- Tự quản và độc lập;
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý – kinh tế: Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; có diện tích 5.903.940 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam bộ. Đồng Nai tiếp giáp với 6 tỉnh, thành phố: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận; phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng; phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước; phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến đường huyết mạch của quốc gia đi qua như quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương, gắn kết giữa vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam bộ với Tây nguyên và Nam Trung bộ.
Khí hậu, thuỷ văn: Đồng Nai nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, với khí hậu ôn hoà, có hai mùa tương phản nhau (mùa khô và mùa mưa), ít chịu ảnh hưởng của thiên tai. Nhiệt độ cao quanh năm (năm 2008, nhiệt độ bình quân cả năm là 25,9oc) là điều kiện thích hợp cho phát triển cây trồng nhiệt đới, đặc biệt là các cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. Lượng mưa tương đối lớn và phân bố theo vùng và theo vụ tương đối lớn khoảng 2.080,1mm phân bố theo vùng và theo vụ. Độ ẩm trung bình năm 2008 là 82%. Hệ thống sông hồ phân bố tương đối đều, mật độ dày (trên 60 sông, suối, kênh, rạch với 23 hồ lớn, nhỏ). Vì thế, Đồng Nai có lợi thế hơn nhiều các tỉnh khác trong phát triển công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Vì thế Đồng Nai đã sớm hình thành những vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn và dài ngày, những vùng cây ăn quả nổi tiếng, ... Tuy nhiên, chế độ khí
hậu thuỷ văn với hai mùa khác biệt lớn cũng tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế; mùa khô kéo dài từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau nên có khả năng gây ra khô hạn, thiếu nước cục bộ ở một số khu vực, ngược lại, từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau, mưa kéo dài có khả năng lại gây ngập lụt ở một số nơi.
Đất đai, thổ nhưỡng: Đồng Nai có quỹ đất phong phú và phì nhiêu. Có 10 nhóm đất chính. Tuy nhiên theo nguồn gốc và chất lượng đất có thể chia thành 3 nhóm chung sau: đất hình thành trên đá bazan có độ phì nhiêu cao, chiếm 39,1% diện tích tự nhiên (loại đất này thích hợp cho các cây công nghiệp ngắn và dài ngày như: cao su, cà phê, tiêu…); đất hình thành trên phù sa cổ và trên đá phiến sét chiếm 41,9% diện tích tự nhiên (Các loại đất này thường có độ phì nhiêu kém, thích hợp cho các loại cây ngắn ngày như đậu, đỗ và một số cây ăn trái, cây công nghiệp dài ngày như cây điều …); đất hình thành trên phù sa mới chiếm 20% (Chất lượng đất này rất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng như cây lương thực, hoa màu, rau quả).
Tài nguyên: Mật độ sông suối khoảng 0,5 km/km2, lượng nước dồi dào 16,82 x 109 m3/năm, trong đó mùa mưa chiếm 80%, mùa khô 20%. Về nước mặt, với trên 60 con sông, suối, kênh rạch, diện tích nước mặt khoảng gần 17 nghìn ha (chiếm 2,8% diện tích tự nhiên của Tỉnh) và 23 hồ lớn, nhỏ, trong đó hồ Trị An có diện tích trên 323 ha, dung tích 2,8 tỷ m3 nước. Đồng Nai có khối lượng nước khổng lồ, có tác dụng vừa điều hoà môi trường, vừa cung cấp nước sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt và sản xuất điện năng. Về nước ngầm: Đồng Nai có lượng nước ngầm tương đối lớn và chất lượng rất tốt, có thể cung cấp cho dân sinh.
Đồng Nai có 214 mỏ, thuộc 5 nhóm: than bùn, kim loại, phi kim loại, đá quý và nước khoáng. Trong đó, đá, đất sét, cát laterit, puzơlan, vàng là các
loại khoáng sản quan trọng nhất của Tỉnh. Với lợi thế trên, ngành khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng Đồng Nai trong những năm qua phát triển rất nhanh và có vị trí quan trọng trong các ngành kinh tế của Tỉnh.
Đồng Nai có 178.617 ha rừng (chiếm 30,5% diện tích tự nhiên), trong đó rừng tự nhiên 130.442 ha, rừng trồng là 48.175 ha. Rừng tự nhiên Đồng Nai là rừng nhiệt đới nên có nhiều hệ sinh thái cùng tồn tại và phát triển lên không những có giá trị về mặt kinh tế mà còn có tác dụng điều hoà khí hậu, là nơi phát triển du lịch sinh thái rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Địa hình: Đồng Nai có địa hình trung du chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung bộ đến đồng bằng Nam bộ, tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình dưới 100m so với mực nước biển. Có thể chia làm 3 loại chính: Núi thấp có độ dốc lớn hơn 15o chiếm 8% diện tích tự nhiên, gò đồi chiếm 80% và đồng bằng chiếm 12% diện tích tự nhiên.
Với điều kiện tự nhiên nếu trên Đồng Nai rất thuận lợi để phát triển kinh tế công nghiệp, xây dựng công trình, các khu công nghiệp và phát triển ngành nông nghiệp đi cùng là phát triển các HTX nông nghiệp.