Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ
2.2. THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở THỊ XÃ QUẢNG TRỊ, TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2015-2017
2.2.2. Tình hình nghèo đói ở Thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị
- Thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo của Tỉnh giai đoạn 2011-2015;
quán triệt sâu sắc Nghị Quyết của BCH Đảng Bộ Thị xã, cùng với sự chỉ đạo, điều hành thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng, các cấp uỷ, chính quyền đã quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện chương trình giảm nghèo. Nhờ vậy, trong những năm qua, chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững đã đưa vào mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch từng cơ quan đơn vị, của từng ngành, từng địa phương và tích cực hoạt động có hiệu quả.
- Để giảm nghèo nhanh và bền vững, căn cứ Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững của Quốc gia thời kỳ 2011- 2020. Năm 2012, UBND thị xã chỉ đạo các ngành và các địa phương tiếp tục thực hiện Nghị Quyết chuyên đề của BCH Đảng bộ thị xã về công tác giảm nghèo giai đoạn 2012-2015 theo Kết luận số 214-KL/TU ngày 26/11/2012 của Thị ủy.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
49
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng Chương trình ký kết phối hợp công tác giảm nghèo hàng năm giữa cơ quan thường trực với Hội Nông dân, Hội LHPN, Đoàn thanh niên CSHCM, Hội CCB thị xã.
Bảng 2.5: Tình hình hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thị xã Quảng Trị cuối năm 2015
TT Phường/Xã Hộ nghèo Cận nghèo
Số hộ Số nhân khẩu Số hộ Số nhân khẩu
1 Phường 1 27 102 36 139
2 Phường 2 26 99 70 278
3 Phường 3 55 185 104 392
4 Phường An Đôn 16 45 27 114
5 Xã Hải Lệ 32 84 45 151
Tổng Cộng 156 515 282 1.074
(Ngu n: Phòng Lao động-TB&XH Thị xã Quảng Trị) Thực hiện Kế hoạch số 3929/KH-UBND ngày 26/9/2016 của UBND tỉnh Quảng Trị về rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn tỉnh Quảng Trị; Kế hoạch số 754/KH-UBND ngày 03/10/2016 của UBND thị xã về rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2016 theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều trên địa bàn thị xã Quảng Trị.
Bảng 2.6: Tình hình hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thị xã Quảng Trị cuối năm 2016
TT Phường/Xã Hộ nghèo Cận nghèo
Số hộ Số nhân khẩu Số hộ Số nhân khẩu
1 Phường 1 35 126 37 148
2 Phường 2 34 120 79 310
3 Phường 3 69 213 81 328
4 Phường An Đôn 51 182 41 192
5 Xã Hải Lệ 51 147 48 152
Tổng Cộng 240 788 286 1.130
(Ngu n: Phòng Lao động-TB&XH Thị xã Quảng Trị) Thực hiện Thông tư số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm, theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
50
về ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016- 2020; Trong năm 2017, Phòng LĐ-TB&XH tham mưu UBND thị xa thẩm định 07 trường hợp bổ sung hộ nghèo, hộ cận nghèo như sau:
Đơn vị Phường 1: Bổ sung 01 hộ cận nghèo Đơn vị Phường An Đôn: Bổ sung 01 hộ nghèo Đơn vị Phường 3: giảm 2 hộ nghèo
Đơn vị Xã Hải lệ: Bổ sung 02 hộ nghèo, giảm 01 hộ nghèo
Bảng 2.7: Tình hình biến động số hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2017 T
T Phường/Xã
Hộ nghèo Hộ cận nghèo
Đầu kỳ
Tăng Giảm Cuối kỳ
Đầu kỳ
Tăng Giảm Cuối kỳ
1 Phường 1 35 0 0 35 37 1 0 38
2 Phường 2 34 0 0 34 79 0 0 79
3 Phường 3 69 0 2 67 81 0 0 81
4 Phường An Đôn 51 1 0 52 41 0 0 41
5 Xã Hải Lệ 51 2 1 52 48 0 0 48
Tổng Cộng 240 3 3 240 286 1 0 287
(Ngu n:Phòng Lao động TB&XH thị xã Quảng Trị) - Tổng số hộ nghèo đầu năm là 240/6101 hộ, chiếm tỷ lệ 3,93%,
- Kết quả rà soát cuối năm 2017 giảm 35 hộ tương ứng giảm 0,62%; Hộ nghèo đầu năm 2018 là 205/6202 hộ, chiếm 3,31%.
