Các học thuyết liên quan

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty cổ phần đầu tư và sản xuất việt hàn (Trang 21 - 24)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA NÂNG CAO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG

1.1.3. Các học thuyết liên quan

Hc thuyết nhu cu ca Abraham Maslow

Theo thuyết phân cấp nhu cầu của A.Maslow cho rằng, con người được thúc đẩy bởi nhiều nhu cầu khác nhau và những nhu cầu này được phân cấp theo thứ bậc mô hình 1.3 bên dưới. Maslow đã chia nhu cầu thành 5 cấp bậc theo một trật tự xác định.

Hình 1.3. H thng cp bc nhu cu ca A.Maslow

Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản nhất như thức ăn, nước uống, không khí… Trong tổ chức, vấn đề này được phản ánh thông qua sự thỏa mãn về nhiệt độ, không khí nơi làm việc và tiền lương để duy trì cuộc sống nhân viên.

Nhu cầu an toàn: Đây là nhu cầu cần được an toàn cả về vật chất và tinh thần, không có bất cứ một đe dọa nào như chiến tranh, bạo lực, sự ô nhiễm,…

h

Trong tổ chức, nó được phản ánh qua sự an toàn trong công việc, nghề nghiệp, tài sản,…

Nhu cầu quan hệ xã hội: Những nhu cầu này phản ánh mong muốn được thừa nhận bởi những người khác trong xã hội, mong muốn có tình bạn, được tham gia vào các nhóm hoạt động và được yêu thương. Trong tổ chức, những nhu cầu này được thể hiện qua mong muốn có quan hệ tốt với đồng nghiệp, với những thành viên trong cùng nhóm và với nhà quản trị,…

Nhu cầu được tôn trọng: Nhu cầu này phản ánh mong muốn được hình ảnh tốt đẹp, sự quan tâm, sự thừa nhận và sự đánh giá cao từ những người khác. Trong tổ chức, những nhu cầu này phản ánh sự nỗ lực để có được sự thừa nhận, sự nâng cao ý thức trách nhiệm, địa vị cao hơn và sự thừa nhận về những đóng góp cho tổ chức.

Nhu cầu tự hoàn thiện: Nhu cầu này là biểu hiện cho sự tự hoàn thiện mình, nó là nhu cầu bậc cao nhất của con người. Nhu cầu này hướng vào việc phát huy hết khả năng tiềm ẩn của một cá nhân, rèn luyện họ ngày càng hoàn thiện hơn. Những nhu cầu này có thể được sử dụng trong tổ chức bằng cách cung cấp cho nhân viên nhiều cơ hội phát triển qua sự tự do sáng tạo và được thử thách trong công việc.

Cuộc sống càng phát triển, nhu cầu của con người càng cao. Khi các nhu cầu bậc thấp đã được đáp ứng một cách tương đối dầy đủ, người lao động sẽ hướng đến những nhu cầu bậc cao hơn. Thông thường, người lao động với khă năng làm việc tốt, trình độ cao thường đưa ra những điều kiện làm việc cao hơn so với lao động cơ bắp đơn thuần. Đặc biệt, các “nhân tài’’ sẽ hướng đến việc thỏa mãn các nhu cầu bậc cao nhiều hơn. Đối với họ, nơi làm việc không chỉ đơn thuần là nơi để kiếm sống, để có các hoạt đông xã hội, mà quan trọng hơn đấy chính là nơi mà họ mong muốn được ghi nhận, được thể hiện hiện mình, và cao hơn nữa, là nơi mà họ có thể phát huy hết những khả năng tiềm tàng, tối đa hóa sự sáng tạo dể vượt lên chính khả năng vốn có của

h

mình. Thực tế cho thấy nhu cầu của con người rất phức tạp, và nếu các nhà lãnh đạo doanh nghiệp chỉ áp đặt ý chí chủ quan của mình trong việc đưa ra các chính sách dể thỏa mãn nhu cầu của nhân viên, các chính sách đấy sẽ không mang lại hiệu quả cao, đôi khi còn phản tác dụng.

Thuyết hai yếu t ca Frederick Herzberg

Theo Frederick Herzberg, nằm giữa hai yếu tố là sự trung lập, điều đó có nghĩa là nhân viên không thể hiện rõ sự thỏa mãn hay không thỏa mãn của mình. Ông tin rằng hai yếu tố hoàn toàn khác nhau này đã góp phần tạo nên hành vi của nhân viên và ảnh hưởng đến thái độ của họ với công việc.

Hình 1.4. Thuyết hai yếu t F.Herzberg Hc thuyết v s k vng ca Victo Vroom

Học thuyết này cho rằng, động lực là chức năng mong đợi của cá nhân, mọi nỗ lực nhất định sẽ đem lại một thành tích nhất định và thành tích đó dẫn đến những kết quả và phần thưởng như mong muốn. Điều đó có nghĩa là, thông qua sự mong đợi về thành tích, về kết quả và sự hấp dẫn của kết quả sẽ tạo ra động lực cho con người và nhờ có động lực đó thì nỗ lực được tăng cường và sẽ đạt được thành tích. Khi đạt được thành tích, người lao động sẽ

- Thành tựu - Sự công nhận - Bản thân công việc - Trách nhiệm - Sự thăng tiến - Sự phát triển

- Giám sát

- Chính sách công ty

- Mối quan hệ với giám sát viên - Điều kiện làm việc

- Lương

- Mối quan hệ với nhân viên - Mối quan hệ với đồng nghiệp - Sự an toàn

Hoàn toàn thỏa mãn Trung lập Hoàn toàn bất mãn Nhân tố thúc đẩy Nhân tố duy trì

h

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty cổ phần đầu tư và sản xuất việt hàn (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)