Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.2. NỘI DUNG CỦA VIỆC NÂNG CAO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NGƯỜI LAO ĐỘNG
1.2.1. Công tác tiền lương
- Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của chi phí nhân công mà đơn vị trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng, chất lượng và hiệu quả công việc mà họ đã cống hiến, chịu sự tác động của quy luật cung cầu trên thị trường lao động, là thu nhập chủ yếu của người lao động.
h
Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng công tác tiền lương là sử dụng các biện pháp điều tiết về tiền lương một cách hữu hiệu để kích thích người lao động làm việc, đảm bảo sự hợp lý giữa các chủ thể sau:
Đối với người lao động, tiền lương là biểu hiện rõ ràng nhất về lợi ích kinh tế của người lao động và trở thành đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ nhất để kích thích người lao động, là sự bù đắp cho những hao phí lao động mà người lao động đã bỏ ra, là yếu tố quan trọng mà người lao động cần phải có để duy trì và nâng cao mức sống của bản thân và gia đình họ, có điều kiện để hoà đồng với xã hội và cũng chính nhờ đó mà họ cảm thấy tự hào.
Đối với các doanh nghiệp, bên cạnh việc xác định bản chất tiền lương là chi phí cần phải hiểu rằng nó là nguồn thu nhập chính của người lao động và là phương tiện để tạo ra giá trị mới cho doanh nghiệp, vì vậy, doanh nghiệp cần phải thực hiện công tác trả công một cách hợp lý và hiệu quả, đảm bảo điều hòa giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh với thu nhập người lao động, để nó thực sự trở thành động lực thu hút, lôi kéo, kích thích người lao động một cách tốt nhất.
Đối với xã hội, tiền lương thể hiện quan điểm của Nhà nước đối với người lao động, phản ánh cung cầu về lao động trên thị trường, điều kiện kinh tế và tỷ lệ lao động thất nghiệp trên thị trường, chế độ ưu đãi, khuyến khích khác nhau theo vùng và địa lý.
- Trong các doanh nghiệp, tiền lương có ý nghĩa rất quan trọng.
- Công tác tiền lương để trở thành yếu tố tạo động lực phải chú ý đến:
+ Có chính sách tiền lương đúng đắn + Căn cứ để trả lương hợp lý
Việc trả lương hợp lý sẽ đảm bảo tính công bằng, khoa học trong công tác trả lương, kích thích người lao động tự giác làm việc, không ngừng nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, thực hành tiết kiệm triệt để.
Ngược lại, khi công tác trả lương trong tổ chức thiếu tính công bằng và hợp lý
h
thì không những nó sẽ gây ra những mâu thuẫn nội bộ, thậm chí khá gay gắt giữa những người lao động với nhau, giữa người lao động với các cấp lãnh đạo người lao động chán nản, thực hiện công việc không hiệu quả và họ cũng có thể rời bỏ doanh nghiệp bất cứ lúc nào, thậm chí còn có thể gây nên sự phá hoại ngấm ngầm đối với doanh nghiệp.
+ Cơ cấu các yếu tố cấu thành tiền lương hợp lý
Cơ cấu tiền lương gồm các yếu tố chủ yếu đó là: tiền lương cơ bản, phụ cấp, tiền thưởng và các loại phúc lợi. Mỗi yếu tố đều có ý nghĩa khác nhau đối với việc động viên người lao động hăng hái, tích cực, sáng tạo trong công việc và lòng trung thành với tổ chức.
Tiền lương cơ bản là tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ bản về sinh học, xã hội học, về trình độ phức tạp và mức độ tiêu hao lao động trong những điều kiện trung bình của từng ngành nghề công việc.
Lương cơ bản được tính toán trên cơ sở tiền lương tối thiểu, mức tiền lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu của Nhà nước quy định.
Phụ cấp là tiền công trả cho người lao động ngoài tiền lương cơ bản, nó bổ sung vào tiền lương cơ bản để bù đắp thêm cho người lao động khi họ phải làm việc trong những điều kiện không ổn định hoặc không thuận lợi mà chưa được tính đến trong tiền lương cơ bản như phụ cấp trách nhiệm, độc hại, nguy hiểm, phụ cấp làm thêm ngoài giờ…Tiền phụ cấp có ý nghĩa kích thích người lao động thực hiện tốt công việc trong những điều kiện khó khăn, phức tạp hơn bình thường.
Tiền thưởng là số tiền mà doanh nghiệp trả thêm cho người lao động khi họ hoàn thành xuất sắc một công việc nào đó, đây là một loại kích thích vật chất có tác dụng rất tích cực đối với người lao động trong việc phấn đấu thực hiện công việc tốt hơn. Tùy theo quy đặc thù của mỗi doanh nghiệp, tiền thưởng có rất nhiều loại khác nhau như: thưởng theo năng suất, chất lượng,
h
thưởng tiết kiệm, sáng kiến, kết quả kinh doanh,... tuy nhiên, trong một số trường hợp tiền thưởng có thể biểu hiện không bằng hình thức tiền bạc như tham quan, du lịch, nghỉ phép...Tiền thưởng là một thu nhập công nhận sự phấn đấu của người lao động và thực sự kích thích người lao động khi thỏa mãn các yêu cầu sau:
Tiền thưởng phải gắn trực tiếp với thành tích người lao động;
Tiền thưởng phải gắn với chỉ tiêu cụ thể và được phân loại, hạng rõ ràng, có các mức chênh lệch khác nhau rõ rệt để so sánh từ đó làm mục tiêu động cơ cho người lao động phấn đấu;
Tiền thưởng phải có giá trị kinh tế và có giá trị sử dụng cao;
Phúc lợi là khoản tiền lương đãi ngộ gián tiếp về mặt tài chính, được thể hiện dưới dạng các loại bảo hiểm, chương trình chăm lo sức khỏe, sự an toàn và các lợi ích của cho người lao động, nhằm hỗ trợ cuộc sống và động viên tinh thần cho người lao động và được chi trả trực tiếp cho người lao động.
Phúc lợi có tác dụng kích thích nhân viên trung thành, gắn bó với tổ chức, đơn vị. Phúc lợi còn thể hiện sự quan tâm của tổ chức, đơn vị đối với nhân viên. Dù ở cương vị nào, có hoàn thành tốt công việc hay ở mức trung bình, có trình độ hay không có trình độ đã là nhân viên của tổ chức thì đều được hưởng phúc lợi.
+ Hình thức trả lương phù hợp.