ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị (Trang 79 - 83)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ

2.3.1 Kết quả đạt được

- Về mục tiêu: Trên cơ sở chương trình mục tiêu giảm nghèo của Trung ương và tỉnh; UBND thị xã đã xây dựng kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 06/3/2017 của UBND thị xã về triển khai công tác giảm nghèo năm 2017, kế hoạch số 1062/KH-UBND ngày 04/10/2017 của UBND thị xã về rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn thị xã phù hợp với đặc điểm tình hình kinh tế xã hội của địa phương nhằm đảm bảo các mục tiêu giảm nghèo của các đơn vị xã, phường tập trung cho các hộ gia đình nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ nguồn vốn từ ngân hàng chính sách, các tổ chức đoàn thể đã quan tâm, tạo điều kiện cho các hộ gia đình mới thoát nghèo được tiếp cận với nguồn vốn, đào tạo nghề...vv. Chính vì vậy trong những năm qua các hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo đã thoát nghèo một cách bền vững chưa có trường hợp tái nghèo.

- Bố trí vốn cho các dự án giảm nghèo:

Bên cạnh nguồn vốn được Sở Lao động- TB&XH tỉnh bố trí cho thị xã để tổ chức hội nghị tham vấn về công tác giảm nghèo tại thị xã; Trong những năm qua thị xã đã bố trí nguồn đảm bảo xã hội để chi cho các hoạt động thực hiện các chương trình mục tiêu giảm nghèo như: giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo, điều tra khảo sát hộ nghèo hàng năm.

Ngoài ra, UBMT thị xã đã trích nguồn kinh phí từ "Quỹ ngày vì người nghèo" để hổ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhân dịp tết Nguyễn Đán, trợ cấp đột xuất, hổ trợ xây nhà đại đoàn kết...vv

- Các dự án giảm nghèo:

Trong những năm qua, thị xã đã và đang kêu gọi thu hút các dự án đầu tư phát triển KT-XH của địa phương thông qua nhiều dự án nhỏ lẻ như Quỹ CDF Việt Nam hỗ trợ vốn tiết kiệm 70% và vốn cộng đồng đóng góp từ người dân 30% đầu tư các tuyến đường bê tông hóa các khu phố, thôn đến nay đầu tư 10 tuyến đường nhỏ lẻ với kinh phí 1.179.652.000,đ, trong đó tập trung cho các vùng khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo cao. Cho nên kết quả đầu ra cho các dự án đều được phát huy tối đa cho các sản phẩm làm ra.

Tuy nhiên, việc thực hiện các dư án nhỏ lẻ chưa thực sự bền vững, chưa được tập trung về một đầu mối. Bên cạnh đó việc bố trí, hổ trợ nguồn kinh phí cho các dự án đang còn thấp so với nhu cầu của dự án nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các hộ gia đình.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

79

Có được những kết quả trên, chính là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền các cấp, đặc biệt là đại bộ phận nhân dân đã thấy vai trò trách nhiệm của mình, đồng thời gắn cuộc vận động toàn dân thực hiện phong trào xây dựng làng văn hóa, khu phố văn hóa trong việc thực hiện chương trình giảm nghèo của Đảng bộ Thị xã đề ra. Trên cơ sở tiêu chí phấn đấu hàng năm, các cấp, các ngành đã bám sát mục tiêu của mình với nhiều hình thức khác nhau để giúp đỡ, trợ giúp cho những gia đình hộ nghèo vươn lên hoà nhập với cuộc sống đặc biệt là các gia đình hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.

2.3.2. Đánh giá chung về tính bền vững của giảm nghèo trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị.

Địa phương đã có những chính sách đột phá về giảm nghèo; mở rộng, tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của việc xác định đối tượng thụ hưởng đến lập kế hoạch, triển khai, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện.

Tuy nhiên, tỷ lệ tái nghèo, phát sinh nghèo còn cao cho thấy chất lượng giảm nghèo trên địa bàn thị xã chưa bền vững nguy cơ tái nghèo vẫn có thể xảy ra ở những hộ vừa thoát nghèo. Trong khi đó việc kiểm tra, giám sát thực hiện công tác giảm nghèo tại một số nơi chưa thường xuyên, chất lượng tuyên truyền chính sách giảm nghèo bền vững chưa cao. Đặc biệt là một số hộ nghèo không có khả năng lao động, hộ có thành viên mắc bệnh hiểm nghèo, mắc tệ nạn xã hội… Vì thế, việc thực hiện giảm nghèo ở những gia đình này là rất khó khăn. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng tái nghèo do nguồn kinh phí đầu tư cho công tác giảm nghèo còn thấp; chính sách giảm nghèo tuy nhiều nhưng còn nhỏ lẻ, dàn trải bình quân, chưa có sự tập trung đầu tư nhằm bảo đảm thoát nghèo bền vững theo từng nhóm đối tượng, đồng thời hộ nghèo không muốn vươn lên thoát nghèo còn trong chờ ỷ lại sự hỗ trợ vào chính sách của nhà nước, ngoài ra thiên tai, mất mùa diễn ra thường xuyên, hậu quả của chiến tranh để lại quá nặng nề nên tỉ lệ đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tương đối cao, nhiều vùng đất ô nhiễm chưa khắc phục được .

