Các loại hình giao dịch nông sản trên thị trường

Một phần của tài liệu Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh hải dương (Trang 182 - 185)

Trong các hoạt động SX kinh doanh nói chung, mục tiêu của các tác nhân dù có tham gia LK kinh tế hay không đều được hình thành trong quá trình mua bán sản phẩm đang có. Căn cứ vào hoạt động giao dịch của các tác nhân trên thị trường và các quy định trong quá trình chuyển giao nông sản cho người mua, MacDonald (2004) đưa ra 4 hình thức giao dịch tương ứng với các mức độ LK kinh tế như sau:

Thứ nhất, thị trường giao ngay (spot markets)

Đây là cách thức truyền thống mà HND sử dụng để tiêu thụ sản phẩm. Thị trường giao ngay là thị trường mà ở đó người mua và người bán “thỏa thuận mua hay bán hàng hóa theo giá cả của thị trường tại thời điểm thỏa thuận và việc giao nhận hàng, thanh toán ngay lập tức hay tại một thời điểm nào đó trong tương lai”

(Nguyễn Thị Ngọc Trang, 2006). Bản chất của giao dịch này là quá trình thương lượng trực tiếp giữa người bán và người mua hoặc qua trung gian nhưng các bên tham gia giao dịch đều có thông tin tương đối đầy đủ về các nội dung liên quan đến hoạt động giao dịch như số lượng, chất lượng nông sản, giá cả. Trong giao dịch giao ngay, giá cả được hình thành dựa trên cung cầu của thị trường hiện tại.

Ở đây, hộ SX kiểm soát và quyết định toàn bộ quá trình SX như sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu như thế nào, cũng như họ phải tự bỏ vốn đầu tư cho hoạt động của mình. Sau khi thu hoạch thì người SX nông sản phải tự tìm kiếm thị trường và thương lượng với người mua để bán nông sản do mình SX ra. Trong trường hợp này nếu giá cả thị trường tại thời điểm giao dịch cao hơn chi phí mà người SX nông sản bỏ ra để SX thì họ có lời và ngược lại thì họ thua lỗ.

Thứ hai, hợp đồng SX (production contracts) hoặc SX theo hợp đồng (contract farming)

Agricultural contracts hoặc Contract farming là thuật ngữ tiếng Anh “liên quan đến những hợp đồng mà người ND sử dụng để chuyển giao nông sản từ trang trại cho người mua như nhà máy chế biến, người bán buôn, người bán lẻ hoặc trang trại khác” (McDonald, 2004). Hợp đồng SX hoặc SX theo hợp đồng được hiểu là thỏa thuận giữa người ND và người chế biến để SX và cung ứng các sản

phẩm nông nghiệp với khối lượng, chất lượng và mức giá định trước. Chức năng chính của hợp đồng là tạo cơ sở để xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa ND và người chế biến trong việc quyết định, chia sẻ rủi ro và lợi ích trong quá trình SX nông nghiệp. Hợp đồng SX quy định cụ thể trách nhiệm của người mua và ND trong việc cung cấp đầu vào, việc thực hành SX, cơ chế thanh toán, chất lượng, số lượng sản phẩm dự kiến. Trong hợp đồng này, người ND ít có quyền kiểm soát việc lựa chọn đầu vào SX; họ được thanh toán đầu vào do họ cung cấp thêm và số lượng sản phẩm SX. Người mua thường là người có quyền sở hữu nông sản trong suốt quá trình SX. Hợp đồng này thường được ký ngay trước khi bắt đầu SX.

Thứ ba, hợp đồng bao tiêu sản phẩm (Marketing contract)

Hợp đồng bao tiêu sản phẩm quy định cụ thể về giá, hoặc cơ chế giá và số lượng hàng hóa tiêu thụ dưới thỏa thuận được thiết lập trước khi thu hoạch. Cơ chế giá thường giới hạn độ rộng của dao động giá cả (giá có thể cố định, có thể linh hoạt do hai người mua và người bán thỏa thuận) và hợp đồng thường quy định cụ thể số lượng sản phẩm và thời hạn giao hàng. ND sở hữu hàng hóa trong quá trình SX và quyết định các vấn đề SX chủ yếu, quyết định của người mua có giới hạn.

