đồng, sinh hoạt văn hoá…
Phân chia lợi nhận/thặng dư theo: - Vốn góp
- Quĩ phát triển HTX- Quĩ dự phòng - Quĩ dự phòng
- Hoạt động thông tin giáo dụccộng đồng, sinh hoạt văn hoá… cộng đồng, sinh hoạt văn hoá…
Nguồn: Vụ HTX (Bộ Kế hoạch và Đầu tư - 2007), Bản chất HTX – Thực tiễn Việt Nam, kinh nghiệm quốc tế và khả năng vận dụng ở Việt Nam
Ngoài các đặc trưng trên, HTX nông nghiệp còn có đặc trưng đặc thù riêng về ngành, nghề của HTX, như:
HTX nông nghiệp chủ yếu hoạt động trong lĩnh sản xuất và dịch vụ liên quan đến nông nghiệp, nông thôn. Cụ thể bao gồm những ngành nghề dưới đây:
1). Làm dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ và phục vụ đời sống cho xã viên: Các dịch vụ gồm: Cung ứng vật tư, giống cây trồng, vật nuôi; Tưới, tiêu nước; Phòng trừ sâu bệnh cây trồng và vật nuôi; Thu mua, chế biến, tiêu thụ sản phẩm và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất, đời sống của xã viên;
2). Tổ chức công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư trong HTX; 3). Sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản;
4). Sản xuất công nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến nông lâm sản; 5). Hoạt động, vận tải, xây dựng, thương mại theo các quy định của pháp luật về kinh doanh trong các lĩnh vực này.
Đặc trưng về xã viên
Xã viên HTX nông nghiệp chủ yếu là nông dân, nông thôn, các hộ nông dân chiếm phần lớn xã viên các HTX nông nghiệp bởi vậy xã viên HTX nông nghiệp thường khó khăn về kinh tế và đời sống, họ rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng, trước hết là HTX. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy cho loại hình HTX phát triển, đây cũng là hình thức hỗ trợ người nông dân thoát nghèo, khai thác tiềm năng con người trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội đất nước.
1.2.3 Vai trò của HTX nông nghiệp:
- Đóng góp vào sự phát triển kinh tế hộ; tổ chức sản xuất theo hướng hàng hoá: Vai trò cơ bản quan trọng của HTX nông nghiệp hỗ trợ kinh tế hộ phát triển; cung cấp các dịch vụ đầu vào, đầu ra với giá rẻ do lợi thế về quy mô (cung ứng vật tư, phân bón, bảo vệ thực vật, làm đất, thuỷ lợi; ... giúp xã viên tiêu thụ sản phẩm, thực hiện hợp đồng cung cấp sản phẩm với số lượng lớn, ngoài khả năng của từng xã viên); Giúp chuyển giao tiến bộ khoa học –
công nghệ - kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ... theo hướng sản xuất hàng hoá và ngày càng chất lượng, hiệu quả hơn. Đảm bảo lợi ích kinh tế thiết thực cho xã viên, hỗ trợ kinh tế hộ phát triển và có trách nhiệm phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát triển kết cấu hạ tầng khu vực dân cư nông thôn: Triển khai các dự án đầu tư, phát triển sản xuất trực tiếp như: Hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện, nước, các cơ sở kinh doanh và dịch vụ công cộng phục vụ dân cư nông thôn, vv... Đóng góp những khoản kinh phí vào ngân sách địa phương để góp phần phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn.
- Góp phần bảo vệ môi trường: HTX nông nghiệp phải thực hiện Luật Bảo vệ môi trường trong sản xuất kinh doanh, nhất là môi trường khu vực sản xuất hàng hoá và lĩnh vực sản xuất chế biến nông – lâm – ngư nghiệp, giúp môi trường trên địa bàn an toàn hơn.
- Giải quyết việc làm, xoá đói, giảm nghèo: HTX tạo việc làm và thu nhập trực tiếp cho các xã viên và người lao động ở địa phương, những lao động dôi dư, chuyên môn kỹ thuật, trình độ tay nghề ở mức trung bình hoặc quá tuổi lao động nhưng còn sức khoẻ. HTX còn tạo ra việc làm, thu nhập gián tiếp cho xã viên và người lao động thông qua các hợp đồng gia công, dịch vụ, ... Ngoài ra, HTX còn góp phần thực hiện các chính sách xã hội cho xã viên, người lao động như: Hỗ trợ vốn, tư vấn và hướng dẫn kỹ thuật, tổ chức tiêu thụ sản phẩm, tạo cơ hội việc làm và phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, vv...
- Cung cấp các dịch vụ xã hội, hỗ trợ người dân nông thôn tiếp cận các dịch vụ chất lượng tốt với giá cả phù hợp: Đây là mô hình HTX mới, phục vụ xã viên và nhân dân địa phương như: Dịch vụ y tế, nhà ở, điện, nước, mai táng, giáo dục, ...
- Nâng cao nhận thức của xã viên: Thông qua công tác khuyến công, khuyến nông và các hoạt động chuyển giao KHKT tiến bộ, các hội thảo, trao
đổi kinh nghiệm, xã viên học tập kinh nghiệm, tiếp cận thông tin mới, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình.
Vai trò chủ yếu của HTX nông nghiệp là hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân.
1.2.4 Phân biệt HTX kiểu cũ và HTX kiểu mới
Những đặc điểm phân biệt giữa HTX kiểu cũ và HTX kiểu mới được tổng kết qua bảng 1.2 dưới đây:
Bảng 1.2: Đặc trưng của loại hình HTX kiểu cũ và HTX kiểu mới
HTX kiểu cũ HTX kiểu mới
Tính chất