Tỷ lệ tái nghèo sau khi thoát nghèo phản ánh rõ mức độ bền vững trong thực hiện giảm nghèo tại một địa phương. Qua thời gian, với những biến động khác nhau, những nguyên nhân khác nhau như điều kiện, hoàn cảnh khó khăn, chính sách hỗ trợ chưa phát huy hiệu quả, ý chí vươn lên của hộ nghèo,…rất có thể làm hộ đã thoát nghèo tái nghèo trở lại. Lúc này ta đo lường số hộ nghèo trở lại so với hộ đã thoát nghèo trong 1 khoảng thời gian để đánh giá mức độ bền vững trong thực hiện giảm nghèo bền vững tại địa phương đó.
Giảm nghèo bền vững tức là chắc chắn đã thoát nghèo, không còn nghèo trở lại.
Vì vậy đo lường mức độ giảm nghèo bền vững dựa trên số hộ nghèo đã thoát nghèo những không tái nghèo là một chỉ tiêu tốt, phản ánh rõ nhất thực trạng tiến triển của
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
51
các hộ thoát nghèo, sau khi thoát nghèo họ đã có những việc làm tốt, nâng cao thu nhập, cải nhiện đời sống và không còn nghèo.
Bảng 2.8: Tình hình hộ nghèo trên địa bàn Thị xã Quảng Trị cuối năm 2017
TT Đơn vị Hộ nghèo
đầu kỳ Tăng Giảm Hộ nghèo
cuối kỳ
1 Phường 1 35 0 07 28
2 Phường 2 34 0 06 28
3 Phường 3 69 0 05 64
4 Phường An Đôn 51 0 10 41
5 Xã Hải Lệ 51 0 07 44
Tổng cộng 240 0 35 205
(Ngu n: Phòng lao động TB&XH thị xã Quảng Trị) 2.2.3. Tình hình tổ chức công tác giảm nghèo trên địa bàn thị xã Quảng Trị
2.2.3.1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện giảm nghèo bền vững
Để thực hiện các văn bản chính sách về giảm nghèo bền vững của các cơ quan nhà nước cấp trên, Đảng bộ và chính quyền thị xã Quảng Trị đã ban hành theo thẩm quyền hoặc chủ trì soạn thảo trình cơ quan có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản.
Tình hình ban hành văn bản và kế hoạch tổ chức thực hiện giảm nghèo bền vững tại thị xã Quảng Trị được trình bày ở bảng sau.
Bảng 2.9: Tình hình ban hành văn bản và kế hoạch tổ chức thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Quảng Trị giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: Văn bản Năm
Chỉ tiêu
2015 2016 2017
So sánh
2016/2015 2017/2016
± % ± %
1. Văn bản chỉ đạo 6 7 9 1 16,7 2 28,6
Trong đó:
- Chính phủ quy định chi tiết về
giảm nghèo bền vững 4 5 7 1 25,0 2 40,0
- Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo,
hướng dẫn thực hiện 2 2 2 0 0,0 0 0,0
2. Nghị quyết chuyên đề 4 5 5 1 25,0 0 0,0
3. Kế hoạch thực hiện 3 4 5 1 33,3 1 25,0
(Ngu n: UBND thị xã Quảng Trị)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
52
Qua 3 năm 2015-2017, cho thấy để tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cấp mình. Các kế hoạch hành động cụ thể hướng tới giảm nghèo bền vững được thể hiện thông qua gần 160 văn bản, trong đó có 14 Nghị định của Chính phủ; 40 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ 27 văn bản phê duyệt các đề án, chính sách; 26 văn bản liên tịch giữa các Bộ. Ngoài ra trên cơ sở tình hình thực tế của địa phương mình, tỉnh Quảng Trị, thị xã Quảng Trị đã chủ động xây dựng và ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách XĐGN ở địa phương mình. Thị xã đã ban hành 22 văn bản để tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, HĐND thị xã ban hành 14 Nghị quyết chuyên đề, UBND thị xã ban hành 12 văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện.
