quy logistic thể hiện qua bảng 4.26. Hệ số Cox & Snell R Square và Nagelkerke R Square là giá trị R bình phương giả (nằm trong khoảng giá trị từ 0 đến 1). Hồi quy logistic không sử dụng giá trị R bình phương giống với hồi quy tuyến tính, và hai hệ số này dùng để so sánh các mô hình hồi quy khác nhau trên cùng một bộ số liệu, cùng một biến phụ thuộc để xem mô hình nào tốt hơn. Mô hình thích hợp và tốt hơn sẽ có R bình phương lớn hơn. Ngoài ra, kiểm định Hosmer và Lemeshow về độ phù hợp của mô hình cũng cho thấy rằng mô hình phù hợp tốt với dữ liệu vì P-value bằng 0,01445 (< 0,05). Kiểm

định Chi-square so sánh mô hình đầy đủ các biến số và mô hình chỉ có hệ số góc chỉ có ý nghĩa thống kê tại p <0,01.

Bảng 4.26. Các kiểm định liên quan đến mô hình hồi quy logistics và các yếu tố ảnh hưởng đến cam kết tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau

của các hộ nông dân

1. Các biến số trong phương trình

Bước B S.E. Wald df Sig. Exp(B)

0 Constant -0.547846 0.03031537 178.420.669 1 2,85771E-45 0.55703422 2. Thống kê mô hình

Bước -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square

1 3102.223a 0.116690177 0.171269

3. Kiểm định Hosmer and Lemeshow

Bước Chi-square Bậc tự do Mức ý nghĩa thống kê

1 1.885.157.088 8 0.01445

a. Ước lượng được lặp lại 5 lần bởi vì các tham số ước lượng thay đổi ít hơn 0.001

Biến số Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa (Sig.) Hệ số Beta

Hằng số -5,991 0,000 0,001

Giới tính -0,222 0,087 0,668

Dân tộc 0,086 0,353 1,067

Tuổi chủ hộ 0,212 0,000 1,287

Trình độ văn hóa 0,011 0,414 1,011

Kinh nghiệm -0,233 0,000 0,667

Quy mô đất đai -0,080 0,000 0,901

Quy mô lao động 0,047 0,266 1,015

Nguồn vốn 0,073 0,000 1,088

Thành viên HTX 0,331 0,001 1,323

Nhận thức -0,023 0,787 0,919

Kế hoạch mùa vụ 0,044 0,581 1,041

Cập nhật giá cả 0,083 0,388 1,056

Cập nhật cung cầu -0,046 0,599 0,913

Cập nhật chính sách 0,055 0,503 1,055

Phân loại sản phẩm 0,089 0,255 1,110

Nhận biết trung gian 0,211 0,011 1,204

Năng lực đàm phán -0,077 0,376 0,882

Vận chuyển -0,015 0,886 0,981

Chăm sóc khách hàng 0,063 0,463 1,044

Nguồn: Xử lý số liệu (2022)

Bảng 4.26 cho thấy, Chi-square tương đương với 18,851 (giá trị P = 0,01).

Hệ số Beta cho biết xác xuất tăng lên/giảm đi (phụ thuộc vào dấu của hệ số hồi quy được ước lượng) khi một đơn vị tăng lên trong mỗi biến số của mô hình. Bên cạnh đó, kết quả hồi quy chỉ ra tuổi của chủ hộ, kinh nghiệm SX nông nghiệp, quy mô đất đai, nguồn vốn, thành viên của HTX, khả năng nhận biết các trung gian tiêu thụ ảnh hưởng đến cam kết tham gia LK trong SX và TT rau của các HND ở mức ý nghĩa thống kê từ 1% đến 5%. Hệ số beta liên quan đến các biến số này lần lượt là 1,287, 0,667, 0,901, 1,088, và 1,323; hệ số beta của biến số tuổi của chủ hộ (hệ số hồi quy dương) cho biết, nếu một đơn vị tăng lên của biến số này, xác suất tham gia của HND sẻ tăng lên là 1,287 lần.

