Hệ thống cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh hải dương (Trang 145 - 148)

Hộp 4.5. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn sản xuất an toàn

4.3. YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT GIỮA HỘ NÔNG DÂN VÀ DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU Ở TỈNH HẢI DOANH NGHIỆP TRONG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ RAU Ở TỈNH HẢI

4.3.3. Hệ thống cơ sở hạ tầng

Hải Dương có những lợi thế về hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông kết nối, thuận lợi cả về đường sắt, đường bộ, đường không và đường thuỷ. Những năm gần đây, nhiều dự án, công trình hạ tầng giao thông được đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp với quy mô đồng bộ, hiện đại, mang tính đột phá. Cùng với đó, các dự án kết nối Hải Dương với địa phương lân cận, tạo nền tảng phát triển kinh tế vùng đã được triển khai và hoàn thành. Ở phía Bắc của tỉnh, đường dẫn cầu Hàn đoạn từ đường huyện 5B đến Quốc lộ 37 thuộc huyện Nam Sách đã hoàn thành đúng tiến độ vào tháng 7 năm 2020. Tuyến đường dài 6,28 km kết nối giữa hai tuyến Quốc lộ 5 và 37, tạo động lực phát triển mới cho Hải Dương, huyện Nam Sách cũng như các địa phương phụ cận. Bên cạnh đó, tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hòa qua bảy trạm trên dọc tuyến đường, tuyến đường này dự kiến sẽ sớm được nâng cấp hiện đại hơn và tuyến đường thủy dài 400 km rất thuận tiện cho việc vận chuyển của các loại tàu bè có trọng tải khoảng 500 tấn; cảng Cống Câu có công suất khoảng 300.000 tấn/năm; hệ thống cảng thuận tiện có thể đáp ứng được các nhu cầu về vận chuyển đường thủy. Ngoài ra, Hải Dương gần hai sân bay là sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội và Sân bay Cát Bi, Hải Phòng, và có tuyến đường vận chuyển Côn Minh (Trung Quốc) - Hà Nội - Quảng Ninh chạy qua. Với hệ thống giao thông như vậy tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế giữa tỉnh Hải Dương và các tỉnh, thành khác trong và ngoài nước. Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có 373,3 km đê (255,9 km đê Trung ương).

Công tác duy tu, bảo dưỡng đê điều được tỉnh quan tâm đầu từ, những năm qua, toàn tỉnh đã kiên cố hóa được 215 km mặt đê; sửa chữa, nâng cấp được 98/279

cống dưới đê, xây dựng được 20,9 km kè đê, trồng tre chắn sóng được 293/374 km. Hơn nữa, tỉnh đã đầu tư xây dựng được hàng trăm km đường giao thông nội đồng (UBND tỉnh Hải Dương, 2021).

Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng khác của tỉnh cũng tạo ra nhiều điều kiện hết sức thuận lợi cho các hoạt động SX, chế biến, và kinh doanh nông sản nói chung và rau nói riêng như hệ thống thông tin viễn thông và hệ thống cấp thoát nước. Trong những năm qua, hệ thống bưu chính viễn thông của Hải Dương đã phát triển mạnh mẽ và rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thông tin liên lạc trong tỉnh, trong nước và quốc tế với các phương thức hiện đại như telex, fax, internet. Mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh khá hoàn thiện và đồng bộ, đảm đảo phủ sóng 100% tất cả các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh giúp cải thiện cuộc sống và sinh hoạt của người dân. Trên địa bàn tỉnh có 374 điểm phục vụ bưu chính; bán kính phục vụ bình quân 1,2 km, dân số phục vụ bình quân là 3.492 người/điểm phục vụ; có 03 DN cung cấp dịch vụ viễn thông cố định, 05 DN cung cấp dịch vụ viễn thông di động với công nghệ đang sử dụng GSM, cung cấp nhiều dịch vụ giá trị gia tăng 3G, 4G. Tổng số thuê bao internet băng thông rộng là 1.157.945 thuê bao. Số hộ gia đình có đường Internet cáp quang băng rộng là 349.540, đạt tỷ lệ 61,17%. Hạ tầng mạng viễn thông 3G, 4G được phát triển mở rộng phủ khắp 100% dân số; tỷ lệ phủ sóng thông tin di động 3G, 4G đã đạt 100% xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh. Số thuê bao điện thoại di động sử dụng Smartphone là 1.509.523, tỷ lệ dân số trưởng thành sử dụng smartphone đạt 72,36%. Hạ tầng viễn thông trong thời gian qua phát triển nhanh, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người dân (Linh An, 2022).

Hệ thống cung cấp nước Hải Dương ngày càng được mở rộng, đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt và SX ngày càng tăng ở tất cả các khu vực thành phố, thị xã, thị trấn và các khu công nghiệp. Trên địa bàn toàn tỉnh hiện có 68 hồ chứa, 1.245 trạm bơm, 10.465 km kênh mương, 840 km bờ vùng (trong đó đã kiên cố được 1.915 km kênh mương; chiếm 18,3%), đảm bảo tưới tiêu chủ động cho SX nông nghiệp cơ bản đạt 100% diện tích. Trong đó, 5 vùng SX rau màu tập trung được đầu tư hệ thống tưới nước tiên tiến, tiết kiệm với diện tích khoảng 350 ha (UBND tỉnh Hải Dương, 2021).