2.3.3. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân 2.3.3.1 Một số tồn tại, hạn chế

Ngoài những kết quả đạt được như đã nêu trên. Công tác triển khai thực hiện các mục tiêu Giảm nghèo đang còn gặp nhiều khó khăn đó là:

- Một số hộ nghèo đang còn trong chờ ỷ lại vào Nhà nước, không tự vươn lên làm ăn phát triển kinh tế để thoát nghèo.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

80

- Công tác giảm nghèo là một chiến lược chính sách lâu dài, Người làm công tác giảm nghèo phải có tâm huyết. Vì vậy phải có chính sách cho cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo ở địa phương.

- Mặc dù tuyên truyền và sự hỗ trợ rất nhiều kênh khác nhau, nhưng số lượng XKLĐ có thành viên hộ nghèo trên địa bàn còn khiêm tốn do thị trường có thu nhập cao như Nhật Bản, Hàn Quốc …cần có trình độ và yêu cầu về độ tuổi, sức khỏe khá khắt khe, trong lúc đó hộ nghèo trình độ thấp thị trường Đài Loan, Mã Lai… dễ tính hơn thì thu nhập thấp, thu hồi vốn chậm, một số con em trong hộ nghèo, chưa tự chủ trong việc tìm kiếm việc làm, XKLĐ để tạo nguồn thu nhập ổn định cho gia đình.

- Ban chỉ đạo XĐGN một số xã, phường còn lúng túng trong khâu chỉ đạo điều hành, nguyên nhân là do thiếu sự phân công trách nhiệm, thẩm quyền cụ thể cho từng thành viên trong BCĐ, thiếu sự phối kết hợp giữa các thành viên.

- Công tác tuyên truyền vận động XĐGN trong những năm qua tuy đã có nhiều cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng với yêu cầu do hình thức tuyên truyền còn giản đơn, nghèo nàn về nội dung dẫn đến việc huy động nguồn lực cho chương trình chưa cao. Một số địa phương, đơn vị còn xem nhẹ công tác tuyên truyền;

- Cấp uỷ Đảng, chính quyền một số cơ quan đơn vị và UBND một số xã chưa quan tâm đúng mức đối với công tác XĐGN do chưa chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình XĐGN của địa phương mình, hoặc có lập kế hoạch nhưng không sát đúng với thực tế của địa phương mình;

- Công tác tổ chức điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo, UBND nhiều địa phương chưa quan tâm đúng mức, việc giám sát đánh giá còn giao trắng cho thôn, khu phố, ý thức trách nhiệm của một số người dân còn lệch lạc chưa đúng: xin vào hộ nghèo để được KCB miễn phí, để được miễn giảm học phí cho con, để được vay vốn ưu đãi và hưởng nhiều chính sách ưu đãi khác của Nhà nước do đó kết quả điều tra xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo ở một số địa phương chưa phản ánh đúng thực tế.

- Việc thu thập, cập nhật, thực hiện chế độ báo cáo của UBND các xã, phường, một số cơ quan, ban ngành thành viên BCĐ-XĐGN còn nhiều hạn chế, chưa nghiêm túc.

Có thể khẳng định, công tác xoá đói giảm nghèo của Thị xã Quảng Trị trong những năm qua đã được quan tâm đúng mức và đạt hiệu quả thiết thực. Hộ nghèo, người nghèo được quan tâm tạo điều kiện giải quyết việc làm, được tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, được nâng cao khả năng tiếp cận với các dịch vụ sản xuất, dịch

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

81

vụ xã hội cơ bản; nhận thức về trách nhiệm xoá đói giảm nghèo được nâng cao, tạo phong trào xã hội hoá xoá đói giảm nghèo sâu rộng trên địa bàn toàn thị xã

2.3.3.2. Nguyên nhân

Tuy nhiên công tác giảm nghèo ở một số xã, phường chưa đạt so với chỉ tiêu đề ra, từ những tồn tại trên vẫn còn một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Một số bộ phận người nghèo chưa nhận thức đúng về trách nhiệm của chính mình, thiếu quyết tâm vươn lên để vượt qua nghèo, có tâm lý ỷ lại, chây lười không chịu khó vận động để tự vươn lên. Số người nghèo chưa đủ khả năng để tự tính toán đầu tư vào sản xuất, mở mang ngành nghề, dịch vụ.

- Về trách nhiệm của các cấp, các ngành và chính quyền địa phương chưa nắm chắc tình hình và nhu cầu của từng hộ nghèo, để qua đó bàn bạc, hướng dẫn, giúp đỡ tìm các biện pháp trợ giúp thích hợp cho từng hộ phát triển sản xuất. Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo chưa qua đào tạo chuyên môn nên trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều hạn chế, còn phải kiêm nhiều công việc lại bị thay đổi thường xuyên, trong khi đó chế độ đãi ngộ đối với họ chưa thoả đáng do đó hiệu quả công tác chưa cao.

- Các chương trình tập huấn kỷ thuật mới trồng trọt, chăn nuôi chưa nhiều hoặc chưa đáp ứng với khả năng tiếp thu của người nghèo. Việc sử dụng vốn vay của hộ nghèo chưa có hiệu quả. Một số mô hình sản xuất đạt hiệu quả chưa được nhân rộng nhiều.

- Thiếu vốn cũng như kiến thức và kinh nghiệm làm ăn, tập quán sản xuất và sinh hoạt lạc hậu, đông con, bệnh tật thường xuyên, chi phí cho việc điều trị và đi lại lớn nên không có khả năng tích lũy tái sản xuất mở rộng. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thiên tai gây ra hàng năm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm nghèo trên địa bàn thị xã chưa đạt hiệu quả cao.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)