Đảng bộ chính quyền và nhân dân thị xã Quảng Trị đã thực hiện đồng bộ và tổng hợp nhiều nguồn lực, nhiều chính sách đầu tư cho công tác xoá đói giảm nghèo. Bên cạnh đó, kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững còn được gửi đến các tổ chức chính trị - xã hội trong thị xã để phối hợp thực hiện.
2.2.3.2. Phổ biến tuyên truyền về chính sách giảm nghèo bền vững
Công tác phổ biến tuyên truyền về chính sách chính sách giảm nghèo bền vững ở thị xã Quảng Trị qua 3 năm 2015 - 2017 được trình bày ở bảng sau.
Bảng 2.10. Tình hình phổ biến tuyên truyền về giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Quảng Trị giai đoạn 2015-2017
Năm Chỉ tiêu
ĐVT
2015 2016 2017
So sánh
2016/2015 2017/2016
± % ± %
1. Hội nghị lần 3 4 4 1 33,3 0 0
2. Chuyên trang, chuyên mục số 4 5 7 1 25,0 2 40,0 Trong đó:
- Báo Quảng Trị số 2 2 3 0 0,0 1 50,0
- Đài THTH thị xã số 2 3 4 1 50,0 1 33,3
3. Tập huấn nghiệp vụ lần 4 4 5 0 0 1 25,0
4. Sinh hoạt chuyên đề lần 10 11 13 1 10,0 2 25,0 5. Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý lần 5 6 8 1 10,0 2 25,0 6. Tờ gấp, tờ rơi tuyên truyền
về giảm nghèo bền vững tờ 300 350 350 50 16,7 0 0,0 (Ngu n: UBND thị xã Quảng Trị)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
53
Qua Bảng 2.10, cho thấy qua 3 năm 2015-2017, toàn thị xã đã tổ chức gần 20 hội nghị chuyên đề để quán triệt, triển khai chính sách giảm nghèo bền vững. Các cơ quan Báo, Đài của thị xã đã xây dựng 16 chuyên trang, chuyên mục và thường xuyên tổ chức phát sóng, phổ biến về chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo tới các cấp, các ngành và người dân, đồng thời nêu lên những điển hình tiên tiến trong phong trào xóa đói giảm nghèo, kịp thời động viên người nghèo vươn lên thoát nghèo. Việc trợ giúp pháp lý cho người dân và người nghèo các xã đặc biệt khó khăn luôn được các cấp, các ngành quan tâm thực hiện. Toàn thị xã đã thành lập được các câu lạc bộ trợ giúp pháp lý, tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật; tổ chức sinh hoạt chuyên đề và tư vấn giải quyết ở cơ sở để tuyên truyền về chính sách giảm nghèo bền vững với những thông tin cụ thể, dễ đọc, dễ hiểu góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn.
Từ kết quả phân tích cho thấy, công tác tuyên truyền thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, trợ giúp pháp lý nâng cao nhận thức, hiểu biết, giúp người nghèo có thể nắm bắt và hiểu được chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách xóa đói giảm nghèo của nhà nước để họ yên tâm lao động sản xuất, tích cực, chủ động tham gia vào quá trình thực hiện chính sách hướng tới đạt được các mục tiêu của chính sách xóa đói giảm nghèo.
2.2.3.3. Huy động bố trí nguồn lực thực hiện giảm nghèo bền vững
Trong quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cần phải huy động, bố trí một khối lượng nguồn lực rất lớn để có thể đưa chính sách vào đời sống xã hội.