Bên cạnh đó, một số dự án nổi bật triển khai trong năm 2021 có thể kể đến như: Dự án đầu tư nâng công suất nhà máy nước Việt Hòa thêm 25.000 m3/ngày- đêm; nâng công suất nhà máy nước Thanh Hà thêm 2.500 m3/ngày-đêm; nâng công suất nhà máy nước Thanh Miện thêm 3.000 m3/ngày-đêm; cải tạo, thay thế, đầu tư mới máy móc thiết bị các nhà máy và các trạm bơm tăng áp, nâng tổng công suất toàn công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương lên trên 200.000 m3/ngày-đêm; chất lượng nước đảm bảo theo các tiêu chuẩn của quy chuẩn

QCVN 01-1:2018/BYT, áp lực, lưu lượng luôn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Công tác quản lý tiêu thụ luôn gắn liền với công tác SX. Năm 2021, công ty tiếp tục đầu tư xây dựng mới các tuyến đường ống truyền tải; cải tạo thay thế nâng cao năng lực hệ thống mạng lưới đường ống cũ, tăng cường công tác chống thất thu, thất thoát nước sạch, đáp ứng nhu cầu nước sạch cho mọi khách hàng (Vietnam Business Forum, 2022). Đến nay, 98% người dân trong toàn tỉnh đã được sử dụng nước sạch (Kim Tuyến, 2022).

Tuy nhiên, hệ thống nhà máy chế biến nông sản của tỉnh Hải Dương vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế và chưa thực sự phát triển. Khả năng chế biến đối với một số loại rau chủ lực của tỉnh còn yếu, công suất chế biến chưa đáp ứng được nhu cầu. Vẫn còn một số sản phẩm rau, củ, quả chính vụ vẫn không có thị trường tiêu thụ, ND phải chặt bỏ. Một số DN chế biến nông sản còn hạn chế về vốn, công nghệ và thiết bị, lao động có tay nghề cao, năng lực quản lý. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh một số công ty thực hiện LK với HND trực tiếp hoặc thông qua trung gian HTX, tư thương như công ty CP SX thương mại Agrico, công ty CP chế biến nông sản Tân Hương, công ty CP Hưng Việt, công ty CP nông sản Hải Dương... Ngoài ra, LK thông qua HTX là mô hình phát triển SX LK theo chuỗi giá trị, gắn SX với tiêu thụ sản phẩm. Nhiều HTX điển hình thành như HTX dịch vụ nông nghiệp Đức Chính (Cẩm Giàng), HTX nông nghiệp sạch Nam Vũ (Thanh Hà), HTX An Thanh (Tứ Kỳ), HTX Tân Minh Đức (Gia Lộc)…

Bảng 4.22. Điểm đánh giá bình quân của hộ nông dân về ảnh hưởng của cơ sở hạ tầng địa phương đến liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong

sản xuất và tiêu thụ rau

Cơ sở hạ tầng

Nhóm LK Chứng nhận Kiểm định T-tests LK trực

tiếp

LK trung gian

Không

Nhóm

LK Chứng nhận (A) (B) (A) (B)

Giao thông 3,554 3,572 3,638 3,588 ns ns ns ns

Hệ thống thủy lợi 3,449 3,918 3,592 3,587 ns B ns ns Thông tin liên lạc 3,505 3,633 3,61 3,626 ns ns ns ns Mạng thông tin, Internet 3,348 3,557 3,599 3,45 ns ns ns ns Nhà máy chế biến 3,686 3,664 3,009 3,883 ns ns ns B

Chú thích: 1) Dữ liệu được tính trung bình cho Thang đo Likert (1. Rất không ảnh hưởng, 2.

Không ảnh hưởng, 3. Bình thường, 4. Ảnh hưởng, 5. Rất ảnh hưởng)

2) Kết quả dựa trên kiểm định T-test (2-sided test) với mức ý nghĩa 5%. Với mỗi nhóm so sánh, nhóm có giá trị trung bình nhỏ là chữ cái A hoặc B ở cột có giá trị trung bình lớn hơn; ns. Không có ý nghĩa thống kê

Nguồn: Số liệu điều tra (2022)

Số liệu điều tra phản ánh vai trò và những ảnh hưởng quan trọng của hệ thống hạ tầng địa phương đến LK này được thể hiện qua bảng 4.22. Đa số HND đều cho rằng đặc điểm hạ tầng ở địa phương đang có sự ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả LK cũng như năng lực tiêu thụ rau trên địa bàn tỉnh (trung bình thang đo đánh giá xấp xỉ 3,5). Trong đó, hệ thống nhà máy chế biến trên địa bàn tỉnh được các hộ đánh giá ảnh hưởng đến LK này, thúc đẩy việc tiêu thụ nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh hải dương (Trang 145 - 148)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(240 trang)