Nhóm giải pháp về phía Đảng và Nhà nước tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 74)

- Về ưu điểm, các chỉ tiêu phát triển hợp tác xã về số lượng và chất lượng đều có sự tăng trưởng Số lượng hợp tác xã, số lượng xã viên, vốn

3.3.1 Nhóm giải pháp về phía Đảng và Nhà nước tỉnh Đồng Na

Đây là nhóm giải pháp thuộc các yếu tố khách quan đối với HTX, có vị trí quyết định đối với phát triển HTX nông nghiệp nước ta cũng như trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Đã đến lúc cần xem lại vai trò quyết định của Nhà nước đối với phát triển HTX nông nghiệp, thay đổi vai trò của Nhà nước đối với phát triển HTX nông nghiệp nói chung, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cần thiết phải đặt ra như một nhiệm vụ nghiên cứu. Trong các vai trò của Nhà nước, vai trò định hướng, luật pháp, tạo lập môi trường kinh doanh, vai trò hạ tầng và vai trò hỗ trợ phát triển thì vai trò hỗ trợ phát triển HTX cần phải có những nghiên cứu kỹ hơn. Thực tiễn nước ta đã chỉ ra vai trò hỗ trợ HTX nông nghiệp của Nhà nước kém hiệu quả bằng chứng là HTX nông nghiệp chưa có thể tự thân vận động như các loại hình tổ chức kinh tế khác. Một số giả pháp pháp cơ bản về phía quản lý Nhà nước để pháp triển HTX nông nghiệp Đồng Nai theo nghiên cứu của tác giả gồm:

1. Về nhận thức:

Cần tiếp tục làm rõ HTX nông nghiệp là tổ chức kinh tế hay tổ chức kinh tế xã hội? Vai trò trọng tâm của HTX là gì? Mục tiêu và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động và phát triển HTX là gì? Những vấn đề này còn quá nhiều nhận thức khác nhau không chỉ những nhà nghiên cứu, nhà quản lý, đặc biệt là cán bộ quản trị trong các HTX nông nghiệp.

2. Hoàn thiện, bổ sung chính sách, pháp luật bao gồm cả khâu hoạch định và tổ chức triển khai thực hiện, bảo đảm tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống chính sách pháp luật về phát triển HTX nông nghiệp. Xuất phát từ các nghiên cứu được trình bày trong hai chương đầu của luận văn và xu hướng mục tiêu phát triển HTX nông nghiệp tỉnh Đồng Nai xin đề xuất một số giải pháp có tính định hướng sau đây:

Một là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống chính sách pháp luật về HTX nông nghiệp bằng biện pháp, cụ thể là:

- Coi trọng cả khâu ban hành chính sách, pháp luật và khâu tổ chức thực hiện, có sự tổng kết, đánh giá theo định kỳ đối với mỗi chính sách, điều luật đã ban hành;

- Cán bộ quản lý Nhà nước về phát triển HTX cần được đào tạo chuyên môn có tính chuyên nghiệp, đội ngũ này ở tỉnh Đồng Nai hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu;

- Thực hiện nghiêm túc chế độ trách nhiệm đối với cán bộ quản lý Nhà nước về HTX nông nghiệp. Đánh giá cán bộ quản lý Nhà nước thông qua kết quả phát triển HTX trong tỉnh.

- Phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý, thực thi chính sách, pháp luật về HTX.

Hai là, khẩn trương triển khai một số chủ trương về phát triển HTX nông nghiệp.

- Trước hết là triển khai chủ trương về thuê chủ nhiệm HTX. Đây là kinh nghiệm của các nước trên thế giới. Một trong những nguyên nhân thất bại của HTX là cán bộ yếu kém, nhất là chủ nhiệm. Thuê chủ nhiệm cho phép HTX có được người điều hành đáp ứng yêu cầu . Nhà nước đã có chủ trương cho phép HTX thuê chủ nhiệm nhưng đến nay, trên toàn tỉnh Đồng Nai chưa có HTX nông nghiệp nào thuê chủ nhiệm, không phải HTX không muốn thuê mà văn bản quản lý Nhà nước về chủ trương này chưa được ban hành và hướng dẫn cụ thể.

- Triển khai chủ trương phát triển mối quan hệ giữ HTX nông nghiệp và các đơn vị kinh tế khác. Chủ trương này hiện chưa được các cơ quan quản lý hướng dẫn thực hiện.

Ba là, hoàn thiện một số chính sách hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp, cụ thể là:

Thực hiện tốt chính sách cán bộ quản lý HTX; hỗ trợ công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cho cán bộ quản lý, chuyên môn, kỹ thuật cho các HTX, nhằm nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực công tác của cán bộ HTX. Tăng cường công tác khuyến nông và công tác dạy nghề cho các xã viên, hộ gia đình.

Đổi mới chính sách tín dụng theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Tổ chức thực hiện tốt việc khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Thực hiện bảo hiểm tín dụng, bảo hiểm sản xuất, xây dựng quỹ hỗ trợ rủi ro và thực hiện chính sách miễn thuế đối với HTX nông nghiệp.

Mở rộng mức độ, thời hạn cho các HTX hưởng ưu đãi về thuê đất và có cơ chế quản lý chặt chẽ sau cho thuê đất.

3. Xử lý các HTX nông nghiệp yếu kém, trá hình và các xã viên danh nghĩa. Cụ thể là:

Đối với các HTX nông nghiệp hoạt động thua lỗ kéo dài, hoặc chỉ tồn tại trên danh nghĩa, không có triển vọng thì tạo điều kiện để các HTX sớm giải thể.

Đối với các HTX nông nghiệp yếu kém khác, tạo điều kiện cho các HTX liên kết, sáp nhập với nhau, hoặc liên kết với các thành phần kinh tế khác để nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động.

Đối với các HTX trá hình, ngoài việc xử lý hành vi vi phạm các quy định của pháp luật, có thể tạo điều kiện cho các HTX này lựa chọn hình thức pháp lý phù hợp để chuyển đổi (nếu họ có nhu cầu) hoặc giải thể các HTX này nếu họ không tìm được hình thức pháp lý nào hoạt động phù hợp.

Đối với các xã viên danh nghĩa, hình thức, cần tạo điều kiện để các HTX chấm dứt tư cách xã viên đối với xã viên không góp đủ vốn như cam kết;

4. Tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với các HTX nông nghiệp. Phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật cho các HTX và các xã viên cùng các tổ chức, cá nhân liên quan. Kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên và không gây khó khăn, cản trở đến các hoạt động của HTX; giúp các HTX kịp thời phát hiện, ngăn chặn, điều chỉnh, uốn nắn những sai sót, vi phạm.

Một phần của tài liệu phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w