Thứ tư, hội nhập dọc (Vertical integration)

Hội nhập dọc là hình thức kết hợp giữa ND và người mua có cùng quyền sở hữu, như DN tự SX nguyên liệu phục vụ chế biến. Sản phẩm không được chuyển giao thông qua hợp đồng hoặc trên thị trường giao ngay mà do quyết định nội bộ. ND SX trong trang trại được trả lương như người công nhân.

Tóm lại, để SX và TT nông sản hàng hóa, ND có thể sử dụng một trong bốn hình thức hoặc sử dụng kết hợp bốn hình thức nêu trên.

2. Nguyên tắc ràng buộc trong liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản

Trong hợp đồng LK giữa HND và DN trong SX và TT nông sản thường có những ràng buộc (Hồ Quế Hậu, 2012) thể hiện qua bảng 1.

Bảng 1. Nguyên tắc ràng buộc trong LK giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản

STT Nguyên tắc ràng buộc

Đặc điểm

1 Thời gian - Thời điểm ký hợp đồng diễn ra trước khi ND tham gia SX;

- Thời hạn hợp đồng: Hợp đồng ngắn hạn (một vụ SX) và hợp đồng dài hạn (nhiều vụ SX trong nhiều năm);

2 Số lượng - Sản phẩm tiêu thụ;

- Đầu ra (số lượng) cố định;

- Sản lượng tối thiểu;

3 Chất lượng - Ràng buộc chất lượng trong hợp đồng thường gắn liền với phân loại sản phẩm với tiêu chí chất lượng của từng loại (như:

Các chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học…);

4 Giá cả,

phương thức giao nhận và thanh toán;

thưởng, phạt

- Theo Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2005), các hình thức ràng buộc về giá: (1) Ký hợp đồng thỏa thuận giá theo thời gian; (2) Hợp đồng theo giá sàn (bảo hiểm), khi giá theo thời gian cao hơn giá sàn, DN mua theo giá thị trường tại thời điểm đó; (3) Ký hợp đồng với giá cố định (giá chết); (4) Ký hợp đồng đầu tư và tiêu dùng với giá tiêu chuẩn theo cơ chế bồi thường (cả hai bên đều chịu rủi ro); và (5) Ký hợp đồng theo đơn giá xử lý. Ngoài ra, còn có một hình thức ký gửi: giá cố định trong 2 tháng tới, bằng 70% giá tại thời điểm gửi hàng (Trần Thị Thanh Nhàn, 2006);

- Ràng buộc về phương thức giao hàng: (1) Giao hàng tại nơi mua hàng tập trung trong khu vực SX; (2) Giao hàng tại kho của nhà máy chế biến; (3) Giao hàng tại nhà của ND; (4) Giao hàng ở các khu vực nơi ND SX. Hầu hết ND muốn thực hiện hai lựa chọn 3 và 4.

- Việc thực hiện chế độ thưởng cho ND hoàn thành hợp đồng làm tăng tỷ lệ ND hoàn thành hợp đồng;

5 Xử lý rủi ro và tranh chấp

- Quy tắc xử lý rủi ro: (1) Cam kết SX và cung cấp một lượng nguyên liệu thô được xác định trước, kiểm soát quá trình SX theo quy trình; (2) Cam kết của các DN hỗ trợ ND khi thiên tai xảy ra;

- Quy tắc giải quyết tranh chấp: Thông thường, giữa các bên tham gia LK này thường xảy ra tranh chấp về lợi ích (biểu hiện qua việc phá vỡ hợp đồng). Do đó, khi giải quyết tranh chấp giữa các bên cần đảm bảo: (1) Hai bên trao đổi và tìm cách hòa giải để giải quyết; (2) Nhờ nhân vật thứ ba phân xử như: chính quyền địa phương, đoàn thể xã hội; (3) Đưa ra tòa án để xét xử.

Hình thức 1 và 2 khá phổ biến ở Việt Nam.

Nguồn: Tác giả tổng hợp (2019)

Một phần của tài liệu Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh hải dương (Trang 182 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(240 trang)