Yếu tố chủ quan trong phát triển HTX nông nghiệp Đồng Na

Một phần của tài liệu phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 66)

- Về ưu điểm, các chỉ tiêu phát triển hợp tác xã về số lượng và chất lượng đều có sự tăng trưởng Số lượng hợp tác xã, số lượng xã viên, vốn

2.3.2.Yếu tố chủ quan trong phát triển HTX nông nghiệp Đồng Na

Qua nghiên cứu các yếu tố chủ quan trong pháp triển HTX nông nghiệp tỉnh Đồng Nai có thể rút ra một số ưu điểm và hạn chế sau:

- Về ưu điểm

Thứ nhất, quy mô HTX nông nghiệp tăng lên trong những năm gần đây cả về vốn, xã viên, nhân lực, sản phẩm và dịch vụ cung cấp, chất lượng và giá cả dịch vụ cung cấp, thu nhập của người lao động và xã viên, của hộ tăng lên. Đây là yếu tố sẽ góp phần thu hút nhiều xã viên tham gia HTX cũng

là cơ sở để HTX hoạt động có hiệu quả trong thời gian tới.

Thứ hai, nguồn nhân lực đã được cải thiện đáng kể cả về số lượng và chất lượng, đây là kết quả của chính sách hỗ trợ đào tạo cán bộ HTX của Tỉnh và Nhà nước trong tời gian qua.

Thứ ba, nguồn nhân lực quản trị HTX, chủ nhiệm và các thành viên hội đồng quản trị có sự cải thiện nhiều qua các năm, thể hiện qua bảng 2.13 và bảng 2.14 dưới đây:

Bảng 2.10 Trình độ văn hóa cán bộ quản lý HTX nông nghiệp tỉnh Đồng Nai

Năm Tổng số Cấp I Trình độ văn hóaCấp II Cấp III Năm 2006 Tỷ lệ (%)Số lượng 100152 13,8221 44,1067 42,0864 Năm 2007 Số lượng 161 13 58 90 Tỷ lệ (%) 100 8,10 36,03 55,87 Năm 2008 Số lượng 177 5 64 108 Tỷ lệ (%) 100 2,82 36,16 61,02 Năm 2009 Số lượng 182 2 57 123 Tỷ lệ (%) 100 1,10 31,32 67,58 Năm 2010 Tỷ lệ (%)Số lượng 100195 00 34,8768 65,13127

Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Đồng Nai

Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Đồng Nai

Biểu đồ 2.4: Trình độ văn hóa cán bộ quản lý HTX nông nghiệp

cấp 1, ngược lại, trình độ cán bộ cao đẳng, đại học được tăng lên từ 3,95% năm 2006, lên đến 11,78% vào năm 2010.

Bảng 2.11: Trình độ chuyên môn của cán bộ quản trị HTX nông nghiệp

Tổng số

Chuyên môn nghiệp vụ Chưa qua đào tạo Trung cấp Cao đẳng, đại học trở lên

Năm 2006 Số lượng (người) 152 127 19 6

Tỷ lệ (%) 100 83,55 12,50 3,95

Năm 2007 Số lượng (người) 161 130 25 6

Tỷ lệ (%) 100 80,75 15,53 3,72

Năm 2008 Số lượng (người) 177 140 20 17

Tỷ lệ (%) 100 79,10 11,30 9,60

Năm 2009 Số lượng (người) 182 133 28 21

Tỷ lệ (%) 100 73,10 15,40 11,5

Năm 2010 Số lượng (người) 195 142 30 23

Tỷ lệ (%) 100 72,82 15,40 11,78

Nguồn : Liên minh HTX Đồng Nai

Về hạn chế . Năng lực của HTX là yếu tố chủ quan, quyết định phát triển HTX, tuy nhiên, qua bảng số liệu trên cho thấy năng lực của HTX nông nghiệp tỉnh Đồng Nai còn khá nhiều hạn chế, đây là yếu tố kìm hãm sự pháp triển HTX nnông nghiệp của tỉnh. Cụ thể có thể nêu mốt số hạn chế sau đây về yếu tố chủ quan trong phát triển HTX nông nghiệp:

Một là, Quy mô HTX nông nghiệp của tỉnh còn nhỏ về cả xã viên, vốn, sản phẩm và dịch vụ được phân tích trong phần thực trạng phát triển HTX nông nghiệp Đồng Nai;

Hai là, Cán bộ quản trị HTX có chuyển biến về chất nhưng chưa đáp ứng được đòi hỏi của công tác quản trị và sự pháp triển HTX. Trình độ đào

tạo còn thấp, tỉ lệ tốt nghiệp đại học rất thấp, thời gian công tác không dài, bình quân là 3,5 năm . Những người có trình độ thường chuyển sang lĩnh vực khác, tỉ lệ này không nhỏ, chiếm tới 30 % trong tổng số các chủ nhiệm HTX. Có quá nhiều yếu tố các HTX nông nghiệp không có được đội ngũ cán bộ quản trị HTX có kiến thức và có kinh nghiệm

Thứ ba, chưa có HTX nông nghiệp nào của tỉnh xây dựng chiến lược hoạt động, đây có chăng là một yếu tố chủ quan quan trọng làm cho hiệu quả hoạt động của HTX không cao, vì vậy lợi ích của những người tham gia HTX thiếu động lực, HTX khó thu hút nhiều xã viên để tăng quy mô hoạt động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư,chủ nhiệm HTX có vai trò đặc biệt quan trọng, đòi hỏi có nhiều kiến thức, kinh nghiệm. Qua điều tra đội ngũ này cho thấy, đây là chỗ yếu nhất trong yếu tố phát triển HTX, 40% chủ nhiệm HTX không phân biệt được giữa HTX kiểu mới và HTX kiểu cũ, 80% chủ nhiệm HTX nông nghiệp của tỉnh không trả lời câu hỏi vai trò của HTX nông nghiệp thực chất là gì ?...

Thứ năm, các hoạt động quản trị nội bộ HTX nông nghiệp của tỉnh chưa được coi trọng đúng mức. Công tác lập kế hoạch tổ chức, điều hành và kiểm tra được thực hiện mang tính hình thức.

Thứ sáu, xu hướng các HTX trên thế giới và ở Việt Nam trong việc lựa chọn mô hình HTX nông nghiệp, chủ yếu sử dụng mô hình dịch vụ, mô hình này chưa được phổ biến đối với các HTX nông nghiệp Đồng Nai. Điều này cho thấy còn quá sớm để khẳng định đây là nguyên nhân mà nhiều HTX nông nghiệp ở tỉnh Đồng Nai hoạt động hiệu quả chưa cao

Một phần của tài liệu phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đồng nai (Trang 66)