Giải pháp thúc đẩy liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương thời gian tới sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương thời gian tới

Một phần của tài liệu Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh hải dương (Trang 155 - 165)

Hộp 4.5. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn sản xuất an toàn

4.4. GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY LIÊN KẾT GIỮA HỘ NÔNG DÂN

4.4.2. Giải pháp thúc đẩy liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương thời gian tới sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương thời gian tới

4.4.2.1. Nhóm giải pháp về hoàn thiện chính sách hỗ trợ và quản lý thực hiện liên kết của tỉnh Hải Dương

* Căn cứ đề xuất:

Hiện nay, thông qua một số chương trình, đề án, tỉnh đã có những hỗ trợ và tập trung vào một số mô hình LK trung gian qua HTX ở một số nhóm rau, nhưng chưa chú trọng nhiều vào LK trực tiếp giữa HND và DN và lợi ích HND và DN. Bên cạnh đó, nghị định 98 của Chính phủ về khuyến khích LK cần được nghiên cứu, triển khai một cách hiệu lực trên địa bàn tỉnh.

* Nội dung giải pháp:

- Về hoàn thiện chính sách hỗ trợ LK của tỉnh: Các cơ quan, ban ngành liên quan cần đưa ra hệ thống các chính sách nhằm tăng cường LK giữa HND và DN trong SX và tiêu thụ nông sản nói chung và rau nói riêng. Tỉnh chỉ đạo và triển khai xây dựng hệ thống chính sách LK với từng nội dung, giai đoạn LK và từng sản phẩm LK cụ thể. Tổ chức chỉ đạo hoạch định chính sách phân cấp cho từng đơn vị quản lý theo ngành dọc, lồng ghép chính sách tăng cường LK giữa HND, nhà khoa học và DN với các chính sách phát triển, với các tổ chức kinh tế cũng như chiến lược phát triển kinh tế của vùng. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai những chính sách đã ban hành và đang thực hiện, cụ thể:

+ Hỗ trợ LK trong SX và TT sản phẩm: Thực hiện hỗ trợ theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP ngày 05 tháng 7 năm 2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, LK trong SX và TT sản phẩm nông nghiệp;

Nghị quyết số 17/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ LK SX và TT sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương và Nghị quyết số 04/2021/NQ-HĐND ngày 30/6/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh thời gian thực hiện Nghị quyết số 17/2019/NQ- HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh.

+ Hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn: Thực hiện theo Nghị định 52/2018/NĐ-CP ngày 12/4/2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn và Quyết định số 49/2020/QĐ-UBND ngày 15/10/2020 của UBND tỉnh Hải Dương về việc ban hành Quy định công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

+ Hỗ trợ các sản phẩm OCOP: Thực hiện theo Đề án “Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Hải Dương giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030”.

+ Hỗ trợ thuê đất để SX hàng hóa quy mô lớn đối với DN, HTX, trang trại, hộ gia đình, cá nhân thuê đất để xây dựng vùng SX tập trung với quy mô từ 5 ha trở lên, thời hạn thuê tối thiểu 5 năm liên tục và liền vùng, liền thửa.

+ Hỗ trợ SX nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp an toàn, nông nghiệp hữu cơ và bảo vệ môi trường như:

(1) Hỗ trợ xây dựng nhà màng để trồng cây rau màu cho các DN, HTX, liên hiệp HTX, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà màng với quy mô 1.000 m2/nhà trở lên, SX những loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao như dưa lưới, dưa thơm, dưa chuột, rau, nấm, hoa, cây giống… được cấp có thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật.

(2) Hỗ trợ mở rộng diện tích cây vụ đông cho các DN, HTX, liên hiệp HTX, trang trại, HND, cá nhân tham gia mở rộng diện tích cây vụ đông góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất và thu nhập với cây trồng vụ đông được chỉ đạo SX theo quy trình an toàn, phù hợp với thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

(3) Hỗ trợ SX theo tiêu chuẩn hữu cơ, GAP phục vụ xuất khẩu cho các DN, tổ chức, cá nhân SX rau an toàn theo tiêu chuẩn hữu cơ, Vietgap, Global GAP với vùng có quy mô tối thiểu từ 10 ha/vùng trở lên; vùng SX VietGAP có quy mô tối thiểu từ 5 ha/vùng trở lên; đáp ứng các tiêu chuẩn của chứng nhận hữu cơ hoặc tiêu chuẩn GAP...; có hợp đồng LK SX, bao tiêu sản phẩm và mỗi vùng chỉ được đề nghị hỗ trợ cấp 1 loại giấy chứng nhận (hữu cơ, VietGAP hoặc Global GAP...).