Ngoài ra, nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn thị trường tiêu thụ của HND LK, từ đó có góc nhìn tổng quan hơn về nhóm yếu tố ảnh hưởng tới LK giữa HND và DN trong SX và tiêu thụ rau. Nghiên cứu sử dụng các biến số liên quan đến đặc điểm kinh tế xã hội của các HND và nhóm các biến số liên quan đến các thuộc tính của chi phí giao dịch được thu thập từ 162 hộ có tham gia tiêu thụ ở cả 3 thị trường là hợp đồng, tư thương địa phương và bán lẻ ở chợ địa phương (trong tổng số 349 hộ LK). Kết quả phân tích hồi quy mô hình SUR được thể hiện qua các bảng 21, 22 và 23 (phụ lục 1).

Kết quả hồi quy (bảng 21 – phụ lục 1) cho thấy, các biến số có ý nghĩa thống kê tác động đến quyết định tiêu thụ thông qua hợp đồng LK với DN của hộ SX rau bao gồm tuổi của chủ hộ, kinh nghiệm SX, quy mô đất đai, nguồn vốn, giá thu mua, thông tin cung cầu, mức độ cạnh tranh của thị trường, chi phí vận chuyển, phân loại và tiêu chuẩn hóa chất lượng, phương thức thanh toán, kế hoạch tiêu thụ, uy tín, và mối quan hệ quen biết với DN LK. Các hệ số hồi quy ước lượng cho các biến số này đều có mức ý nghĩa thống kê 1%. Hệ số hồi quy mang dấu âm (kinh nghiệm SX và quy mô đất đai) chỉ ra mối tương quan tỷ lệ nghịch giữa hai biến số này với tỷ trọng khối lượng rau được tiêu thụ thông qua hợp đồng. Điều đó có nghĩa là, hộ có nhiều kinh nghiệm SX và tích tụ nhiều ruộng đất sẽ có ít khả năng tiêu thụ rau thông qua hợp đồng ký kết với DN LK. Phân tích tương tự cho các hệ số hồi quy dương liên quan đến các biến số có ý nghĩa thống kê trong mô hình hồi quy, nếu nguồn vốn trong các nông hộ tăng lên thì tỷ trọng khối lượng rau được tiêu thụ qua hợp đồng sẽ tăng lên 0,003.

Phân tích hồi quy SUR trong bảng 22 (phụ lục 1) cho thấy, yếu tố duy nhất ảnh hưởng đến quyết định tiêu thụ sản phẩm thông qua các đối tượng tư thương ở địa phương là kế hoạch tiêu thụ. Hệ số hồi quy ước lượng có mức ý nghĩa thống kê 5%, giải thích rằng nếu HND SX rau kiểm soát được kế hoạch tiêu thụ thì xác xuất và tỷ trọng khối lượng rau được bán cho các tư thương ở địa phương sẽ giảm xuống 0,005 lần. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế hiện nay.

Các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê (1% đến 5%) trong mô hình hồi quy SUR liên quan đến quyết định tiêu thụ ở chợ bán lẻ địa phương bao gồm: Độ tuổi của chủ hộ, kinh nghiệm SX, quy mô đất đai, quy mô lao động, nguồn vốn, và chi phí vận chuyển. Hệ số hồi quy của các biến số độ tuổi, lao động, và nguồn vốn mang giá trị âm có nghĩa là những hộ cao tuổi, có quy mô lao động và nguồn vốn đầu tư lớn thường sẽ không tiêu thụ rau bằng hình thức bán lẻ ở các chợ dân sinh địa phương. Ngược lại, những hộ có kinh nghiệm và quy mô đất đai nếu phải gánh chịu chi phí vận chuyển trong tiêu thụ sẽ sẵn lòng tăng tỷ trọng khối lượng rau trên thị trường bán lẻ ở địa phương. Bảng 4.27 thể hiện kết quả hồi quy về mức độ phù hợp của mô hình thông qua R2.

Bảng 4.27. Ý nghĩa thống kê mô hình SUR

Thị trường Obs Parms RMSE R-sq chi3 P

Hợp đồng 162 18 0,081 0,822 10.995,112 0,000

Một phần của tài liệu Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh hải dương (Trang 151 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(240 trang)