Chương 3: GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ QUẢNG TRỊ - TỈNH QUẢNG TRỊ
3.2.3. Nhóm giải pháp tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất tăng thu nhập
- Các giải pháp đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người ngh o
Thực hiện tốt có hiệu quả Đề án chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, quan tâm hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo dạy nghề cho lao động nghèo, cận nghèo và lao động nông thôn. Ưu tiên cho người nghèo sau khi học nghề được vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
89
Gắn dạy nghề với tạo việc làm cho người nghèo, dạy nghề phù hợp với cơ cấu lao động, cơ cấu ngành nghề của địa phương, ưu tiên dạy các nghề có thể tự tạo việc làm tại chổ, những nghề có nhu cầu cao, có khả năng tìm được việc làm trên thị trường và tham gia xuất khẩu lao động.
Các phường, xã; hội đoàn thể các cấp vận động chủ doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh bảo trợ, nhận người nghèo vào làm việc để có thu nhập ổn định
Đẩy mạnh công tác đa dạng hóa các nguồn vốn để triển khai thực hiện kế hoạch gồm: Ngân sách trung ương hỗ trợ; Ngân sách địa phương; Vốn huy động khác,đặc biệt là huy động nguồn lực trên địa bàn, nguồn lực của chính người nghèo, khai thác những tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn hướng vào mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Vận động các doanh nghiệp, cộng đồng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua phong trào “ Ngày vì người nghèo ” để thực hiện kế hoạch có hiệu quả.
Cho vay từ các nguồn vốn nhất là vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm, đồng thời có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tuyển dụng lao động là con, em các hộ chính sách, hộ nghèo và hộ bị thu hồi đất nông nghiệp vào làm việc nhằm hoàn thành chỉ tiêu giải quyết việc làm cho người lao động
Tổ chức tốt phiên giao dịch việc làm tạo cơ hội cho người lao động tiếp cận thị trường lao động, có cơ hội tìm được việc làm góp phần giảm nghèo bền vững.
Tập trung và quan tâm hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo dạy nghề cho người nghèo, đồng thời tổ chức hướng nghiệp cho học sinh phổ thông để có định hướng học nghề phù hợp với điều kiện kinh tế của từng vùng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng miền.
Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ sản xuất cho hộ nghèo, ưu tiên hộ nghèo có phụ nữ, người tàn tật, hộ chính sách người có công nghèo.
Quy hoạch sản xuất, chuyên canh, với những cây trồng vật nuôi có lợi thế, tạo điều kiện để người nghèo tham gia và tiêu thụ sản phẩm.
Tích cực triển khai các giải pháp tư vấn, xuất khẩu lao động, giới thiệu việc làm để người nghèo có cơ hội đi làm việc tại các khu công nghiệp, các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
Xây dựng và triển khai Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn thị xã Quảng Trị.
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
90 - Chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ ngh o
Huy động và tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội, quỹ của hội nông dân, hội phụ nữ, quỹ xoay vòng tiết kiệm CDF thông qua UBND phường, xã và các Hội đoàn thể đứng ra tín chấp tạo điều kiện cho hộ nghèo, hộ có nhu cầu được vay vốn để đầu tư vào nhu cầu mua sắm vật tư, thiết bị, giống cây trồng, vật nuôi; thanh toán các dịch vụ phục vụ sản xuất, kinh doanh tự tạo việc làm, tăng thu nhập; hoặc để giải quyết một phần nhu cầu thiết yếu về nhà ở, điện thắp sáng, nước sạch và học tập; trang trải các chi phí để đi lao động có hợp đồng ở nước ngoài.
Tiếp tục phát huy có hiệu quả các tổ chức nhận uỷ thác vay vốn và các tổ tiết kiệm vay vốn của các tổ chức đoàn thể. Thực hiện cho vay có điều kiện, hộ nghèo có nhu cầu vay vốn phải có phương án sản xuất kinh doanh và được các tổ chức đoàn thể tín chấp cho vay. Đồng thời có kế hoạch xử lý theo quy định đối với các hộ có nợ đọng kéo dài, không có điều kiện trả nợ.
Đảm bảo nguồn vốn cho vay, rà soát các thủ tục cơ chế cho vay, thu nợ đảm bảo đúng kỳ hạn, quay vòng vốn nhanh và có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ nghèo có điều kiện tiếp cận được các nguồn vốn vay.
Tăng cường công tác quản lý triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án vay vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm và cho học sinh, sinh viên là con hộ nghèo, cận nghèo và hộ có hoàn cảnh khó khăn vay vốn;
Tạo điều kiện cho lao động hộ chính sách, hộ nghèo có đủ điều kiện đi xuất khẩu lao động được vay vốn ưu đãi tại Ngân hàng chính sách xã hội; có chính sách hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng và khám sức khoẻ đối với lao động hộ chính sách, hộ nghèo đi xuất khẩu lao động.
- Hỗ trợ giống cây tr ng vật nuôi phân bón và tập huấn khoa học kỹ thuật hỗ trợ sản xuất hướng dẫn người ngh o làm ăn
Tổ chức hỗ trợ mua các loại cây con giống có năng suất chất lượng cao, phân bón và thức ăn phục vụ chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ kinh phí tiêm phòng dịch bệnh gia súc, gia cầm cho hộ nghèo.
Hỗ trợ kinh phí tổ chức các lớp tập huấn về cách làm ăn, kỹ thuật chăn nuôi trồng trọt và tham quan mô hình trình diễn để hộ nghèo học tập.
Đề nghị các hội đoàn thể phối hợp với trạm khuyến nông, thú y, tổ chức tập huấn hướng dẫn cách làm ăn, phòng trừ dịch bệnh và hướng dẫn sử dụng vốn có hiệu quả, giúp
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
91
đỡ hộ nghèo về cây con giống, phân bón, vận động hội viên đoàn viên làm ăn khá giỏi tham gia giúp đỡ hướng dẫn các hội viên, đoàn viên nghèo, cận nghèo cách làm ăn phấn đấu thoát nghèo, không để hội viên, đoàn viên mình tái nghèo.
Tăng cường bồi dưỡng, tư vấn, nâng cao kỹ thuật canh tác, kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật theo hướng sản xuất hàng hoá cho lao động nông thôn, hộ nghèo làm nông nghiệp có lao động, có tư liệu sản xuất nhưng thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm sản xuất và cách thức tổ chức cuộc sống.
Phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền, vận động hộ nghèo đổi mới cách thức làm ăn và sinh hoạt gia đình, quan hệ xã hội.
Tăng cường đầu tư cho Nông nghiệp, nông thôn, lấy các tiêu chí nông thôn mới làm mục tiêu phấn đấu trong đó đẩy mạnh phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, đến năm 2020 cơ cấu kinh tế trên địa bàn đạt 70% - 20% - 10%, cơ cấu kinh tế thị xã quản lý 60% - 25% - 15%. Nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ;
Đầu tư đồng bộ hạ tầng nông thôn, chú trọng vào giao thông, thuỷ lợi.