(4) Hỗ trợ xây dựng hệ thống tưới nước tiên tiến tiết kiệm cho vùng SX chuyên canh rau màu tập trung, cụ thể: Hỗ trợ cho UBND cấp huyện, UBND cấp xã, DN, HTX, xây dựng vùng SX chuyên canh rau màu tập trung với quy mô 20 ha/vùng trở lên, liền vùng, liền thửa; có dự án đầu tư và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bên cạnh đó, để chính sách khi ban hành đạt hiệu quả thực thi cao nhất, tỉnh cần lưu ý một số vấn đề như:

+ Tùy chương trình, đề án mà chọn mô hình LK phù hợp với rau, thường áp dụng mô hình LK trực tiếp HND và DN hoặc HND – HTX/tư thương – DN. Khi xây dựng mô hình LK cần có sự tham gia của đại diện các tác nhân LK (HND, DN, HTX, tư thương) thảo luận mọi vấn đề và ký kết với nhau, tránh việc làm thay của chương trình cũng như hạn chế được tính không hợp lý khi thực hiện.

+ Các chương trình, đề án cần xây dựng thành công một vài mô hình LK và tuyên truyền, nhân rộng cho các chương trình tiếp theo. Ngoài ra, cần có yêu cầu/tiêu chuẩn lựa chọn đối với HND và DN khi tham gia LK, các bên phải ký cam kết tham gia một số chu kỳ kinh doanh để tránh LK hời hợt, bị động, hình thức. Sau mỗi kỳ kinh doanh cần đánh giá để có quyết định cho kỳ sau.

+ Mỗi chương trình cần xây dựng thành công một vài mô hình LK theo chuỗi, lặp lại nhiều kỳ kinh doanh trước khi tuyên truyền và nhân rộng. Lấy hợp đồng kinh tế để đánh giá thành công trong LK của chương trình thay cho lấy biên bản thỏa thuận để tuyên truyền như hiện nay.

- Về quản lý thực hiện LK: Chính sách của tỉnh có ảnh hưởng lớn tới thúc đẩy LK trong đó quản lý thực hiện LK là một yếu tố vô cùng quan trọng.

+ Về công tác điều hành LK: Hiện nay, việc quản lý thực hiện LK trên địa bàn tỉnh phân tán ở nhiều cấp, chưa có đầu mối tập trung. Qua kết quả khảo sát cho thấy, Sở NN và PTNT là đơn vị quản lý chung nhưng chưa đi sâu vào việc theo dõi trực tiếp. Do đó, Sở NN có thể chọn Chi cục Trồng trọt và BVTV chỉ đạo theo dõi trực tiếp với vai trò thúc đẩy và trung gian giải quyết các vi phạm của HND và DN thông qua tổ chức hội thảo, hội nghị, tháo gỡ khó khăn, giám sát và giải quyết các tranh chấp giữa các bên.

+ Công tác giám sát cần được tăng cường và cải thiện, việc giám sát thực hiện LK ở các cùng nên được thực hiện từ nhiều phía như các cấp chính quyền địa phương, mặt trận, đoàn thể, cơ quan khoa học, DN, HTX, tư thương và HND.

+ Để hoạt động quản lý thực hiện LK có chiều sâu và sát thực tế thì tỉnh cần có bộ cơ sở dữ liệu, thông tin đầy đủ và thực tế về LK thông qua khảo sát thực tế, làm cơ sở cho các báo cáo đánh giá. Từ đó, tránh việc báo cáo đánh giá chủ quan, thành tích, làm cho có lệ, thiếu thông tin, bằng chứng.

4.4.2.2. Nhóm giải pháp chung cho hộ nông dân và doanh nghiệp tham gia liên kết a. Thúc đẩy đa dạng hóa liên kết dựa trên nguyên tắc tự nguyện và nhu cầu của hộ nông dân và doanh nghiệp

* Căn cứ đề xuất:

Trên địa bàn Hải Dương đã có nhiều hình thức và cơ chế LK nhưng chưa được tổng kết. Các hình thức LK tự nguyện do HND và DN tự thiết lập chưa được phổ biến và quan tâm đúng mức. Cơ quan chính quyền các cấp mới chỉ tập

trung mô hình và hình thức LK theo chương trình, đề án nên thường cứng nhắc, không đa dạng.

* Nội dung giải pháp:

- Đa dạng hóa LK: Ngoài việc khuyến khích mô hình LK trực tiếp giữa HND và DN phát triển thì LK trực tiếp với HND khác, với người tiêu dùng, thương lái thu gom cũng cần được khuyến khích và tổ chức lại với mục tiêu lợi ích cho HND và vấn đề chất lượng và an toàn thực phẩm đối với người tiêu dùng.

HND có thể tự quyết định lựa chọn LK trực tiếp hoặc trung gian với DN và các bên liên quan. Các chính sách và cơ quan quản lý chỉ nên gợi ý, phân tích để HND tự lựa chọn, quyết định không nên đặt điều kiện bắt buộc theo ý chủ quan.

