Chuẩn nghèo và tiêu chí đánh giá nghèo

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị (Trang 20 - 23)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

1.1.2. Chuẩn nghèo và tiêu chí đánh giá nghèo

Khi đánh giá nước giàu nghèo, giới hạn đói nghèo được biểu hiện bằng chỉ tiêu chính là thu nhập quốc dân bình quân đầu người (GDP)

Ngày 5/10/2015, Ngân hàng Thế giới tuyên bố, theo tính toán về sức mua, sẽ nâng cao chuẩn nghèo quốc tế từ 1,25 USD mỗi người mỗi ngày lên 1,9 USD. Ngân

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

20

hàng Thế giới đã công bố chuẩn nghèo mới này trong báo cáo với nhan đề "Xóa đói ngh o c ng cực c ng chia s ph n thịnh-Tiến tri n và chính sách" được công bố cùng ngày. Ngân hàng Thế giới nâng cao chuẩn nghèo danh nghĩa dựa trên mức lạm phát bình quân của các nước nghèo nhất trên thế giới hiện nay, bởi vậy, trên thực tế mức chuẩn nghèo là không thay đổi.

Hiện chuẩn nghèo thế giới được Ngân hàng Thế giới xác định mức chung (không phân biệt nông thôn với thành thị) là 60 USD/người/tháng, tương đương khoảng 1,2 triệu đồng.

1.1.2.2. Chuẩn nghèo ở Việt Nam

- Thực hiện Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm, theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 là:

* Các tiêu chí tiếp cận đo lường ngh o đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 - Các tiêu chí về thu nhập

+ Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

+ Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

- Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản

+ Các dịch vụ xă hội cơ bản (05 dịch vụ): y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin.

+ Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản (10 chỉ số):

tiếp cận các dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế, t nh độ giáo dục của người lớn; t nh trạng đi học của trẻ em, chất lượng nhà ở, diện tích nhà ở bình quân đầu người, nguồn nước sinh hoạt, hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng dịch vụ viễn thông, tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

21

Bảng 1.1 Chuẩn nghèo ở Việt Nam

Giai đoạn Văn bản Chuẩn nghèo (đồng/người/tháng) Nông thôn Thành thị 2006-2010 170/2005/QĐ-TTg

ngày 08/07/2005 Dưới 200.000 Dưới 260.000 2011-2015 09/2011/QĐ-TTg ngày

30/01/2011 Dưới 400.000 Dưới 500.000

2016 - 2020 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015

Dưới 700.000 hoặc trên 700.000 đến 1.000.000 và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.).

Dưới 900.000 hoặc trên 900.000 đến 1.300.000 và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.

(Ngu n: Các văn bản quy định chuẩn ngh o của Chính phủ) Bảng 1.2. Xác định nghèo đa chiều ở Việt Nam

Chiều nghèo Chỉ số đo lường Mức độ thiếu hụt 1) Giáo dục 1.1 Trình độ giáo dục

của người lớn Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên đủ 15 tuổi sinh từ năm 1986 trở lại không tốt nghiệp trung học cơ sở và hiện không đi học

1.2 Tình trạng đi học

của trẻ em Hộ gia đình có ít nhất 1 trẻ em trong độ tuổi đi học (5 - 14 tuổi) hiện không đi học

2) Y tế 2.1 Tiếp cận các dịch

vụ y tế Hộ gia đình có người bị ốm đau nhưng không đi khám chữa bệnh (ốm đau được xác định là bị bệnh/ chấn thương nặng đến mức phải nằm một chỗ và phải có người chăm sóc tại giường hoặc nghỉ việc/học không tham gia được các hoạt động bình thường)

2.2 Bảo hiểm y tế Hộ gia đình có ít nhất 1 thành viên từ 6 tuổi trở lên hiện tại không có bảo hiểm y tế

3) Nhà ở 3.1. Chất lượng nhà ở Hộ gia đình đang ở trong nhà thiếu kiên cố hoặc nhà đơn sơ

(Nhà ở chia thành 4 cấp độ: nhà kiên cố, bán kiên cố, nhà thiếu kiên cố, nhà đơn sơ)

3.2 Diện tích nhà ở

bình quân đầu người Diện tích nhà ở bình quân đầu người của hộ gia đình nhỏ hơn 8m2

4) Điều kiện

sống 4.1 Nguồn nước sinh

hoạt Hộ gia đình không được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh

4.2. Hố xí/nhà vệ sinh Hộ gia đình không sử dụng hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh

5) Tiếp cận

thông tin 5.1 Sử dụng dịch vụ

viễn thông Hộ gia đình không có thành viên nào sử dụng thuê bao điện thoại và internet

5.2 Tài sản phục vụ

tiếp cận thông tin Hộ gia đình không có tài sản nào trong số các tài sản: Tivi, đài, máy vi tính; và không nghe được hệ thống loa đài truyền thanh xã/thôn

Ngu n: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội 2015.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)