Đánh giá chung về liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương

Một phần của tài liệu Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh hải dương (Trang 137 - 140)

Hộp 4.5. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn sản xuất an toàn

4.2.4. Đánh giá chung về liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh Hải Dương

4.2.4.1. Những thành công

Thứ nhất, quy mô, số lượng thực hiện LK giữa HND và DN trong SX và TT rau trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn tỉnh đã xây dựng được hàng trăm chuỗi LK SX nông sản hàng hóa theo vùng, trong đó có rau; nhiều mô hình điểm LK chuỗi giá trị được xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng rau an toàn, có thị trường tiêu thụ ổn định, giá trị kinh tế cao tiếp tục được duy trì và mở rộng. Điển hình là mô hình LK SX, chế biến và tiêu thụ cà rốt an toàn chất lượng cao; hành tỏi củ; bắp cải... Bên cạnh đó, SX nông nghiệp an toàn, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đã được quan tâm đầu tư là cơ hội để thúc đẩy hoạt động LK giữa HND và DN trong SX và TT rau theo hướng an toàn.

Thứ hai, LK giữa HND và DN trong SX và TT rau góp phần hình thành nên các chuỗi giá trị SX rau theo vùng thông qua các hoạt động quản lý Nhà nước.

Trong đó, các HND tham gia LK nhận được nhiều lợi ích từ LK này. Xuất hiện nhiều mô hình tổ, nhóm SX, kinh doanh rau an toàn; bước đầu hình thành các

chuỗi LK từ SX đến tiêu thụ sản phẩm, áp dụng quy trình quản lý chất lượng tiên tiến (VietGap, GlobalGap, HACCP…) và truy xuất nguồn gốc, giúp người tiêu dùng trên địa bàn trong và ngoài tỉnh nhận biết, lựa chọn rau an toàn. Cụ thể, toàn tỉnh hiện có trên 15.500 ha rau SX theo quy trình GAP, trên 5.000 ha rau được SX theo tiêu chuẩn xuất khẩu; có 1.500 ha rau, trái cây được cấp chứng nhận theo quy trình VietGAP. Nhiều sản phẩm rau như cà rốt, cải bắp... có chất lượng cao, đủ điều kiện để xuất khẩu sang các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Asean... Các nông hộ tham gia tập huấn đã được tìm hiểu một số văn bản pháp luật SX nông sản an toàn trong đó có rau an toàn, quy trình SX an toàn, cách thức sử dụng thuốc BVTV... Đây là cơ sở quan trọng cho việc phát triển, mở rộng vùng SX rau an toàn trên địa bàn tỉnh. Việc sử dụng các sản phẩm rau an toàn góp phần làm thay đổi phần nào diện mạo SX nông nghiệp theo tập quán cũ, hướng tới nền SX an toàn đảm bảo tiêu chuẩn được đặt ra của các DN, người thu gom.

Thứ ba, LK giữa HND và DN trong SX và TT đã xuất hiện một số nhóm sản phẩm rau chủ lực ở tỉnh thông qua hai mô hình LK và một số DN chế biến có chất lượng LK tốt và bền vững. Kết quả khảo sát cho thấy, khoảng 94,65% số hộ tham gia hợp đồng liên tục với DN chế biến và thu mua rau; chỉ có khoảng 5% số hộ đang ký kết hợp đồng nhưng có những năm gián đoạn việc tham gia, trong đó phần lớn là gián đoạn từ 1 đến 2 năm. Hệ số liên tục hợp đồng trung bình đạt 0,71. Nhìn chung, việc LK theo hợp đồng giữa HND và DN trong việc SX và TT một số nhóm rau chủ lực ở tỉnh Hải Dương tương đối bền vững.

Bên cạnh đó, tỷ lệ thực hiện cam kết bán sản lượng theo hợp đồng trung bình của HND LK trực tiếp và LK trung gian cho DN chế biến khá cao (trên 80%). Đồng thời, tỷ lệ thực hiện cam kết trả nợ đầu tư theo hợp đồng của HND cho DN chế biến là 93, 59%, trong đó khoảng 92,56% số hộ trả nợ đủ theo cam kết cho DN. Nhìn chung, việc thực hiện hợp đồng LK của các HND trồng các nhóm rau chủ lực về cơ bản đã thực hiện tốt cam kết trả sản lượng và trả nợ đầu tư cho DN chế biến nhưng việc trả nợ đầu tư cho DN được thực hiện tốt hơn (biểu đồ 8, phụ lục 1).

Ngoài ra, mức độ hài lòng của HND về LK theo hợp đồng với DN không cao chỉ ở mức trung bình, kết quả điều tra cho thấy mức độ hài lòng trung bình là 3,775; mong muốn tiếp tục ký kết hợp đồng LK với DN chế biến của HND khoảng là 3,875 (biểu đồ 9, phụ lục 1). Trong đó, mức độ hài lòng và mong muốn tiếp tục của các hộ LK trung gian cao hơn các hộ LK trực tiếp.

Thứ tư, LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở tỉnh đã mang lại kết quả, hiệu quả kinh tế cho ND và DN chế biến đang thực hiện LK, đồng thời mang lại hiệu quả xã hội, môi trường rõ nét.