Qua kết quả nghiên cứu, một số gợi ý cụ thể về hình thức, cơ chế và lĩnh vực LK với các nhóm rau chủ lực lựa chọn như sau: (1) Về mô hình LK: Khuyến khích LK trực tiếp và trung gian, trong đó tăng tỷ lệ LK trực tiếp với DN; (2) Về hình thức và nội dung LK: Khuyến khích LK trong cung ứng vật tư đầu vào, kỹ thuật; LK trong sản phẩm đầu ra (giám sát độ tin cậy về rau SX theo tiêu chuẩn);

(3) Về cơ chế LK: Khuyến khích phát triển mạnh LK thông qua hợp đồng chính thức, hoặc thỏa thuận viết tay, tin nhắn, email, zalo… nhằm tăng tính trách nhiệm và có căn cứ xử lý vi phạm, hạn chế thỏa thuận miệng hoặc gọi điện (vì chứa nhiều rủi ro).

- Xây dựng bộ nguyên tắc/quy định để minh bạch thông tin giữa các bên tham gia LK; xây dựng bộ tiêu chuẩn LK cho các bên tham gia LK nhằm xác định quyền lợi và trách nhiệm các bên, giảm thiểu rủi ro cho HND và tạo niềm tin cho người tiêu dùng với các sản phẩm rau an toàn. Các bên cũng được chia sẻ kinh nghiệm của các DN trong việc chia sẻ lợi nhuận, rủi ro với các tác nhân để tạo ra chuỗi LK… Đồng thời, khi đánh giá, tổng kết các chương trình, đề án hỗ trợ thực hiện LK, các cấp chính quyền địa phương và tỉnh cần cụ thể hóa các tiêu chuẩn LK theo các giai đoạn của quy trình SX, theo nhóm sản phẩm hoặc theo mô hình LK, tránh chung chung gây khó khăn trong việc đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm.

b. Tuyên truyền phổ biến kiến thức và các mô hình liên kết thành công tới hộ nông dân và doanh nghiệp; đồng thời nâng cao nhận thức, đạo đức và ý thức chấp hành pháp luật, nguyên tắc của hộ nông dân và doanh nghiệp khi tham gia liên kết

* Căn cứ đề xuất:

Hải Dương đã có một số hoạt động tuyên truyền nhưng chỉ qua một số giới thiệu trên trang website hoặc viết trong báo cáo, trong một vài hội thảo nên hầu như HND và DN không có thông tin. Về phổ biến kiến thức thì chỉ nói chung chung LK mà không cụ thể hóa cho LK trong KDNN.

* Nội dung giải pháp:

- Nâng cao nhận thức về xu hướng phát triển tất yếu của LK giữa HND và DN trong SX và TT nông sản nói chung và rau nói riêng trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn, chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

LK là giải pháp thúc đẩy phát triển các hình thức tổ chức SX trong nông nghiệp nói chung và ngành rau nói riêng; là hình thức huy động nguồn vốn đầu tư của DN vào lĩnh vực SX nông nghiệp; giải quyết sản phẩm đầu ra có hiệu quả cho các HND, chuyển giao khoa học kỹ thuật mới cho họ, xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu cho nông sản phẩm; nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả SX, cải thiện đời sống ND và góp phần xây dựng nông thôn mới.

- Tăng cường nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý DN chế biến về LK giữa HND và DN trong SX và TT rau chỉ là một phương thức hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ và cần tích cực thực hiện, không nên nóng vội, không áp dụng phương thức LK với mọi loại rau. Trong đó, cần chú trọng tuyên truyền phổ biến các điều kiện của LK.

- Các cấp chính quyền địa phương, hệ thống thông tin đại chúng cùng các tổ chức đoàn thể quần chúng cần tuyên truyền, phổ biến và công khai các chủ trương chính sách, pháp luật của Nhà nước về LK trong SX và TT nông sản để bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia và cách thức tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả.

- Các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể quần chúng cần tuyên truyền và khuyến khích các bên tham gia LK tham gia học tập các hội thảo, hội nghị, thăm quan thực tế về mô hình LK tốt, điển hình về rau màu của các địa phương trong cả nước để giúp hướng dẫn ND, DN và các nhà quản lý biết cách để thực hiện LK giữa HND và DN trong SX và TT rau có hiệu quả.

- Chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức đoàn thể quần chúng nên thường xuyên lắng nghe những phản hồi về các khó khăn vướng mắc, tâm tư nguyện vọng các HND, DN để có giải pháp xử lý, tháo gỡ kịp thời, tránh tình trạng tranh chấp, vi phạm hoặc không tuân thủ hợp đồng LK xảy ra nghiêm trọng.

