Thực trạng công tác đào tạo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty cổ phần đầu tư và sản xuất việt hàn (Trang 75 - 79)

Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC NÂNG CAO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT VIỆT - HÀN

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC NÂNG CAO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY THỜI GIAN QUA

2.2.6. Thực trạng công tác đào tạo

Nguồn lực con người là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, là yếu tố cốt lõi bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển bền vững. Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác đào tạo nguồn nhân lực, trong những năm qua, Công ty Việt - Hàn luôn quan tâm, tạo điều kiện để cán bộ, công nhân viên được tham gia học tập, rèn luyện. Công ty luôn xác định nguồn tài chính phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với nhân viên là khoản đầu tư cần thiết và chính đáng, đồng thời cũng là vấn đề hết sức cần thiết để xây dựng một chiến lược phát triển lâu dài, đó là chiến lược về nhân lực. Công ty thực hiện việc đào tạo theo các hình thức sau:

+ Đối với cấp lãnh đạo công ty, nhà máy, phòng, ban thì cho đi học các lớp đại học, sau đại học, hoặc các lớp tập huấn để nâng cao trình độ, kiến thức, khả năng về quản lý, điều hành. Cụ thể có 03 người đang theo học sau đại học và 05 người đang học các lớp đại học bằng hai, tại chức chuyên ngành kỹ thuật, kinh tế, hằng năm còn tổ chức các lớp tập huấn khác. Mục tiêu của các lớp học này là tạo điều kiện cho họ nắm vững và phát triển năng lực quản trị của mình, tiếp xúc, làm quen với các phương pháp quản lý khoa học mới, nâng cao kiến thức thực hành, kinh nghiệm, dễ dàng hơn để thích nghi với công việc mới nhạy cảm nếu có.

+ Đối với cấp quản lý từ tổ trưởng trở lên, công ty bố trí cho họ tham gia vào các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc dài hạn, để họ có điều kiện nâng cao về kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ, chuyên môn nhằm thực hiện công việc được tốt hơn.

+ Đối với các nhân viên thuộc khối văn phòng, công ty cũng đã thường xuyên quan tâm, động viên, khuyến khích họ tham gia các khóa học để nâng cao hơn về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng giải quyết công việc.

h

Ngoài ra, Công ty còn quan tâm đến công tác đào tạo, tập huấn nâng cao tay nghề cho công nhân sản xuất, tập huấn công tác an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, quân sự, văn hoá doanh nghiệp…

Tuy nhiên, công tác đào tạo của Công ty những năm qua vẫn còn hạn chế như: hằng năm, công ty chưa có kế hoạch rõ ràng về đào tạo để các đơn vị, bộ phận chủ động hơn trong việc sắp xếp, bố trí cán bộ, nhân viên tham gia. Mặt khác, công tác đào tạo chỉ chủ yếu quan tâm đến nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý và nhân viên chuyên môn nghiệp vụ (đào tạo theo chiều rộng) mà chưa chú trọng đến công tác đào tạo kỹ năng nghiệp vụ mới.

Bng 2.21. Đánh giá ca người lao động v công tác đào to Rất

tốt Tốt Trung

bình Yếu Rất yếu Công tác đào tạo của công ty là tốt 10 23 65 22 0 Chương trình đào tạo theo yêu cầu của công

việc 15 25 68 12 0

Người lao động được đào tạo những kỹ năng

cần thiết 5 14 76 18 7

Sử dụng tốt nguồn lao động sau khi đào tạo 10 29 67 8 6 Công tác đào tạo đem lại hiệu quả 7 32 69 12 0 Nhân viên được tôn trọng và tin cậy trong

công việc 24 36 60 0 0

Chính sách đào tạo của công ty hợp lý 8 48 59 5 0 (Nguồn: Thống kê, tổng hợp kết quả phiếu khảo sát) Công ty đã tạo động lực thúc đẩy người lao động bằng công tác đào tạo, đồng thời cũng xem đó là điều kiện để xếp loại thi đua.

h

Bng 2.22. Đánh giá ca người lao động v đào to, bi dưỡng nhng k năng cn thiết, theo b phn công tác

Được đào tạo bôi dưỡng những kỹ năng cần thiết Rất tốt Tốt Trung

Bình Yếu Rất yếu

SL (ng) 4 6 20 0 0

Phòng,

ban TL (%) 13,3% 20% 66,7% 0 0

SL (ng) 6 14 46 19 0

Nhà

máy TL (%) 7% 16,5% 54,1% 22,3% 0

SL (ng) 0 3 2 0 0

Khác

TL (%) 0 60% 40% 0 0

SL (ng) 10 23 68 19 0

Tổng

cộng TL (%) 8,3% 19,2% 56,7% 15,8% 0

(Nguồn: Thống kê, tổng hợp từ kết quả phiếu khảo sát)

Bng 2.23. Đánh giá v hiu qu công tác đào to, theo b phn công tác Công tác đào tạo đem lại hiệu quả

Rất tốt Tốt Trung

Bình Yếu Rất yếu

SL (ng) 2 11 17 0 0

Phòng,

ban TL (%) 6,7% 36,7% 56,6% 0 0

SL (ng) 4 18 51 12 0

Nhà

máy TL (%) 4,7% 21,1% 60% 14,2% 0

SL (ng) 1 3 1 0 0

Khác

TL (%) 20% 60% 20% 0 0

SL (ng) 7 32 69 12 0

Tổng

cộng TL (%) 5,8% 26,6% 57,5% 10% 0

Sau khi đào tạo, người lao động mong muốn được cống hiến, đóng góp công sức của mình vào sự phát triển của công ty.

h

Bng 2.24. Đánh giá vic s dng ngun lao động theo b phn công tác Sử dụng nguồn lao động sau khi đào tạo

Rất tốt Tốt T.Bình Yếu Rất yếu

SL (ng) 3 12 15 0 0

Phòng,

ban TL (%) 10% 40% 50% 0 0

SL (ng) 6 14 51 8 6

Nhà

máy TL (%) 7% 16,5% 60% 9,4% 7%

SL (ng) 1 3 1 0 0

Khác

TL (%) 20% 60% 20% 0 0

SL (ng) 10 29 67 8 6

Tổng

cộng TL (%) 8,3% 24,1% 55,8% 6,7% 5,1%

(Nguồn: Thống kê, tổng hợp từ kết quả phiếu khảo sát)

Bng 2.25. Đánh giá vic s dng lao động theo chc v, v trí công vic Sử dụng nguồn lao động sau khi đào tạo

Rất tốt Tốt T.Bình Yếu Rất yếu

SL (ng) 5 10 2 0 0

Lãnh đạo,

quản lý TL (%) 29,4% 58,8% 11,7% 0 0

SL (ng) 6 5 13 6 0

Nhân

viên TL (%) 20% 16,6% 43,4% 20% 0

SL (ng) 4 16 36 5 7

Công

nhân TL (%) 5,9% 23,5% 52,9% 7,3% 10.3%

SL (ng) 1 3 1 0 0

Khác

TL (%) 20% 60% 20% 0 0

SL (ng) 16 34 52 11 7

Tổng

cộng TL (%) 13,3% 28,3% 43,3% 9,1% 6%

h

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) giải pháp nâng cao động lực thúc đẩy người lao động tại công ty cổ phần đầu tư và sản xuất việt hàn (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)