Với đặc điểm KT-XH của các địa phương trong thị xã đã tích cực huy động và sử dụng nguồn lực của mình cùng với sự hỗ trợ từ nguồn ngân sách trên địa bàn để tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Nguồn lực này chủ yếu tập trung vào hai loại nguồn lực cơ bản là; (i) nguồn lực về tài nguyên thiên nhiên, cơ sở hạ tầng, ứng dụng khoa học công nghệ và (ii) nguồn lực vốn. Qua 3 năm 2015- 2017, thị xã Quảng Trị đã biết phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của nhà nước, doanh nghiệp và các nguồn vốn khác để tập trung xóa đói giảm nghèo. nguồn vốn huy động phục vụ giảm nghèo bền vững tại thị xã Quảng Trị
2.2.3.4. Công tác kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện
Để công tác giảm nghèo bền vững mang lại kết quả, phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của địa phương, trong những năm qua cấp ủy và chính quyền địa
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
54
phương đã tích cực kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở địa phương mình. Tình hình kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện giảm nghèo bền vững được trình bày ở bảng sau.
Bảng 2.11. Tình hình kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Quảng Trị giai đoạn 2015 - 2017
Năm Chỉ tiêu
ĐVT 2015 2016 2017
So sánh
2016/2015 2017/2016
± % ± %
1. Số đợt kiểm tra, giám sát đợt 5 5 6 0 0 1 20,0 2. Phát hiện hạn chế, yếu
kém
trường
hợp 1 1 0 0 0 0 100
(Ngu n: UBND thị xã Quảng Trị) Qua 3 năm 2015-2017 đã thực hiện 16 đợt, kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã. Phát hiện 02 trường hợp hạn chế yếu kém trong tổ chức quản lý giảm nghèo bền vững. Từ những kết đó, đã ban hành các kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo bền vững trên địa bàn, đồng thời đôn đốc, chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể của địa phương tích cực tham gia vào công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá quá trình thực hiện. Hàng năm, Đảng ủy, HĐND đều ban hành nghị quyết về chương trình, kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững hàng năm trên địa bàn. Căn cứ vào nghị quyết của Tỉnh ủy, nghị quyết của HĐND, UBND ban hành kế hoạch thực hiện giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững hàng năm. Thị xã đã thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát với các thành viên trong đoàn là đại diện của các Phòng, Ban, Ngành, đoàn thể có liên quan.
2.2.4. Tình hình thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Quảng Trị
2.2.4.1. Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo
- Ngân hàng CSXH trong những năm qua đã thực hiện chỉ tiêu giải ngân vốn cho người nghèo vay để SXKD và đạt kết quả khá cao, huy động được nhiều nguồn vốn qua kênh khác nhau như kênh hộ nghèo, chương trình GQVL, các kênh từ hội đoàn thể, đến nay đã có trên 98% số hộ nghèo, Hộ cận nghèo được vay vốn, bình quân mỗi hộ vay từ 30- 50 triệu đồng. Công tác cho vay đều được giải quyết theo các thủ
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
55
tục, đúng quy trình, bảo đảm nhanh gọn. Việc uỷ thác cho 4 hội, đoàn thể là: Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên được Ngân hàng CSCH đánh giá thực hiện trong những năm qua có hiệu quả, củng cố và tăng cường trách nhiệm ở cấp thị và cấp phường, xã nhằm thực hiện tốt các chương trình tín dụng nhà nước.
- Thực hiện Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính Phủ về hỗ trợ chính sách vay vốn cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo mới thoát nghèo. Đây là một trong những động lực giúp đỡ cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu tư vào SXKD giảm nguy cơ tái nghèo; đến nay đã có 446 Hộ nghèo, Hộ cận nghèo đã được hổ trợ vay vốn, với số tiền bình quân 35.000.000đ/hộ.
