GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị (Trang 42 - 47)

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ

2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ

- Vị trí địa lý: Thị xã Quảng trị được hình thành và trở thành dinh lỵ của Tỉnh Quảng Trị từ năm 1809 dưới triều đại Gia Long. Trải qua mấy lần tách, nhập với phủ Thừa Thiên (1853) và Tỉnh Quảng Bình (1890), năm 1900, Toàn quyền Đông Dương ra Nghị định tách Quảng Trị khỏi Thừa Thiên, lập thành Tỉnh Quảng Trị. Đến ngày 17/2/1906, Toàn quyền Đông Dương ban hành quyết định thành lập Thị xã Quảng Trị - Tỉnh lỵ của Tỉnh Quảng trị.

Sau ngày đất nước thống nhất, Tỉnh Quảng trị, tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên hợp nhất thành Tỉnh Bình Trị Thiên. Thị xã Quảng Trị trở thành Huyện lỵ của huyện Triệu Phong và tiếp sau đó là Huyện lỵ của Huyện Triệu Hải (1977). Ngày 16/9/1989, HĐBT (Nay là Chính phủ) nước CHXHCN Việt Nam ra quyết định thành lập Thị xã Quảng Trị.

Thị xã Quảng Trị cách Tp.Huế khoảng 60km về phía bắc, phía tây và phía bắc giáp huyện Triệu Phong, phía đông giáp huyện Hải Lăng và phía nam giáp huyện Đakrông và Hải Lăng. Thị xã Quảng Trị có diện tích tự nhiên là 7.402,78 ha, dân số 22.760 người; 5 đơn vị hành chính trực thuộc.

- Địa hình: Địa hình thị xã Quảng Trị chia thành 2 vùng rõ rệt. Phía nam là vùng đồi núi với những thảm rừng có hệ sinh thái phong phú. Phía bắc là vùng đồng bằng tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc trồng lúa và các loại cây ăn quả lâu năm. Hai con sông Thạch Hãn và Vĩnh Định chảy qua Thị xã hình thành các con đường thuỷ nối liền thị xã Quảng Trị về với Cửa Việt, Hội Yên, Đông Hà, thị xã Quảng Trị đi Thuận An (Huế)… Đồng thời, 2 con sông chảy vào lòng thị xã đã góp phần tạo nên cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẽ về mùa hè, bồi đắp phù sa cho ruộng đồng về mùa mưa. Nằm trên trục đường giao thông chiến lược của quốc gia: quốc lộ I, tuyến đường sắt Bắc-Nam, địa bàn thị xã Quảng Trị giao thông ra bắc vào Nam hết sức thuận lợi. Thị xã cũng là đầu mối xuất phát của các con đường tỉnh lộ như đường 64 (thị xã Quảng Trị- Cửa Việt), đường 68 (thị xã Quảng Trị- đồng bằng Triệu Hải-

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

42

Phong Quảng) và nhiều con đường khác: thị xã Quảng Trị -La Vang- Phước Môn, thị xã Quảng Trị - Thượng Phước - Trấm - Cùa. Với hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thuỷ từ trung tâm thị xã có thể mở rộng phát triển khắp các vùng, tiện lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá giữa thị xã Quảng Trị với các huyện, thị trong tỉnh, trong nước. Vì vậy, thị xã Quảng Trị có một vị trí quan trọng không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị, quân sự, văn hoá, xã hội.

- Khí hậu: Khí hậu thị xã Quảng Trị mang đậm nét điển hình của khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa. Sự khắc nghiệt của khí hậu kết hợp với sự phức tạp của địa hình thường xuyên gây ra bão, lụt, hạn hán, giá rét… Mùa bão ở đây tập trung từ tháng 9 đến tháng 11. Các cơn bão đổ bộ vào đất liền thường tập trung vào các cơn bão số 7,8,9,10. Bão thường kèm theo mưa to kết hợp với nước biển dâng cao và lượng mưa lớn từ trên nguồn đổ về gây lũ lụt và ngập úng trên diện rộng làm thiệt hại đến cơ sở hạ tầng và phá hoại mùa màng. Thị xã Quảng Trị chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai loại gió mùa: gió mùa đông bắc hoạt động từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau và đặc biệt, gió mùa tây nam bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, nhiệt độ có lúc lên tới 400C- 410C, làm cho nguồn nước sông cạn kiệt, nước mặn tràn vào gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, sinh hoạt của nhân dân thị xã.

Nhìn chung, khí hậu của khu vực có nhiều nét biến động mạnh, thể hiện qua sự biến động mùa: mùa đông và mùa hè, mùa mưa và mùa khô. Thời tiết thường gây úng vào đầu vụ đối với vụ đông xuân; hạn đầu vụ, úng cuối vụ đối với vụ hè.

- Ngu n nước: Thị xã Quảng Trị có tổng trữ lượng nguồn nước lớn, phân bố khá đều. Nguồn nước từ sông Thạch Hãn phục vụ công tác tưới tiêu.