4.2.4.2. Những hạn chế/tồn tại

Thứ nhất, quy mô, số lượng HND LK với DN trong SX và TT rau còn thấp, chưa thực sự tương xứng với nhu cầu và tiềm năng của thực tiễn SX kinh doanh của cả HND và DN. Phần lớn các hộ LK trong từng hoạt động, từng giai đoạn quá trình SX còn LK theo chuỗi SX - tiêu thụ và LK toàn bộ quá trình SX kinh doanh còn thấp. Nguyên nhân là do các hộ chủ yếu SX nhỏ lẻ, phân tán còn khá phổ biến;

tư duy quy mô hộ vẫn còn nặng nề; số lượng các HTX đáp ứng được vai trò đầu tàu để tạo dựng những vùng SX tập trung, quy mô lớn chưa nhiều; cơ sở hạ tầng phục vụ SX chưa đồng bộ; nguồn lực đầu tư, trình độ lao động, trình độ quản lý, kỹ thuật trong SX còn thấp trong khi LK theo chuỗi SX - tiêu thụ đòi hỏi cao từ phía hộ về kỹ thuật cũng như đảm bảo khắt khe về chất lượng sản phẩm đầu ra.

Thứ hai, mô hình LK giữa HND và DN trong SX và tiêu thụ rau chủ yếu trên địa bàn tỉnh là LK trung gian, LK chuỗi chỉ chiếm số ít và nhiều khi mang tính hình thức, tuyên truyền mà chưa đúng thực chất phải tổ chức quản lý chuỗi một cách chủ động để có thể ràng buộc theo hợp đồng và lặp lại trong một thời gian nhiều năm thì mới bền vững. Số lượng rau mua bán từ LK còn thấp, đồng thời chỉ kiểm soát được lượng sản phẩm hộ SX mà không kiểm soát được toàn bộ nguồn hàng bán ra của DN ở cuối chuỗi do không có thông tin lượng nhập vào, lượng bán ra với lý do bí mật kinh doanh và thuế. Do đó, xảy ra tình trạng trà trộn sản phẩm thu mua từ nơi khác vào sản phẩm của HND địa phương.

Thứ ba, việc tuân thủ thực hiện theo hợp đồng LK giữa HND và DN trong SX và TT rau còn thấp, xuất hiện nhiều bất cập. LK giữa HND và DN trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu theo cơ chế thỏa thuận viết tay, hay thỏa thuận miệng, gọi điện, không có những ràng buộc chắc chắn hay cơ chế xử lý khi vi phạm;

đồng thời không phân định được bên quản lý LK, chưa có sự vào cuộc thực sự của Chính quyền địa phương, các bên liên quan nên không xử lý được vi phạm hợp đồng. Hơn nữa, hầu hết các hợp đồng trong LK giữa bên cung và bên tiêu thụ là hợp đồng cá nhân nên khó xử lý. Biểu đồ 10 và 11 (phụ lục 1) cho thấy, hình thức vi phạm hợp đồng của HND và DN theo đánh giá còn khá nhiều, trong đó HND thường vi phạm về việc không bán đủ số lượng cho DN hoặc bán sản phẩm cho DN, tư thương khác khi thấy có giá cao hơn. Đối với DN, vi phạm hợp đồng nhiều nhất theo đánh giá của HND là chưa thu mua sản lượng đã ký kết (vào những thời điểm sản lượng rau trên thị trường nhiều) hoặc chưa chi trả đủ chi phí đầu tư theo như hợp đồng ký kết (42,12%).

Thứ tư, một số hoạt động trong quản trị thực hiện LK còn bất cập và yếu kém. Cụ thể: Hoạt động đàm phán và thỏa thuận của các DN với HND chủ yếu là thảo luận với chính quyền địa phương, phần lớn hợp đồng LK được soạn thảo theo ý của DN, các điều khoản trong hợp đồng LK nên còn mang tính áp đặt từ

phía DN, HND không có nhiều lợi thế. Cùng với đó, cơ chế chia sẻ rủi ro chưa rõ ràng làm giảm động lực liên kết giữa HND và DN trong SX và TT rau ở tỉnh.

Công tác tổ chức thực hiện LK còn yếu kém trong việc quản lý hành vi của nhân viên của DN trong mối quan hệ với HND. Việc tổ chức HND lại với nhau tạo thuận lợi khi LK và triển khai hợp đồng cũng chưa được chú trọng làm cho quan hệ hợp đồng với HND còn nhiều hạn chế và chưa thật sự hiệu quả.

Các hình thức xử lý khác vấn đề giải quyết tranh chấp hợp đồng trong quá trình thực hiện LK nếu HND vi phạm như có đơn khiếu nại với chính quyền để yêu cầu giải quyết, không làm gì, hoặc có đơn thư khiếu nại đưa ra tòa án để giải quyết không đạt hiệu quả nên DN không lựa chọn. Mặt khác, chưa có hành lang pháp lý phù hợp về trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng để hỗ trợ giải quyết khi xảy ra tranh chấp.

Thứ năm, hiệu quả của LK giữa HND và DN trong SX và TT rau ở Hải Dương còn tồn tại yếu kém so với cơ chế thị trường. Các chuỗi LK trong các chương trình, đề án liên quan đến nhiều tác nhân như HND, DN, HTX, Chính quyền địa phương, hội, đoàn thể… nhưng mô hình LK trực tiếp giữa HND và DN rất ít, phần lớn ở các nhóm hộ trồng cà rốt. Bên cạnh đó, LK còn kém bền vững chủ yếu do các hỗ trợ LK thường dựa vào chính sách của chính quyền các cấp, HTX. HND ở Hải Dương có truyền thống SX và kinh doanh rau lâu đời nên có trình độ kinh doanh của họ trong lĩnh vực rau màu cao hơn so với một số tỉnh khác nên trong một số trường hợp các hộ chỉ LK với các DN cung ứng đầu vào, DN lớn, DN có thị trường xuất khẩu mà các DN nhỏ, tự phát khó tiếp cận với những hộ trồng rau với diện tích lớn hay trồng rau theo tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu Liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ rau ở tỉnh hải dương (Trang 137 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(240 trang)