- Chính quyền địa phương các cấp, hệ thống thông tin đại chúng cùng các tổ chức đoàn thể quần chúng cần tích cực tuyên truyền, giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, tuân thủ hợp đồng LK giữa HND và DN cho các bên tham gia; nâng cao ý thức đạo đức nghề nghiệp cho cả HND và DN, chống chủ nghĩa cơ hội trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng LK.

4.4.2.3. Nhóm giải pháp cho các hộ nông dân tham gia liên kết

a. Khuyến khích, lựa chọn và tạo điều kiện triển khai mô hình, hình thức, cơ chế liên kết phù hợp với điều kiện sản xuất theo vùng sản xuất rau

* Căn cứ đề xuất:

Trong Kế hoạch 4436/KH-UBND “Xây dựng và mở rộng vùng SX an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế và quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm rau, trái cây năm 2021”, trong đó có 34 vùng trồng rau đủ điều kiện tham gia kế hoạch. Đây là các vùng SX kinh doanh rau tập trung đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Do đặc điểm riêng của Hải Dương nên mỗi nhóm rau trồng được phân bố thành các vùng nhỏ ở nhiều huyện, nhiều xã. Hiện nay, Hải Dương mới tập trung khuyến khích và tạo diều kiện cho một số hình thức LK như LK yêu cầu do sắp đặt chủ

quan, LK phải qua HTX và cũng hỗ trợ các hình thức đó. Nếu coi LK là phải tự nguyện theo nhu cầu của các bên thì cần tạo điều kiện và hỗ trợ nhiều loại LK khác theo nhu cầu thực tiễn.

* Nội dung giải pháp:

Chính quyền tỉnh và địa phương cần xác định thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo định hướng SX hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ; thực hiện đổi mới phương thức tổ chức SX; đổi mới chất lượng sản phẩm theo hướng tiêu chuẩn; nghiên cứu thị trường tiêu thụ; đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đổi mới về khoa học - công nghệ, chuyển đổi số... Cụ thể:

- Lựa chọn mặt hàng rau đủ điều kiện để thực hiện LK; tập trung cho một số mặt hàng rau có tính chất đặc thù theo vùng, đòi hỏi khoa học công nghệ cao, hướng đến xuất khẩu và xây dựng thương hiệu quốc gia, tận dụng lợi thế so sánh.

- Lựa chọn và triển khai các hình thức LK giữa HND và DN phù hợp. Đẩy mạnh hợp tác theo chiều dọc giữa các phân khúc trong chuỗi cung ứng để giúp HND tìm đường thâm nhập thị trường, đặc biệt là phối hợp với các công ty đa quốc gia tìm kiếm cơ hội thâm nhập chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu; tiếp tục phát huy và khẳng định vai trò của kinh tế trang trại. Bên cạnh đó, DN, cần chú ý tới một số giải pháp sau:

+ Lựa chọn đối tượng HND có uy tín trong giao dịch, có kỹ năng SX tốt để giảm bớt rủi ro, số lượng, thời gian, chi phí làm việc trên từng hộ;

+ Lựa chọn địa bàn đầu tư có vùng nguyên liệu tập trung, có đường giao thông thuận lợi để giảm thiểu cự ly, thời gian và chi phí vận chuyển sản phẩm;

+ Cần có sự tương thích giữa các điều khoản chất lượng với khả năng SX của các HND. Bởi nhiều DN có quy mô lớn, trình độ công nghệ cao, thiết bị đo lường hiện đại, phong cách làm việc theo lối công nghiệp nên quy định về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm trong hợp đồng với các HND thường cao, đòi hỏi phức tạp, không có đủ phương tiện công cụ đo lường tại nơi giao nhận làm cho HND không có cơ sở đánh giá đúng sai.

+ LK, hợp tác với nhiều loại đối tác trung gian: HTX, hội nông dân Việt Nam, hội phụ nữ, Đoàn thanh niên hoặc tự tổ chức ra các hình thức tập hợp HND LK với DN như: Tổ, nhóm, chi hội nông dân LK SX, tổ nông dân liên đới SX và đầu tư hoặc sử dụng các công ty kinh doanh, thương nhân làm trung gian cho DN với HND với điều kiện họ phải thực hiện hợp đồng LK với HND một cách thật sự và theo đúng chính sách của DN.

+ Cần đánh giá thực lực và uy tín của đối tác trung gian để quyết định LK hay không. Nếu lựa chọn không những gây ra thiệt hại cho DN mà còn tạo nhiều phiền phức cho các HND.

+ Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện hợp đồng LK với đối tác trung gian để biết được việc sử dụng vật tư đầu tư đúng mục đích, quy trình

Một phần của tài liệu Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh hải dương (Trang 155 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(240 trang)