- Tài nguyên: Nguồn khoáng sản ở thị xã nhìn chung nghèo, chủ yếu gồm có đất cát ven sông. Việc khai thác không hợp lý khiến dòng chảy sông Thạch Hãn thay đổi ảnh hưởng xấu tới đời sống các hộ dân ven sông xóm Đò, xóm Hà khu vực An Đôn và nhân dân phường 2, phường 3 .

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Về nguồn lao động của thị xã

- Lao động và nhân khẩu của thị xã

Trong những năm gần đây tốc độ phát triển dân số của thị xã không giảm, bình quân dân số tăng 0,89%. Như vậy, dân số thị xã có xu hướng tăng nhẹ trong thời gian tới, đảm bảo cung cấp nguồn lao động dồi dào cho thị xã trong phát triển kinh tế.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

43

Bảng 2.1: Chỉ tiêu dân số Thị xã Quảng Trị giai đoạn 2015 – 2017

Chỉ tiêu 2015 2016 2017

Tổng số hộ (hộ) 6.039 6.101 6.202

Tổng nhân khẩu (người) 23.537 24.319 25.746

(Ngu n: Phòng Lao động –TB &Xã hội thị xã Quảng Trị) - Lao động phân theo trình độ văn hóa

Lực lượng lao động ở thị xã Quảng Trị nhìn chung có trình độ học vấn khá.

Dân số đủ 15 tuổi trở lên hoạt động kinh tế thường xuyên chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm tỉ lệ nhỏ trong lực lượng lao động và giảm dần qua các năm.

Năm 2015 số lao động có trình độ học vấn thấp, chưa biết chữ là 1,2% và chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm 2,2 % và giảm dần đến năm 2017 chưa biết chữ là còn 0,52 %, chưa tốt nghiệp tiểu học 1,82 % . Số lượng người lao động đã tốt nghiệp trung học cơ sở vẫn chiếm số lượng và tỉ trọng cao.

- Lao động phân theo trình độ chuyên môn kỹ thuật

Trong những năm qua cho thấy tỉ lệ lao động đã qua đào tạo của thị xã Quảng Trị tuy chưa cao nhưng đã tăng lên đáng kể. Năm 2015, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo ở trình độ sơ cấp, học nghề trở lên chỉ chiếm 25,5%, nhưng đến năm 2016 đã tăng lên 27,2% và năm 2017 lên 35,4%.

- Lao động trong các ngành kinh tế

Bảng 2.2: Tình hình phân bố lao động theo ngành tại thị xã Quảng Trị giai đoạn 2015-2017

Đơn vị tính: Người

Chỉ tiêu Năm

2015 2016 2017

Tổng lao động 12.102 12.187 12.537

- Lao động nông nghiệp - Lao động CN – TTCN

- Lao động Thương mại – dịch vụ

2.990 2.250 6.862

2.890 2.200 7.097

2.810 2.320 7.407 (Ngu n: Phòng Thống kê thị xã Quảng Trị) Điều này cho thấy nông nghiệp ngày càng giảm. Bên canh đó lao động trong ngành thương mại – dịch vụ tăng cũng khá nhanh từ 7.097 năm 2016 lên 7.407 năm 2017. Phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, cơ cấu lao động của toàn thị xã đang chuyển dịch theo hướng tăng dần lao động trong lĩnh vực CN – TTCN và dịch vụ.

Trong khi giảm dần số lao động trong ngành nông nghiệp. Tuy nhiên sự chuyển biến cũng chưa thật sự rõ rệt.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

44

Như vậy, với đặc trưng và lợi thế phát triển như hiện nay sẽ tạo ra sự phân bổ lao động khác nhau trong ngành kinh tế.

2.1.2.2. Về điều kiện kinh tế

Bảng 2.3. Hiện trạng sử dụng đất năm 2017 trên địa bàn Thị xã Quảng Trị

Chỉ tiêu Tổng số

(ha)

Cơ cấu (%)