Nhờ chính sách tín dụng ưu đãi mà trong những năm qua, Hầu hết hộ nghèo, hộ cận nghèo đều được vay vốn để đầu tư cho SXKD, người nghèo mạnh dạn hơn trong việc vay vốn, ý thức trách nhiệm cũng như kinh nghiệm sử dụng vốn vay được nâng lên. Đây chính là yếu tố quan trọng mang lại kết quả giảm nghèo nhanh, bền vững trong nhân dân.
Vốn cho vay nhìn chung được hộ nghèo sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, người nghèo tiếp cạn thuận lợi hơn, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo. Quy trình cho vay của Ngân hàng chính sách được các hộ nghèo đánh giá là đơn giản và phù hợp với trình độ của người nghèo.
Kết quả phân tích cho thấy, qua 3 năm 2015-2017, vốn tín dụng của Ngân hàng đã đến được 100% các phường và hầu hết hộ nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu vay vốn đều được đáp ứng, góp phần giảm nhanh số hộ nghèo. Tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, hộ gặp khó khăn đột xuất được vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, học tập, học nghề và đi xuất khẩu lao động để tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo.
Trong thời gian tới Tiếp tục phát huy hiệu quả các tổ chức nhận ủy thác vay vốn và các tổ tiết kiệm vay vốn của các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thị xã. Đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu vay vốn phải có phương án sản xuất kinh doanh và được các tổ chức đoàn thể tín chấp cho vay, đảm bảo nguồn vốn vay đúng đối tượng, kịp thời và sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay; xử lý theo quy định đối với các hộ có nợ đọng kéo dài.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
56
2.2.4.2. Chính sách đào tạo nghề, tập huấn khoa học kỹ thuật và hỗ trợ sản xuất, phát triển hệ thống khuyến nông
Đa số hộ nghèo ở thị xã Quảng Trị là hộ nghèo đô thị và là hộ phi nông nghiệp.
Để giảm nghèo một cách bền vững thì việc đào tạo nghề, giới thiệu việc làm đóng vai trò quan trọng. Thị xã Quảng Trị đã xây dựng Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2015 - 2020.
Giải quyết việc làm và đạo tạo nghề cho người lao động là biện pháp hết sức quan trọng, góp phần xoá nghèo nhanh và bền vững. Trong những năm qua, Trung tâm Dạy nghề tổng hợp thị xã; Trung tâm giạy nghề miễn phí Phùng Xuân, Công ty Cổ phần may Quảng Trị đã tiếp nhận và mở các lớp đào tạo nghề cho lao động thuộc diện hộ nghèo, lao động nông thôn để họ tìm cho mình được một công việc phù hợp với khả năng, năng lực của bản thân kiếm được công ăn việc làm ổn định. Vì vậy trong những năm qua trên địa bàn thị xã tạo việc làm mới cho 1.529 lao động (trong đó: Lao động làm việc tại địa phương và trong tỉnh cho 1.290 lao động; Lao động đi làm việc ngoài tỉnh 216 lao động; Lao động xuất khẩu 23 người)
Bảng 2.12. Tình hình giải quyết việc làm trong chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Quảng Trị giai đoạn 2015-2017
Đơn vị tính: Người Năm
Chỉ tiêu
2015 2016 2017
So sánh
2016/2015 2017/2016
± % ± %
1. Đi làm việc tại các cơ quan, đơn
vị, cơ sở SXKD trên địa bàn 220 350 218 130 59,1 132 60,6 2. Đi làm việc ngoại tỉnh 54 63 163 9 16,7 100 158,7 3. Đi làm việc tại nước ngoài 35 50 34 15 42,9 16 45,7 4. GQVL từ đề án theo Quyết định
1956/QĐ-TTg 232 120 226 112 93,3 106 88,3
Tổng số 541 583 641 42 7,76 42 7,2
(Ngu n: UBND thị xã Quảng Trị) Qua 3 năm 2015-2017, giải quyết việc làm cho 1.765 lượt người lao động có việc làm, bình quân đạt 588 lượt người, trong đó có 280 người đi làm việc ngoại tỉnh, 119 lao động xuất khẩu ra nước ngoài, còn lại là lao động trong tỉnh. Những chính
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