Diện tích tự nhiên 7282,30 100,00

I. Đất nông nghiệp 5758,70 79,07

Đất sản xuất nông nghiệp 928,06 12,74

- Đất trồng cây hàng năm 554,38 7,61

+ Đất trồng lúa 306,90 4,21

+ Đất trồng cây hàng năm khác 217,48 2,99

- Đất trồng cây lâu năm 403,68 5,54

Đất lâm nghiệp có rừng 4760,31 65,38

- Rừng sản xuất 2874,06 39,47

- Rừng phòng hộ 1886,25 25,90

- Rừng đặc dụng 0,00 0,00

Đất nuôi trồng thuỷ sản 70,33 0,96

Đất làm muối - -

Đất nông nghiệp khác - -

II. Đất phi nông nghiệp 1356,65 18,63

Đất ở 178,16 2,44

- Đất ở đô thị 153,39 2,10

- Đất ở nông thôn 24,77 0,34

Đất chuyên dùng 409,27 5,62

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 7,99 0,10

- Đất quốc phòng, an ninh 46,87 0,64

- Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 18,21 0,25

- Đất có mục đích công cộng 307,21 4,21

Đất tôn giáo, tín ngưỡng 10,25 0,14

Đất nghĩa trang, nghĩa địa 92,99 1,27

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 665,81 9,14

Đất phi nông nghiệp khác 0,16 0,02

III. Đất chưa sử dụng 166,95 2,29

Đất bằng chưa sử dụng 108,5 1,49

Đất đồi núi chưa sử dụng 58,45 0,80

Núi đá không có rừng cây - -

(Ngu n: Phòng Thống kê thị xã Quảng Trị)

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

45

Năm 2017, lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm gặp nhiều khó khăn, bất lợi;

đặc biệt do giá xuất chuồng sụt giảm mạnh, tiêu thụ khó khăn, người chăn nuôi trên địa bàn đã giảm đàn để tránh thua lỗ. Mặc dù gặp nhiều bất lợi nhưng người chăn nuôi vẫn duy trì đàn lợn nái và chăn nuôi lợn theo phương thức truyền thống, chăn nuôi hữu cơ, chăn nuôi an toàn. Trên địa bàn các mô hình chăn nuôi khác tiếp tục được duy trì.

2.1.3. Những thuận lợi, khó khăn đối với công tác giảm nghèo bền vững tại thị xã Quảng Trị

2.1.3.1. Thuận lợi

Kinh tế phát triển do đó có điều kiện để giảm nghèo (tỷ lệ chi cho công tác giảm nghèo ngày càng tăng, nhiều tổ chức, cá nhân cùng tham gia công tác giảm nghèo, toàn thể nhân dân của thị xã hàng năm đều đóng góp ủng hộ quỹ “ngày vì người nghèo”

Dân trí khá cao, mọi người dân hiểu được chính sách pháp luật, hiểu rõ tầm quan trọng của chính sách giảm nghèo.

Thị xã Quảng Trị có di tích quốc gia đặc biệt là Thành Cổ Quảng Trị nên có tiềm năng phát triển du lịch, dịch vụ, quản lý tốt quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng, phấn đấu trở thành một trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao dịch có vai trò tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

Là địa phương có số doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, số hộ kinh doanh cá thể lớn nên nhân dân có nhiều cơ hội có việc làm, nâng cao thu nhập, nhiều cơ hội làm ăn, buôn bán, kinh doanh.

Phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ có liên quan tới lĩnh vực xóa đói, giảm nghèo luôn được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cấp phẩm chất đạo đức và năng lực công tác.

Có nhiều tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân quan tâm ủng hộ công tác giảm nghèo của thị xã Quảng Trị điển hình như công ty bia huda Huế, hội cựu chiến sĩ Thành Cổ ở Bỉm Sơn Thanh Hóa, Hội cây xanh Việt Nam Hà Nội….

2.1.3.2. Khó khăn

Là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của tỉnh nên phát sinh nhiều tệ nạn như ma túy, cờ bạc, số đề, cho vay nặng lãi… Dân số tăng cơ học cũng dẫn đến áp lực về vấn đề an sinh như nhu cầu về đầu tư xây dựng trường lớp học, bệnh viện, trạm y tế, vấn đề về an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường…

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

46

Một số cán bộ làm công tác giảm nghèo chưa tích cực, nhiệt tình, trách nhiệm, đặc biệt là đội ngũ cán bộ cơ sở, dẫn đến còn bỏ sót hộ nghèo, tiếp cận hộ nghèo chủ yếu tính toán, áp dụng theo chuẩn nghèo do Nhà nước quy định, chưa có giải pháp tiếp cận đa chiều nên có những hộ khi áp dụng chuẩn nghèo thì không thuộc đối tượng, song thực tế họ vẫn phải sống với mức nghèo khó.

Diện tích thị xã Quảng Trị nhỏ hẹp, chủ yếu là vùng đồi núi, thung lũng và vùng cát trắng; vùng đồng bằng chủ yếu ở Hải Lệ, phường An Đôn là hai địa bàn mới sát nhập vào thị xã Quảng Trị của huyện Hải Lăng, huyện Triệu Phong nên kinh tế còn có nhiều khó khăn, đời sống nhân dân ở hai địa phương này khó bắt nhịp với địa bàn trung tâm nên độ chênh lệch khá lớn giữa các phường xã còn cao.

Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt (gió lào,cát trắng,vùng thường xuyên ngập lụt) đồng thời hậu quả của chiến tranh đem lại nên khả năng phục hồi phát triển kinh tế còn chậm và gây ra hậu quả tái nghèo khá cao, chỉ số giảm nghèo bền vững mong manh.

Một phần của tài liệu Giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)